Món ăn nào cũng ngon, hấp dẫn đảm bảo vị khách khó tính nhất cũng hài lòng.
Bạn đang đọc: Cuối tuần nhà có khách, làm 5 món này chẳng cần phải bày biện nhiều thứ vẫn tuyệt ngon
CƠM GÀ HỘI AN
Nguyên liệu
– Gà mái ta hoặc gà trống: 1 con tầm 1,5kg đổ lại.
– Gạo tám thái (tuỳ nấu nhiều hay ít): 400gr
– Mỡ gà (lọc ở phần con gà nếu gà nhiều mỡ, nếu ít mỡ phải mua thêm khoảng 200gr, không có mỡ gà thì có thể thay mỡ lợn hoặc dầu ăn)
– 1 nhánh gừng – 4 củ hành tím – 2 củ tỏi – 1 củ hành tây – rau răm: 1 mớ – rau mùi ta: một mớ
– Hành lá: vài cây – chanh quả: 3 quả – Nghệ củ: 1 củ
– Các loại gia vị khác cần chuẩn bị: xì dầu, hành lá, muối, đường trắng, nước mắm, tương ớt, ớt quả…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế:
– Nghệ tươi xay nhỏ cùng 50ml nước trắng, lọc lấy phần nước nghệ và bã nghệ để riêng.
– Gà rửa sạch, xát bã nghệ và chút muối lên khắp mình gà. Phần lòng mề gà thái nhỏ, ướp với chút nước mắm, hạt tiêu, hành băm nhỏ để riêng.
Bước 2: Luộc gà
– Đun nồi nước cho 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng đ.ập dập, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê muối tinh, đun sôi tầm 60-70 độ đừng để sôi quá. Cách luộc này giúp da gà làm quen dần với nước nóng và không bị nóng quá đột ngột làm nứt da gà. Cầm cổ gà nhúng vào nồi nước luộc lật qua lật lại, đến khi da gà căng bóng đều toàn bộ con gà thì lúc này mới bật lửa to đun sôi, khi nước vừa sôi đổ ngay một bát nước lạnh vào nồi luộc gà và đun sôi trong 15 phút rồi tắt bếp, lửa to vừa tránh làm nứt gà, đậy vung ngâm gà trong nồi khoảng 30 rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước đá lạnh có pha chút muối hoặc cầm phần cổ gà nhấc lên, dùng nước lạnh dội vài lần từ trên xuống.
– Đợi gà nguội hẳn mới vớt ra để ráo nước và lọc lấy phần thịt. Nếu không có nghệ tươi dùng bột nghệ để xát lên da gà nhưng dùng nghệ tươi là thơm ngon nhất.
– Hành tỏi, băm nhỏ để riêng từng phần.
Bước 3: Cách nấu cơm gà
– Vo gạo thật sạch, để thật ráo nước. Bắc chảo lên bếp cho ba thìa canh mỡ gà vào, nếu không có mỡ gà thì thêm dầu ăn hoặc mỡ lợn.
– Dầu nóng cho vào 2 thìa cà phê tỏi băm và 2 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trút hết chỗ gạo đã vo sạch để ráo vào, thêm 2 thìa canh nước nghệ tươi đã lọc bã, xào đến khi hạt gạo khô, màu trắng đục, rời nhau thì đổ vào nồi cơm điện. Thêm vào một thìa cà phê bột canh, đổ nước luộc gà vào nấu như nấu cơm bình thường, không cần đổ quá nhiều nước như mọi khi nấu cơm vì gạo đã rang cùng mỡ gà sẽ không nở nhiều.
Bước 4: Làm gỏi
– Đu đủ, cà rốt bào sợi trộn với chút muối và nước đun sôi để nguội ngâm khoảng 10-15 phút, vớt ra vắt sạch nước, cân lên được khoảng 200gr trộn với 2 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ, trộn đều và bọc lại cất ngăn mát tủ lạnh.
