Cua hoàng đế vị ngon như tôm hùm, đặc sản chỉ dành cho vua chúa

Cua hoàng đế phân bố ở vùng biển miền Trung Việt Nam từng là món ăn tiến vua. Trên thế giới, loại hải sản này đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon.

Theo Zing

Hồng – Thức quả gọi Thu về

Khi nói về đặc sản Thu Hà Nội, nhiều người sẽ không quên nhắc đến chả rươi, cốm làng Vòng, ổi Đông Dư, hồng xiêm Xuân Đỉnh… và đặc biệt trong số đó là quả hồng.

Hồng là loại cây sống ở vùng ôn đới, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ quanh năm. Hồng được đ.ánh giá là loại cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không kỳ công chăm sóc, không kén chọn nơi trồng. Không ngại gió sợ mưa, cây hồng cứ lớn lên giữa đất trời như một sự dĩ nhiên của tạo hóa.

Cua hoàng đế vị ngon như tôm hùm, đặc sản chỉ dành cho vua chúa

Hồng – Thức quả gọi Thu về. Ảnh minh họa

Quả của loại cây này vốn được biết đến với nhiều ích lợi đối với sức khỏe, giàu vitamin A, C… Bên cạnh tác dụng lợi tiểu, xoa dịu hệ thần kinh, giúp con người tỉnh táo, tăng cường hiệu quả làm việc, chống lại vi khuẩn có hại, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ sỏi thận, thì quả hồng còn được dùng như một loại mỹ phẩm làm đẹp da.

Hàng năm, khi tiết trời chuyển sang Thu cũng là lúc hồng bắt đầu rộ mùa, khắp phố phường Hà Nội lúc này đâu đâu cũng tràn ngập màu vàng cam của những sọt hồng giòn, hay màu đỏ của những trái hồng trứng chín mọng.

Mùa hồng thường bắt đầu từ tháng 8, tháng 9 và tới khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 Âm lịch hàng năm. Hồng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có hương vị riêng. nhưng có lẽ đối với người Hà thành thì hồng trứng và hồng giòn vẫn là thức quả được ưa chuộng nhất khi tiết trời vào Thu.

Cua hoàng đế vị ngon như tôm hùm, đặc sản chỉ dành cho vua chúa

Hồng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có hương vị riêng. Ảnh minh họa

Hồng trứng hay còn gọi là hồng mềm, có đầu hơi nhọn, khi chín, quả sẽ chuyển từ màu vàng cam tới đỏ tươi, chín kỹ sẽ chuyển sang đỏ đậm, bóp nhẹ thấy mềm tay. Lớp vỏ hồng mỏng dính, phần thịt bên trong tươi rói, vị ngọt vừa sắc lại vừa nhẹ, hương thoảng đặc trưng, lại cả thêm cái sần sật của phần hạt nữa, kích thích vị giác đến vô cùng.

Hồng trứng thơm ngon là vậy nhưng lại có hạn chế là thời gian bảo quản không được lâu. Chỉ cần 1-2 ngày sau khi chín là quả sẽ bị nát. Bởi vậy muốn ăn hồng trứng, cần phải chọn đúng thời điểm, không được sớm quá cũng không được muộn quá, bởi sớm một chút thì chát khô cả miệng, mà muộn một chút thì thân quả đã quá nẫu mềm.

Khác với hồng trứng, hồng giòn (hay còn được gọi là hồng vuông, hồng chén hoặc hồng ngọt) có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả. Quả hồng giòn khi chưa chín sẽ có màu xanh bóng, còn khi quả chuyển dần sang màu vàng và đỏ thì cũng là lúc người trồng có thể thu hoạch.

Hồng giòn khi xanh thường có vị chát đắng nhưng khi chín thì thịt quả lại giòn, thơm, ngọt đậm. Khi cắt ngang quả sẽ thấy có hình hoa thị 8 – 12 cánh đều nhau. Mặt cắt dọc quả không có thớ, thịt quả mịn, hầu như không có đốm đen.

Khác với nhiều loại trái cây khác, quả hồng giòn không có vị ngọt sắc đến phát ngấy khi ăn nhiều mà trái lại, vị ngọt của nó rất thanh, rất dịu. Thêm vào đó, lớp bột mịn bao quanh thịt quả cũng mang lại một vị ngon rất riêng.

Từ lâu, hồng đã trở thành một thức quả không thể thiếu của mùa Thu Hà Nội. Hiện nay, nhiều cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội còn bày bán quanh năm nhiều sản phẩm từ hồng như hồng sấy, hồng treo, hồng dẻo… Tuy nhiên, không ít người Hà thành vẫn kiên nhẫn đợi Thu về để có cơ hội thưởng thức những quả hồng tươi chính vụ thơm ngon.

Theo Doisongphapluat

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *