Nói đến đặc sản Bình Định, có không ít du khách phải tấm tắc khen và hài lòng. Với sự đa dạng của nền ẩm thực kết hợp với nhiều nguồn tài nguyên phong phú sẵn có của Bình Định, đã cho ra đời rất nhiều món đặc sản có ” 1 0 2 “.
Một trong số đó không thể không nhắc đến Chình mun Châu Trúc. Hãy cùng Hiquynhon khám phá về nguồn gốc món đặc sản chình mun Châu Trúc – đặc sản Bình Định có 1 0 2 mà ít ai biết.
1. Vài nét cơ bản về chình mun Châu Trúc
Nhắc đến đặc sản Bình Định không ai không thể không nhắc đến Chình Mun Châu Trúc, là một loại đặc sản của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Cá chình mun: Không giống với những loại các khác, cá chình mun có thân trơn láng, đen chũi như gỗ mun và không có vảy rất khỏe. Thường sống ở những vùng nước sâu, nước đứng có nhiều bùn như ao đầm, vùng hạ lưu, sông rạch. Đặc biệt có nhiều các vùng cửa sông, cửa biển, đầm phá nước lợ, các hồ nuôi tôm dọc bờ biển miền Trung và ở Bình Định.
ca chinh mun tuoi
Vì cá Chình Mun thuộc họ nhà Lươn, nên thân hình dài gần 1 mét, cân nặng lên đến hàng ký, có con to gần bằng bắp chân người, đặc biệt những con nào có t.uổi thọ càng cao thì càng to và càng nặng ký. Có hai loại cá chình: chình bông và chình mun. Riêng chình mun chỉ sống ở đầm Trà Ổ, còn được gọi là đầm Châu Trúc tại Phù Mỹ. Đây cũng chính là nguồn gốc cái tên chình mun Châu Trúc.
Đầm Trà Ổ – nguồn sưu tầm
Chình mun được đ.ánh giá là loại thủy sản không những có giá trị bổ dưỡng rất cao mà còn có giá trị kinh tế cao và thuộc hàng quý hiếm, đặc biệt chỉ thu hoạch tự nhiên theo mùa cố định. Vào những tháng 10 và 11 là mùa chình, nhưng chình sẽ ít đi và những ngày nắng và không có nước phù sa. Chính vì vậy giá thành cao đối với trong nước.
Đã từng có đ.ánh giá chình mun Châu Trúc có thể được sánh với cá Hương Lạng Sơn và cá chép Tây Hồ ( Trung Quốc ) – những thứ quý hiếm được liệt kê vào danh sách các món ăn quý tộc.
2. Cách thưởng thức chình mun Châu Trúc
Có rất nhiều cách chế biến với chình mun như: chình mun nướng, chình mun hấp, chình mun xào sả ớt nghệ, chình mun nấu mẻ…Có một số người còn dùng chình để ngâm rượu.
Chình mun Châu Trúc – Nguồn: Quy Nhon Discovery
Trong số đó, cầu kì nhất là món chình um chuối món ăn được nấu công phu từ nhiều nguyên liệu như chuối non, lá lốt và nhiều loại khác như bắp chuối, rau răm, dừa trái, sả, ớt,… Um chung các loại gia vị và nguyên liệu trên với nhau sẽ tạo nên chình um cực kì thơm và đậm đà, món ăn phải ăn kèm với bún hoặc mì mới số dách nha.
Chình mun Châu Trúc – nguồn: Sưu tầm
Ngoài ra, chình nấu lá giang cũng món ăn đặc sắc không kém, khá giống như nấu canh như lượng nước sẽ ít hơn và không cần cho nhiều gia vị, thực chất khi nấu nhừ, chình sẽ làm nước đậm đà ngọt từ xương. Những món ít gia vị như thế này, sẽ khiến thực khách cảm nhận hương vị của đặc sản cách chân thực nhất.
Chình mun Châu Trúc – nguồn sưu tầm
Có thể bạn không biết, thịt chình ăn có phần sần sật giống sụn – hương vị không thể tìm ở bất kì loại cá nào, đây cũng chính điểm nhấn khiến chình trở nên đặc biệt và trở thành đặc sản của Bình Định.
Nếu bạn có dịp ghé Bình Định hoặc bạn đang sinh sống ở Bình Định, nhất định không nên bỏ chình mun Châu Trúc nhé. Đặc sản có “1 0 2″ nên không thì rất phí đấy nhé.
Bún rạm Quy Nhơn – Hương vị đặc sản khó quên của Bình Định
Bún rạm Quy Nhơn có hương vị như thế nào? Muốn ăn bún rạm Quy Nhơn thì ăn ở đâu ngon. Hãy cùng khám phá món ăn đặc sản mang đậm chất mộc mạc của người Quy Nhơn – Bình Định này nhé. Và bỏ túi ngay những bí kíp đơn giản để ăn bún rạm ngon ngay nhé!
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn là món ăn “Quốc Hồn Quốc Túy” của người Bình Định, món ăn gây thương nhớ cho biết bao nhiêu người con xa quê và du khách khi ghé thăm mảnh đất miền Trung yên bình này. Vậy bún rạm có gì đặc sắc mà chỉ có Quy Nhơn – Bình Định mới làm ra được món bún độc nhất vô nhị tạo nên tên t.uổi qua hàng chục năm này?
1. Đôi nét về món bún rạm Quy Nhơn
Bún rạm Quy Nhơn có nguồn gốc từ Phù Mỹ, được ra đời rất lâu tại đầm Châu Trúc, một huyện cách xa trung tâm thành phố khoảng 60km. Món ăn này lưu luyến thực khách bởi hương vị rạm tươi thơm lạ miệng. Món bún rạm Quy Nhơn được xem là một trong những nhân tố góp phần tạo nên nét đặc trưng của Quy Nhơn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bạn biết vì sao có tên là bún rạm không? Đơn giản vì món ăn được làm từ những con rạm bé tí đem đi xay nhuyễn. Nhìn những con rạm bé tí có người lại nghĩ nó chẳng có tích sự gì, chế biến cầu kì mà lại ăn không được nhiều. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, rạm nhỏ nhưng thịt rạm rất thơm, rạm thuộc họ với cua, nhưng sống ở đầm nước lợ, đồng ruộng, thân nhỏ mà thịt chắc, khi kết hợp cùng các gia vị và công thức đi kèm thì món ăn này ngon “xuất thần” luôn đó nhé.
2. Hương vị của món bún rạm Quy Nhơn
Linh hồn của một món ăn ngon luôn nằm ở khâu chọn nguyên liệu và cách chế biến, để có được một tô bún rạm Quy Nhơn thơm ngon đậm vị đúng chất Bình Định bạn phải tìm được những con rạm tươi còn “ngọ ngoậy” sau đó đem đi xay nhuyễn, vì rạm tươi mới cho được vị ngon ngọt tự nhiên.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Đối với người dân Bình Định, rạm phải được đ.ánh bắt ở tại đầm Châu Trúc hay còn được gọi là Đầm Trà Ổ nằm giáp với ba xã Mỹ Châu, Mỹ Thắng và Mỹ Lợi. Rạm có giá trị dinh dưỡng cao, được người sành ăn ưa chuộng hơn cua đồng vì nhiều gạch, thịt ngọt và béo, vỏ lại mềm; trông rạm rất giống cua đồng nhưng nhỏ hơn, đôi càng to, mai lồi lõm, xù xì. Chúng có nhiều gạch, thịt ngọt và béo ngậy.
Khác với cua hay ghẹ, thay vì phải bỏ vỏ mới ăn được, vỏ rạm lại giòn mềm nên có thể nhai cả vỏ. Vỏ rạm giòn lại chứa nhiều canxi. Cứ vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch là mùa con rạm cực kỳ mập béo, người ta vớt lên rửa sạch, bóc mai, khéo léo tách hết trứng và gạch, chỉ giữ lại phần thịt đem đi xay nhuyễn, bỏ đi mai và gạch.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Hoặc có một số chỗ khác để tiết kiệm thời gian, sau khi rửa sạch sẽ đem đi xay cho nhuyễn cả con và lọc lấy nước. Người ta sẽ đem nước rạm đi nấu, cho thêm một ít hành phi, dầu ăn và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Những sợi bún mềm dai phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Để có cọng bún ngon, người ta ngâm gạo trong nước một ngày một đêm mới đem xay thành bột sau đó cho vào máy ép bún. Ăn tới đâu thì ép bún tới đó. Bún được ép ra trên nồi nước gạo đun sôi rồi vớt ra để ráo và cho vào tô.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
3. Cách ăn bún rạm đúng chuẩn Phù Mỹ
Tùy theo sở thích mỗi người sẽ chọn được cách thưởng thức khác nhau. Khi ăn, nước rạm để riêng, tô bún để riêng, người ăn sẽ chế nước rạm vào tô từng chút, từng chút, ăn đến đâu chế nước đến đó. Khi thưởng thức, phải có muối hột, vài trái ớt thì mới đúng vị bún rạm và nhất thiết phải có lá ngành ngạnh, xoài xanh, đậu phộng rang nguyên hạt.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Vị ngọt tự nhiên của rạm, của nước gạo, của sợi bún quyện vào nhau tạo nên một hương vị thật đặc biệt khiến cho bất cứ ai đã thưởng thức đều vô cùng chìm đắm và mê mẩn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Ngoài ra còn cách ăn khác, là cách ăn truyền thống như các món đồ nước khác. Không những vậy, có những nơi đã làm đa dạng và biến tấu món bún rạm Quy Nhơn bằng nhiều cách ăn kèm điển hình như bún rạm cá, bún rạm sứa, …
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm tại Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)