Khi đời sống còn chưa đủ đầy như bây giờ, cơm trộn mỡ lợn từng là món ngon ‘xa xỉ’ khiến thế hệ 8X-9X ăn bao nhiêu vẫn còn thấy thòm thèm.
Bạn đang đọc: Cơm trộn mỡ lợn: Món ăn béo ngậy mà thế hệ 8X-9X phải ‘vét cạn nồi’ vì quá ngon
Ngày nay, khi chúng ta có nhiều lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe, mỡ lợn không còn là nguyên liệu được ưu tiên trong căn bếp của nhiều hộ gia đình. Nhưng quay ngược thời gian về những năm đầu 2000 trở về trước, âu mỡ trong chạn bếp của bà, của mẹ là thứ quý giá vô cùng, nấu món gì cũng phải dè xẻn tiết kiệm.
Âu mỡ lợn – “gia tài” của các bà, các mẹ ngày xưa. (Ảnh minh họa)
Vậy nên phải hiếm hoi lắm, trẻ con mới được một bữa cơm trộn mỡ lợn. Món này chẳng cần gì nhiều, chỉ có mỗi mấy thìa mỡ đã đông đặc, trắng muốt trộn đều với cơm nóng, chan thêm một ít nước mắm cốt mà sao hương thơm lại nồng nàn, hấp dẫn và quyến rũ đến thế.
Ngày xưa có vài thìa mỡ lợn là bữa cơm đã ngon hơn gấp nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Cơm nóng sốt dẻo, có vị ngọt của tinh bột. Mỡ lợn thơm, béo ngậy, tưởng sẽ ngấy nhưng khi trộn với cơm lại mang đến một vị ngon khó cưỡng, gây nghiện, làm đám trẻ con đưa bát xin cơm liên tục, ăn xong vẫn còn cảm thấy thòm thèm.
Trông đơn sơ giản dị thế thôi nhưng món ăn này lại gây nghiện bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Ngon nhất là khi “may mắn” hớt được một vài miếng tóp mỡ còn sót lại trong âu, ăn vào thấy giòn giòn, bùi bùi, hòa quyện với vị mằn mặn của nước mắm mới thật sung sướng. Nhớ lại những kỷ niệm t.uổi thơ khi ấy, chẳng có cao lương mĩ vị gì mà không hiểu sao lại đưa cơm đến thế.
Cơm trộn mỡ trông bóng bẩy, óng ánh rất hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
Nói đi cũng phải nói lại, mỡ lợn để lâu mà vẫn thơm và trắng được như thế đều nhờ cả vào bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của bà, của mẹ. Việc rán mỡ tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu không biết cách chế biến và bảo quản, mỡ lợn rất dễ có mùi hôi.
Miếng mỡ lợn mua về không vội rán ngay mà cần phải chần qua nước sôi với vài lát gừng trong khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó, tiếp tục cho mỡ lợn vào chảo sạch, đổ thêm nước và rán cho đến khi nước bốc hơi hết, chỉ còn lại lớp mỡ trong vắt, thơm lừng, không có cặn đen từ tóp mỡ bị cháy.
Rán mỡ cho thêm nước sẽ giúp mỡ trong hơn. (Ảnh minh họa)
Lúc này, các bà các mẹ sẽ vớt tóp mỡ để riêng, còn mỡ lỏng thì đổ vào âu sành, âu sứ đã được rắc thêm một ít muối từ trước, nhờ vậy mà thời gian bảo quản sẽ lâu hơn, mỡ thơm và trắng rất đẹp mắt.
Mỡ trong vắt, thơm lừng. (Ảnh minh họa)
Tìm hiểu thêm: Ngon và đông như mỳ gà tần phố cổ
Làm theo cách này, mỡ lợn sẽ bảo quản được lâu hơn. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, mỡ lợn vẫn được tận dụng để cho vào một số món xào hay kho. Tuy nhiên, không còn nhiều người trộn mỡ với cơm để ăn như trước. Trẻ con bây giờ lại càng cảm thấy lạ lẫm với kiểu ăn cơm như thế này.
Dù vậy, với những người thuộc thế hệ 8X-9X thì khó lòng quên được hương vị và cảm giác hạnh phúc của t.uổi thơ khi thưởng thức cơm trộn mỡ lợn chan mắm.
Xào cải thảo ra nhiều nước mất ngon, thêm bước nữa rau không quá ướt lại giòn
Chỉ cần thêm bước đơn giản này món rau cải thảo xào sẽ ngon như ý.
Không chỉ là loại rau quen thuộc, cải thảo còn rất ngon và bổ dưỡng. Thông thường nhiều người sử dụng cải thảo để làm kim chi, ăn lẩu tuy nhiên loại rau này còn đem xào, hay nấu canh cũng rất ngon, đặc biệt là xào. Đặc trưng của cải thảo là mềm và nhiều nước do đó khi xào loại rau này ra nhiều nước không kém. Tuy nhiên việc rau ra nhiều nước cũng ảnh hưởng tới hương vị, chẳng hạn làm rau bị nhũn mềm hơn.
Chính vì vậy, đầu bếp cho rằng, khi xào cải thảo đừng cho ngay vào chảo, cần phải tiến hành thêm một bước nữa thì rau vừa ngon, hơi giòn lại không ra quá nhiều nước chắc chắn ai ăn cũng thích. Vậy đó là bước gì, các bạn hãy cùng tham khảo nhé:
Chuẩn bị:
– Cải thảo
– Muối, mỡ lợn, dầu hào, dầu mè
Cách làm:
Cải thảo mua về tách lá ra đem rửa sạch sau đó thái vừa ăn.
Đun sôi một nồi nước, thêm 1 giọt dầu mè vào cho cải thảo vào, chần trong một phút rồi vớt ra ngay. Cần chần cải thảo để cải thảo ra bớt nước, nhờ thế lúc xào rau không còn ra nước và giòn hơn. Dầu mè sẽ giúp tăng hương vị và giữ màu sắc tự nhiên cho cải thảo.
Cho một thìa mỡ lợn vào chảo, đun nóng. Mỡ lợn giúp món rau xào vừa thơm ngon và bóng hơn. Lúc này bạn có thể cho hành khô hoặc tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Việc cho hành hay tỏi tùy vào khẩu vị của gia đình bạn. Sau đó cho cải thảo vào xào. Lưu ý phải để lửa lớn và đảo đều, nhanh tay giúp cải thảo chín đều, thời gian tiếp xúc với nhiệt ít để cải thảo giòn ngon hơn, không bị ra nước.
Nêm nếm muối, dầu hào vừa miệng rồi đảo đều và tắt bếp. Không nên xào quá lâu khiến cải thảo lại ra nhiều nước và mềm nhũn.
Như vậy, khi xào cải thảo, muốn nó không ra nhiều nước thì trước khi xào, chần cải thảo 1 phút trong nước sôi. Ngoài ra, cần nhớ, khi xào phải dùng lửa lớn, đảo đều tay thì rau mới giòn ngon và giữ được màu sắc đẹp.
>>>>>Xem thêm: Đủ món ăn vặt trước trường mầm non Hoa Sen
Chúc các bạn thành công!