– Hành tây thái nhỏ ngâm vào bát nước đá lạnh, vớt ra trộn với chút dấm và đường, bọc màng bọc thực phẩm cất ngăn mát tủ lạnh cho hành được tươi và giòn.
– Rau răm thái rối, hành lá,rau mùi thái nhỏ.
– Gà nguội xé nhỏ, để riêng.
– Cách trộn gà rau răm: cho một ít gà xé nhỏ cùng hành tây vào bát trộn, thêm rau răm thái rối và 3 thìa canh nước trộn theo cách pha phía dưới, nếu nhạt thì cho thêm theo khẩu vị.
Bước 5: Pha nước chấm
– Cách pha nước chấm và cũng là nước trộn gỏi gà rau răm: 3 thìa canh nước cốt chanh 2 thìa canh đường 3 thìa canh nước mắm 1 thìa cà phê tỏi băm 1 thìa cà phê gừng băm 1 thìa cà phê ớt. Khuấy đều các nguyên liệu (phần hỗn hợp nước chấm này dùng để trộn gỏi gà, nếu dùng không hết thì để làm nước chấm chứ không cho hết vào trộn gỏi gà một lúc sẽ bị mặn).
– Phi thơm chút hành tỏi, cho lòng gà vào xào săn, chín, cho vào một bát con nước luộc gà, nêm nếm cho vừa miệng, đậm đà hơn một chút dùng làm nước rưới lên cơm.
Bước 6: Nấu canh, mỡ hành
– Đun sôi lại nước luộc gà, thêm vào chút hành lá và rau mùi làm nước canh.
– Đun sôi chút mỡ gà, mỡ lợn hoặc dầu ăn,thái chút đầu hành đảo đều bắc ra làm mỡ hành (cái này mình làm thêm vì con mình thích ăn).
Trình bày cơm gà ra đĩa:
– Cơm chín múc cơm ra bát con, dùng muôi múc cơm nén chặt cơm xuống rồi úp ngược xuống đĩa. Xếp một ít thịt gà xé nhỏ, chút gỏi gà rau răm, chút hành tây, đu đủ cà rốt, nước sốt lòng mề gà, và bát canh, thêm chút ớt rim, chút mỡ hành lên trên cơm là xong.
– Lưu ý: phần đu đủ và cà rốt bào sợi, tương ớt rim, hành tây, hành củ, tỏi, gừng… các loại rau thơm có thể sơ chế, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín cất ngăn mát hoặc chế biến từ tối hôm trước để hôm sau rút ngắn được thời gian.
Cách làm ớt rim: ớt quả 200gr luộc sơ đem xay nhỏ, 30gr tỏi xay nhỏ, 30gr đường vàng. Cho 5 thìa canh dầu ăn vào chảo,phi tỏi cho hơi vàng và thơm thì đổ phần ớt xay vào đảo đều, thêm vào 30gr đường vàng hoặc trắng, 25gr nước mắm, 2 thìa canh nước trắng, đảo đều đến khi ớt hơi keo lại là được, lưu ý để lửa nhỏ tránh ớt bị cháy vì có đường.
CƠM GÀ CÀ RI
Nguyên liệu:
– 5-7 cái đùi gà
– 1 củ hành tím; 3 tép tỏi
– 1 phần trắng hành lá; 1 phần gốc ngò
– 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1/3 muỗng cà phê bột nghệ
– 1/3 muỗng cà phê bột curry
– Gia vị: 1 muỗng canh dầu hào 1 muỗng cà phê đường 1 muỗng canh xì dầu 1/2 muỗng cà phê bột nêm.- 2 chén gạo ngon
Cách làm:
Hành, tỏi, ngò, tiêu và hành lá vào cối giã nhuyễn.
Gà rửa sạch cho vào âu cùng với gia vị, bột nghệ, bột curry và nguyên liệu giã nhuyễn, trộn đều ướp 30 phút.
Bắc chảo không dính lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu, chờ dầu hơi nóng cho các đùi gà vào chiên lửa thấp. Khi thấy đùi gà có màu vàng sém cạnh là tắt bếp.
Gạo vo sạch, đổ nước cùng nước gia vị nồi thịt, cắm điện nấu bình thường (giống như chúng ta nấu cơm hàng ngày).
Khi nồi cơm sôi thì xếp các đùi gà vào. Tiếp tục bật điện nấu cho đến khi cơm chín. Cơm và thịt gà cho ra tô/dĩa, cho thêm cà chua, dưa leo thái lát cùng với hành phi. Món cơm gà này ăn rất ngon và tiện cho các bạn không có thời gian bày biện.
BÚN ĐẬU MẮM TÔM
Nguyên liệu:
– Đậu phụ: 10 bìa
– Thịt ba chỉ: 300g
– Đế sun: 300g (Có thể thay bằng tràng luộc)
– Mắm tôm, đường, dấm, rượu trắng, chanh, ớt
– Bún lá: 1kg
– Rau thơm: kinh giới, tía tô, húng láng, rau mùi, dưa chuột chẻ.
Cách làm:
– Đậu cắt miếng mỏng vừa phải rán giòn, vàng đều hai mặt rồi xếp ra đĩa. Hoặc để nguyên cái rán vàng rồi mới cắt nếu thích ăn mềm hơn.
– Thịt ba chỉ chọn miếng không nạc không mỡ quá, các khối mỡ và nạc dính vào nhau, thái miếng dài khổ ngang chừng 3cm. Cho thịt và sụn vào nồi đổ ngập nước, đun sôi hớt váng bọt, cho vào chút gia vị và dấm. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút cho thịt chín, vớt ra thả vào bát nước lọc cho khỏi thâm. Sụn đun thêm khoảng 5 phút. Vớt thịt và sụn ra để ráo, thái miếng mỏng bày ra đĩa.
– Lấy mắm tôm ra bát, nêm đường vào khuấy tan cho mắm bớt mặn. Tiếp đến cho dấm và chút rượu vào đ.ánh cho sủi bọt, vắt thêm chanh cho thơm. Trộn thêm chút dầu ăn vừa rán đậu, thả vào mấy lát ớt để có bát mắm tôm ngon.
– Bún lá cắt miếng nhỏ vừa ăn. Rau thơm ăn kèm rửa sạch ngâm nước muối pha loãng vảy sạch nước. Lúc này bạn đã hoàn thành xong các khâu chuẩn bị về nguyên liệu, dọn ra đĩa hoặc mẹt để cùng cả nhà thưởng thức thôi nào.
BÚN CHẢ
Nguyên liệu:
– 500gr thịt heo xay (có chút mỡ)
– 1 muỗng canh dầu hào
– 1 muỗng cành nước mắm
– 1/2 muỗng cà phê bột nêm
– 1 muỗng cà phê mật ong – 1/3 muỗng cà phê tiêu – 2 tép tỏi băm nhuyễn; 1 củ hành tím băm nhuyễn – 1 trái ớt sừng băm nhỏ
– 15 lá bạc hà thái nhỏ
Cách làm:
Thịt băm cùng với các gia vị nguyên liệu phía trên cho hết vào âu, mang bao tay trộn đều.
Để thịt vào ngăm mát tủ lạnh ít nhất 1 tiếng hay qua đêm càng tốt.
Thoa chút dầu lên tay, vo từng viên thịt nhỏ, đè hơi dẹp, xếp lên khay có lót giấy bạc.
Lò nướng làm nóng trước 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho khay thịt vào nướng mỗi bên 12-15 phút (có thể lâu hơn).
Chú ý miếng thịt vàng thơm hai mặt thì tắt lò lấy khay thịt ra. Nếu có bếp than hoa thì nướng sẽ thơm ngon hơn.
Bún xà lách và rau thơm cho ra tô, xếp thịt nướng lên. Khi ăn chan nước mắm chua ngọt.
PHỞ CUỐN THẬP CẨM
Nguyên liệu:
– Bánh phở: 500 g
– Giò lụa: 150 g
– Thịt nạc: 150 g; đậu phụ: 1-2 bìa; trứng vịt: 2 quả
– Bún: 300 g; cà rốt: 1 củ; dưa chuột: 1 quả; rau mùi, canh giới… Tỏi, chanh, ớt
– Gia vị: Bột canh, đường, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
– Đậu phụ cắt chỉ rồi rán vàng, giò lụa cắt chỉ.
– Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi.
– Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đ.ập vào bát đ.ánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm.
– Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.
– Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm 2 thìa canh đường trắng 1 thìa mì chính 1 quả ớt chin cắt nhỏ 1 ít nước cốt chanh tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn
– Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt nạc lên đĩa.
– Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
– Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
6 món cuốn thanh mát “hạ gục” bạn trong nháy mắt, thích hợp đổi vị cho mùa hè nóng nực
Những món ăn ngon miệng, thanh mát này vô cùng thích hợp để thưởng thức trong những ngày cuối tuần oi nóng như thế này!
Những món ăn ngon miệng, thanh mát này vô cùng thích hợp để thưởng thức trong những ngày cuối tuần oi nóng như thế này!
1. BÁNH CUỐN TRÁNG CHẢO
Nguyên liệu:
– 150gr bột gạo
– 100gr tinh bột bắp
– 400ml nước
– 1 muỗng canh dầu ăn
– 1/3 muỗng cà phê muối
– Phần nhân: 200gr thịt heo xay; 3 nấm mèo thái nhỏ; 1/2 củ hành tây thái nhỏ; 1 củ hành tím thái nhỏ; 2 tép tỏi băm; 1/3 muỗng cà phê tiêu 1 muỗng cà phê đường 1 muỗng cà phê nước mắm 1 muỗng canh dầu hào.
– Rau sống ăn kèm bánh cuốn: Giá chần, rau thơm, dưa leo thái nhỏ.
– Nem chua và chả quế thái lát ăn kèm.
– Phần nước mắm chấm: 3 muỗng canh nước, 1 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, ớt băm
Cách làm
Bước 1: Xào nhân bánh cuốn
– Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu. Chờ dầu nóng thì cho hành tím tỏi vào xào thơm.
– Sau đó cho thịt vào xào tơi 5 phút. Cuối cùng cho hành tây nấm mèo và các gia vị còn lại vào xào săn.
– Nêm nếm lại cho vừa ăn (hơi nhạt 1 chút) là được. Tắt bếp cho 2 muỗng hành phi vào đảo đều, để nguội.
Bước 2: Hòa bột
– Cho tất cả 2 loại bột cùng nước vào 1 cái âu hòa tan, để 4 tiếng cho bột lắng xuống.
– Làm dấu mức nước cố định, sau đó chắt bỏ phần nước, thay lại nước lạnh khác đúng vị trí đã làm dấu. (Cách này giúp bánh bạn trong dẻo ngon hơn). Bây giờ cho dầu và muối vào hòa tan.
Bước 3: Tráng bánh cuốn
– Bắc chảo không dính lên bếp, thoa 1 chút dầu, sau đó lấy giấy thấm khô.
– Chảo hơi nóng thì bạn múc ít bột đổ vào tráng mỏng.
– Đậy nắp cho bánh chín ( 45 giây – 1 phút). Khi thấy bánh trong là bánh chín.
– Úp bánh ra dĩa. Cứ thế bạn lại thoa chút dầu lâu khô rồi đổ bánh.
Bước 4: Cho nhân vào bánh
– Cho nhân vào giữa, cuộn tròn hoặc gập lại tùy theo sở thích rồi xếp bánh ra đĩa.
Bước 5: Pha nước chấm
– Cho nước mắm ra bát, thêm đường vào, khuấy đều cho đường tan rồi thêm 3 muỗng canh nước, khuấy tiếp cho nước mắm hòa đều cùng nước.
– Thêm nước cốt chanh, khuấy tiếp. Cuối cùng cho ớt băm nhỏ vào là được.
Bước 6: Thưởng thức
– Cho ít giá chần, xà lách ra đĩa, xếp bánh cuốn thịt một bên cùng với chả quế thái lát. Đừng quên rắc ít hành phi và thưởng thức ngay thôi nhé.
Lưu ý khi làm bánh cuốn:
– Vì làm bánh cuốn tại nhà là tráng bằng chảo nên chị em lưu ý, không để chảo quá nóng mới tráng bột. Khi chảo quá nóng, bột sẽ bị chín nhanh, bánh khô, dễ bị rỗ và cháy, khi cuốn sẽ khó và về mặt thẩm mỹ bánh cũng không đẹp mắt.
– Ngược lại, chị em cũng không để chảo quá nguội mới tráng bột vì khi để chảo quá nguội, bột sẽ không chín.
– Không nên phết nhiều dầu vào chảo.
– Khi bánh chín, cần cho bánh ra khỏi chảo luôn, không để lâu trên chảo.
2. BÁNH GIẦY GIÒ
Nguyên liệu:
– 200g bột gạo nếp (cho 6-8 cặp)
– 20g bột gạo tẻ
– 200g sữa tươi không đường
– 1 chút xíu muối
– 200g giò lụa, hoặc chả
– Lá chuối tươi
Cách làm:
Lá chuối rửa sạch cắt thành miếng vuông 88 cm rồi phết chút dầu chống dính lên lá.
Giò, chả cắt thành những lát mỏng. Cho bột nếp và bột tẻ, muối vào tô rồi trộn đều. Đổ sữa vào hỗn hợp bột rồi trộn thành khối mịn, khi bột không dính tay là được.
Chia bột thành 12 hoặc 16 phần bằng nhau, vo tròn và sau đó ấn cho viên bột dẹt ra và đặt bột lên lá chuối.
Bật bếp nồi hấp cho nước trong nồi sôi rồi xếp bánh vào và hấp khoảng 8 phút là bánh đã chín.
Sau khi bánh đã chín, lấy bánh ra để nguội bớt rồi kẹp giò, chả vào là chúng ta đã hoàn thành rồi. Món bánh giầy giò thích hợp để ăn vào bữa sáng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm chả trứng hấp cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
3. BÁNH HỎI THỊT HEO QUAY
Nguyên liệu:
– Bánh hỏi khô
– Thịt ba chỉ; hành tây; muối; đường; tỏi; ngũ vị hương
Cách làm:
Bánh hỏi khô đem chần qua nước sô i(không quá 1 phút 15 giây), vớt ra nhúng nước mát rồi để ráo.
Thịt ba chỉ nếu miếng to thì khứa thành từng miếng nhỏ (không cắt rời, chỉ cắt 2/3 miếng thịt), ướp phần thịt với hỗn hợp muối, đường, hành tây, tỏi, ngũ vị hương. Thịt nên ướp từ sớm (để qua đêm sẽ ngấm và ngon hơn. Khi ướp gia vị đặt phần bì (da) lên phía trên cho khô.
Khi nướng phủ kín 1 lớp muối lên phần bì. Đổ vào khay nướng chừng 1 bát con nước (nước ngậm 1 ít dưới mặt thịt), phần bì hướng lên trên (bì luôn luôn để khô). Để nhiệt lò 180 độ C nướng khoảng 40 phút.
Thường xuyên kiểm tra, nếu chỗ bì nào đã nổ giòn thì dùng giấy bạc bọc lại và tiếp tục nướng cho phần bì còn lại nổ đều.
Chặt miếng thịt quay vừa ăn rồi dùng bánh hỏi cuộn lại. Có thể phi thêm chút hành lá (cho thìa dầu lên chảo đun nóng rồi cho hành lá đã thái nhỏ vào đảo qua) rắc lên trên bánh hỏi. Bánh hỏi heo quay ăn kèm rau sống, dưa chuột và chấm nướng mắm chua ngọt cũng rất ngon.
4. BÚN ĐẬU MẮM TÔM
Nguyên liệu:
– Đậu phụ: 10 bìa
– Thịt ba chỉ: 300g
– Đế sun: 300g (Có thể thay bằng tràng luộc)
– Mắm tôm, đường, dấm, rượu trắng, chanh, ớt
– Bún lá: 1kg
– Rau thơm: kinh giới, tía tô, húng láng, rau mùi, dưa chuột chẻ.
