Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác. Củ mài có thể chế biến thành nhiều món ăn có lợi cho cơ thể, bổ sung những dưỡng chất tốt cho làn da.

Chè củ mài

Nguyên liệu:

1 kg củ mà

i50 gam bột đao

Đường kính

Nước hoa bưởi

Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

Chè củ mài

Cách nấu chè củ mài dành cho bạn:

Bước 1: Để có món chè củ mài thơm ngon, khâu chọn củ mài khá quan trọng. Bạn không nên chọn những củ mài quá to, những củ mài vừa, chắc chính là lựa chọn tốt nhất cho món chè. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chọn những củ mài có mùi lạ hoặc mốc, bởi khi ăn chúng rất hại cho sức khỏe.

Bước 2: Sau khi đã chọn xo ng củ mài, bạn rửa sạch, cho củ mài vào nồi luộc chín. Bóc vỏ củ mài, thái mỏng và loại bỏ chỗ sượng. Bước 3: Bột đao bạn cho ra bát và hòa tan với nước.

Cho đường và nước vào nồi (chừng 1,5 lít nước) và đun sôi. Tùy theo sở thích món chè bạn thích ăn có vị ngọt đậm hay ngọt nhạt mà bạn cân chỉnh lượng đường vào nhé.

Bước 4: Cho củ mài vào đun với nước đường chừng vài phút để củ mài thấm vị ngọt. Tiếp đến bạn cho nước bột đao vào, khuấy nhẹ để món chè có độ sánh. Bước 5: Tắt bếp, chờ chè nguội rồi bạn thêm vào chút vani (hoặc nước hoa bưởi) và thưởng thức. Đơn giản với một vài thao tác nhưng món chè của chúng ta thật tuyệt đúng không bạn. Chẳng cần cầu ỳ nguyên liệu hay tốn nhiều thời gian nhưng những món chè dân dã ấy vẫn luôn giữ được 1 nét riêng chẳng dễ lẫn, chẳng hề kém vị ngon.

Để tăng thêm hương vị bùi bùi, bạn rắc thêm chút vừng rang vào nhé.

Củ mài hấp đường phèn hoa mộc

Nguyên liệu:

Củ mài – 200g

Hoa mộc – 30g

Đường phèn – 10g

Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

Củ mài hấp đường phèn hoa mộc

Cách làm:

Củ mài rửa sạch, gọt vỏ để loại bỏ hết chất bẩn. Cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Ngâm vào nước để tránh củ mài bị oxy hóa chuyển màu thâm không được đẹp mắt.

Sau đó, vớt củ mài ra để ráo nước. Xếp chúng lên đĩa. Cho nước vào xửng hấp, xếp đĩa củ mài lên. Hấp khoảng 20 phút là chín.

Cho đường phèn cùng một ít nước vào nồi. Nấu đến khi nước đường chuyển thành siro lỏng thì cho hoa mộc khô vào khuấy đều.

Rưới phần nước này lên củ mài và thưởng thức.

Cháo củ mài

Nguyên liệu:

Củ mài: 150g

Thịt heo: 100g

Gạo tẻ (gạo trắng thông thường): 50g

Hành tímHành lá

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

Cháo củ mài

Cách nấu cháo củ mài:

Rửa sạch củ mài, gọt vỏ và cắt khúc nhỏ vừa ăn. Tiếp đến ngâm rửa với nước muối loãng để giảm bớt vị chát.

Làm sạch thịt heo, đem băm nhuyễn nhỏ.

Vo sạch gạo, đong nước và nấu cháo. Khi cháo sôi thì trút củ mài vào.

Phi thơm hành tím, cho thịt băm vào đảo sơ qua, nêm chút gia vị rồi trút vào hầm cùng cháo.

Hầm cháo khoảng 1 – 2 tiếng là có thể thưởng thức.

Khi dùng hãy cắt thêm hành lá vào cháo.

Bánh đậu đỏ củ mài

Nguyên liệu:

Củ mài: 400 gr

Đậu đỏ: 100 gr

Sữa tươi: 1 bịch

Đường trắng: 50 gr

Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

Bánh đậu đỏ củ mài

Cách làm:

Gọt vỏ củ mài, rửa sạch với nước. Cắt khúc củ mài rồi cho vào tô, đem hấp chín củ mài trong lò khoảng 20 phút.

Ngâm đậu đỏ trước vài giờ để hạt đậu đỏ nở và nấu được nhanh chín hơn. Cho đậu đỏ, 50g đường vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đậy kín nắp vung, đun sôi nồi đậu với lửa nhỏ khoảng 10 phút thì tắt bếp, để yên 10 phút. Lặp lại việc đun sôi rồi để yên thêm 3 lần nữa là được.

Cho tô củ mài hấp chín ra khỏi lò, dùng dụng cụ nghiền chuyên nghiệp (hoặc nĩa, muỗng) để nghiền mịn củ mài ra nhé. Tiếp đó cho thêm đậu đỏ đã nấu chín vào tô củ mài đã nghiền mịn, trộn cho quyện đều rồi nén cho c.hặt t.ay.

