Ẩm thực Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa từ rất nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên không vì thế mà nó bị lu mờ, ngược lại văn hóa ẩm thực Hà Thành đã tạo được cho mình một bản sắc rất riêng : Hào hoa mà thanh lịch như chính con người nơi đây. Theo đó, cỗ cưới của người Hà Nội mà đặc biệt là cỗ cưới Hà Nội xưa có rất nhiều điểm khác biệt so với các vùng miền khác.
Bạn đang đọc: Cỗ cưới Hà Nội xưa
Người Hà Nội thường ngày vốn đã cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Vào các dịp lễ tết hay khi nhà có việc, mâm cỗ càng được chú trọng bởi nó không đơn thuần chỉ là chuyện ăn mà cao hơn nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc. Cưới hỏi là việc lớn, việc hệ trọng trong đời, nên dù thời nào, với người Hà Nội việc lo chu toàn cho lễ cưới mà đặc biệt là mâm cỗ là việc luôn được lưu tâm hàng đầu.
Một đám cưới của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20
Vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước, khi xã hội có sự phân cấp giàu nghèo rõ ràng thì cũng là lúc xung quang mâm cỗ cưới của người Hà Nội có nhiều chuyện để nói nhât.
Nhà giàu, mâm cỗ cưới bao giờ cũng phải đủ bốn bát, sáu đĩa. Theo quan niệm của thời bấy giờ, con số 10 tròn trĩnh tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc trọn vẹn cho đôi vợ chồng mới. Sáu đĩa bao gồm: Một đĩa thịt gà úp lật quân cờ vàng rượi, một đĩa thịt lợn quay xếp hình cánh hoa đều tăm tắp, một đĩa giò lụa , một đĩa chả quế, thêmmột đĩa xôi gấc, một đĩa nộm thập cẩm. Bốn góc mâm là bốn bát canh bao gồm: một bát măng hầm, một bát mọc nấu thả, một bát chim bồ câu hầm hạt sen, và một bát mực nấu rối gồm xu hào, cà rốt thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ xào cháy cạnh với nước mắm đường… Đó là chưa kể đến các loại đĩa bát phụ như đĩa rau thơm, chanh, ớt, nước mắm hạt tiêu … Ngoài ra, nhà nào sang còn có thêm đĩa hoa quả tráng miện hay đĩa chè kho.Mỗi mâm đặt 1 chai rượu trắng và 6 chiếc chén nhỏ bằng hạt mít cho khách uống rượu.
Với người Hà Nội xưa, mâm cỗ cưới không đơn thuần chỉ là chuyện ăn mà cao hơn
nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc.
Đó là cỗ cưới nhà giàu, thường xuất hiện ở những phường phố có truyền thống ăn cỗ to như phố Hàng ào, Hàng Bạc trong trung tâm phố cổ hay ở làng Ngũ Xã bên hồ Trúc Bạch. ương nhiên, những đám cưới của các gia đình nghèo thì tùng tiệm hơn, có thể gồm từ 6 đến 8 món. Nhưng nhất thiết không thể thiếu hai món chủ đạo là thịt gà luộc và xôi gấc -hai món biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
Tìm hiểu thêm: Highway4 – Bước chân chinh phục mới
Thịt gà luộc lá chanh và xôi gấc là hai món không thể thiếu trong bất cứ mâm cỗ cưới nào
Như có một quy ước ngầm, cách thức ăn cỗ cưới của người Hà Nội tuân theo quy trình nhất định. Bắt đầu ngồi vào mâm, khách bao giờ cũng đợi chủ nhà có lờ mời rồi mới mời lại nhau. Trong mâm luôn có một người của gia đình hay họ hàng nhà đám ngồi lẫn thay chủ nhà tiếp khách, rót rượu. Sau khi rời mâm cỗ, chủ nhà mời khách ra bàn uống trà, ăn trầu, cắn hạt dưa, hạt bí chung vui cùng gia chủ.
Trải qua thời gian, do sự phát triển của kinh tế cùng lối sống công nghiệp hóa, mâm cỗ cưới của người Hà Nội vì thế mà cũng có nhiều thay đổi. Tuy không còn câu lệ như các cụ ngày xưa song không vì thế mà cỗ cưới ngày nay bớt đi sự cầu kỳ và chăm chút. Dù tự làm hay đặt tiệc, gia đình nhà đám cũng luôn lưu tâm đến chất lượng cỗ cũng như đón tiếp khách mời rất chu đáo.
Theo MonngonHanoi.com
Món xôi chuông
Anh hình dung khi em thưởng thức xôi anh nấu, em sẽ ngậm mà nghe những âm thanh chứa chan mạch nguồn yêu thương
Em ngạc nhiên không khi anh mời em thưởng thức món xôi chuông mỗi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong tuần? Răng anh gọi món xôi đậu xanh này là xôi chuông? Em mới chỉ thấy có xôi vò, xôi khúc, xôi gấc, xôi bắp… thôi mà!
Anh vẫn thường thức sớm (vào mỗi ngày đúng lịch đưa em ra Bệnh viện Trung ương Huế) chuẩn bị mọi thứ, trong đó có việc nấu món xôi đậu xanh em thích. 4 giờ, anh vo nếp, đậu xanh rồi ngâm chừng 30 phút. Những hạt nếp trắng thuần khiết, tinh khôi ban khuya nằm đan xen trên nền xanh của đậu thật hài hòa, dễ thương.
Qua màu sắc này đôi lúc anh tha hồ tưởng tượng. Tưởng tượng ấy là trang cổ tích về tình nghĩa vợ chồng trước sau như nhất, đan quyện, yếm âu trong suốt một đời phu thê trìu ái; là bài thơ ngợi ca những cuộc tình không chia lìa đôi lứa… Anh tưởng tượng như vậy là chỉ muốn chuyển tải bao nguồn yêu thương sâu sắc nhất trong anh dành hết riêng em vào từng hạt nếp, hạt đậu xanh trước khi chúng chín thành xôi.
Rồi một hôm tình cờ, khi tay anh ấn nút nồi cơm điện để nấu xôi cho em thì chuông nhà thờ Phủ Cam ngân lên rộn rã, xuyến xao lòng. Trong khoảnh khắc yên ả đó, tiếng chuông giáo đường chợt gợi cho anh bao nhớ thương về quá khứ đời mình.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn làm gỏi tôm xoài kiểu Thái chuẩn vị chua cay
Trong khoảnh khắc yên ả đó, tiếng chuông giáo đường chợt gợi cho anh bao nhớ thương
Hồi ức t.uổi thơ cùng khổ bán mì, bán kem ở nhà thờ La Vang, Quảng Trị, trong những ngày lễ hội với thanh thoát chuông nguyện diệu kỳ; nhớ kỷ niệm mỗi sáng chủ nhật đi lễ với các chị nữ tu Huế tại một nhà thờ nhỏ trong khuôn viên Viện bài lao Huế lúc anh bị bệnh sau những ngày xuống đường tranh đấu; hay liên tưởng tới một giáo đường nhỏ trong nhà tù Côn Đảo thời trai trẻ nhục nhằn mà hào khí…
Thế là từ những ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu tiếp theo… anh chỉ bấm nồi cơm điện để nấu xôi cho em mỗi khi tiếng chuông nhà thờ Phủ Cam rộn ràng ngân. Anh lại tưởng tượng âm ba tiếng chuông giáo đường trang trọng, mượt mà len sóng ướp hồn vào trong từng hạt nếp trắng, trong mỗi phiến đậu xanh mềm. Âm thanh của bình yên, ung dung, tự tại. Âm thanh nhẹ nhàng, dịu dàng, bao dung. Âm thanh của dũng khí, hào sảng giúp ta vươn ra khỏi cơn đớn đau thân xác, nỗi sầu khổ tâm hồn trên trần thế.
Anh hình dung khi em thưởng thức xôi anh nấu, em sẽ ngậm mà nghe những âm thanh chứa chan mạch nguồn yêu thương, nhân hậu và lòng em không vướng bận muộn phiền, em sẽ vô ngại, vô ưu, vô úy tiếp tục vững tin cùng anh, cùng các con chiến đấu với cơn bệnh hiểm nghèo…
Theo T.uổi trẻ