Cách làm:
– Đậu cắt miếng mỏng vừa phải rán giòn, vàng đều hai mặt rồi xếp ra đĩa. Hoặc để nguyên cái rán vàng rồi mới cắt nếu thích ăn mềm hơn.
– Thịt ba chỉ chọn miếng không nạc không mỡ quá, các khối mỡ và nạc dính vào nhau, thái miếng dài khổ ngang chừng 3cm. Cho thịt và sụn vào nồi đổ ngập nước, đun sôi hớt váng bọt, cho vào chút gia vị và dấm. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút cho thịt chín, vớt ra thả vào bát nước lọc cho khỏi thâm. Sụn đun thêm khoảng 5 phút. Vớt thịt và sụn ra để ráo, thái miếng mỏng bày ra đĩa.
– Lấy mắm tôm ra bát, nêm đường vào khuấy tan cho mắm bớt mặn. Tiếp đến cho dấm và chút rượu vào đ.ánh cho sủi bọt, vắt thêm chanh cho thơm. Trộn thêm chút dầu ăn vừa rán đậu, thả vào mấy lát ớt để có bát mắm tôm ngon.
– Bún lá cắt miếng nhỏ vừa ăn. Rau thơm ăn kèm rửa sạch ngâm nước muối pha loãng vảy sạch nước. Lúc này bạn đã hoàn thành xong các khâu chuẩn bị về nguyên liệu, dọn ra đĩa hoặc mẹt để cùng cả nhà thưởng thức thôi nào.
5. PHỞ CUỐN THẬP CẨM
Nguyên liệu:
– Bánh phở: 500 g
– Giò lụa: 150 g
– Thịt nạc: 150 g; đậu phụ: 1-2 bìa; trứng vịt: 2 quả
– Bún: 300 g; cà rốt: 1 củ; dưa chuột: 1 quả; rau mùi, canh giới… Tỏi, chanh, ớt
– Gia vị: Bột canh, đường, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
– Đậu phụ cắt chỉ rồi rán vàng, giò lụa cắt chỉ.
– Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi.
– Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đ.ập vào bát đ.ánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm.
– Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.
– Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm 2 thìa canh đường trắng 1 thìa mì chính 1 quả ớt chin cắt nhỏ 1 ít nước cốt chanh tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn
– Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt nạc lên đĩa.
– Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
– Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
6. BÚN CHẢ
Nguyên liệu:
– 500gr thịt heo xay (có chút mỡ)
– 1 muỗng canh dầu hào
– 1 muỗng cành nước mắm
– 1/2 muỗng cà phê bột nêm
– 1 muỗng cà phê mật ong – 1/3 muỗng cà phê tiêu – 2 tép tỏi băm nhuyễn; 1 củ hành tím băm nhuyễn – 1 trái ớt sừng băm nhỏ
– 15 lá bạc hà thái nhỏ
Cách làm:
Thịt băm cùng với các gia vị nguyên liệu phía trên cho hết vào âu, mang bao tay trộn đều.
Để thịt vào ngăm mát tủ lạnh ít nhất 1 tiếng hay qua đêm càng tốt.
Thoa chút dầu lên tay, vo từng viên thịt nhỏ, đè hơi dẹp, xếp lên khay có lót giấy bạc.
Lò nướng làm nóng trước 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho khay thịt vào nướng mỗi bên 12-15 phút (có thể lâu hơn).
Chú ý miếng thịt vàng thơm hai mặt thì tắt lò lấy khay thịt ra. Nếu có bếp than hoa thì nướng sẽ thơm ngon hơn.
Bún xà lách và rau thơm cho ra tô, xếp thịt nướng lên. Khi ăn chan nước mắm chua ngọt.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến] – Trứng cút xốt me
Món cơm nào cũng ngon, dễ ăn, chắc chắn khách tới chơi nhà hoặc các thành viên trong gia đình đều thích.