Cắt bánh đậu đỏ củ mài thành những khối nhỏ có cạnh vuông đẹp mắt, bày trí ra đĩa và thường thức. Với món bánh đậu đỏ củ mài chắc chắn các bé nhà bạn sẽ thấy thích thú với món ăn vặt lạ miệng và dinh dưỡng này nhé.

Chúc bạn thành công!

Đến chùa Hương thưởng thức chè củ mài

Củ mài là một loại củ có vỏ đen, ruột trắng và có hình dáng tương tự với củ khoai lang nhưng có kích thước to hơn nhiều lần.

Củ mài được sử dụng để nấu chè ăn rất ngon, vị ngọt thanh mát. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo thơm ngon mà không phải món chè nào cũng có được. Món chè này được ăn kèm với xôi vò, vừa cung cấp năng lượng vừa giải nhiệt cho cơ thể, trở thành đặc sản được lòng rất nhiều du khách khi đến thăm chùa Hương.

Củ mài nấu món gì ngon? 3 công thức chế biến củ mài thành món ngon dân dã, quyện vị giác

Củ mài cũng là đặc sản của vùng núi chùa Hương. Ở đây bạn có thể thưởng thức những bát chè củ mài được nấu ngay tại đây.

Củ mài thuộc loại dây leo, mọc ở các vùng đồi núi, dây cứng từng đốt, lá hình trái tim, hoa từng chùm cánh bướm, rể (củ) ăn sâu xuống đất. Dây củ mài tàn rụng về mùa đông, nẩy mầm về mùa xuân. Mùa xuân cũng chính là mùa thu hoạch củ mài.

Củ mài Chùa Hương có hai loại: củ mài tẻ và củ mài nếp. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm, tương đối rắn. Củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo.

Chè được nấu bằng 2 cách là dùng thịt củ tươi hoặc bột khô. Với củ tươi, đem gọt vỏ, thái mỏng, nhỏ rồi ngâm qua nước muối cho sạch nhựa rồi đem đun nhừ, giã nát thành bột, cho đường kính vào đ.ánh đều, đun cho đến khi chè sền sệt và tỏa mùi thơm nhẹ. Nhiều người kĩ tính, nấu chè với mật ong để nâng mùi thơm ngon của chè hơn.

Với bột khô, trong những mùa thu hoạch củ, bà con rây bột rồi phơi khô để dùng dần. Hòa bột với nước, đun sôi liu riu, khuấy đều cho tới khi bột sánh thì thêm đường vào cho tới khi sôi đều, bột ngả sang màu trắng đục. Nếu chưa có dịp đến Hà Tây bạn có thể tự mua nguyên liệu và chế biến :

Cách nấu chè củ mài:

Nguyên liệu

– 1kg củ mài

– 50g bột bắp

– 200g đường

– Hoa bưởi

– Mè trắng

Cách nấu:

Bước 1: Cách chọn củ mài

Điều quan trọng quyết định độ ngon của món chè củ mài chính là khâu chọn lựa nguyên liệu. Để có món chè củ mài ngon, bạn không nên chọn những củ to, có mùi lạ hay mốc. Thay vào đó là chọn những củ có kích thước vừa phải, không vết nứt…

Bước 2: Sơ chế củ mài

Khi mua củ mài về, bạn rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài rồi cho củ mài vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra, bóc sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng, rồi cắt củ mài thành những miếng mỏng.

Bước 3: Nấu nước hoa bưởi

Bạn cho hoa bưởi vào nồi cùng với 2 chén nước lọc. Tiếp theo, bạn đặt vào giữa nồi một cái chén rồi đậy ngược nắp nồi lại và nấu sôi. Khi nước sôi, bạn lấy nước đá cho lên nắp nồi rồi đậy, để khi nước hoa bưởi bốc hơi gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy theo phần trũng của nắp và rơi vào chén đặt trong nồi. Tiếp tục nấu cho nước gần cạn thì tắt bếp. Nước hoa bưởi có vị thơm mát của bưởi dùng thay thế cho vani cho vào chè sẽ rất thơm.

Bước 4: Nấu chè củ mài

Bạn cho đường và nước lọc vào nồi rồi nấu sôi lên. Tùy vào sở thích bạn có thể thay đổi lượng đường để chè ngọt thanh hoặc ngọt đậm. Tiếp đến, khi nước sôi lên, bạn cho củ mài vào nước đường nấu khoảng 10 phút để mài ngấm vị ngọt.

Bước 5: Hoàn thành

Bột bắp bạn cho vào chén và hòa tan cùng với ít nước. Sau 10 phút, bạn cho bột đao vào khuấy đều tay để món chè có độ sánh. Lúc này, bạn cho nước hoa bưởi vào và tắt bếp. Để tăng thêm hương vị cho món chè củ mài, bạn đem mè trắng rang vàng lên và rưới lên trên khi thưởng thức.

Chỉ với những thao tác đơn giản như trên, chúng ta đã hoàn thành món chè củ mài ngon khó cưỡng. Món ăn dân dã được làm từ những nguyên liệu đơn sơ lại không tốn nhiều thời gian nhưng lại có một nét riêng không thể nhầm lẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *