Ở vùng Tiên Yên, có một loại bánh với tên gọi thú vị – bánh gật gù. Bánh có hình thức khá giống bánh phở, bánh cuốn nhưng cách làm đặc biệt hơn và không có nhân bên trong.
Đặc sản bánh gật gù độc đáo của Quảng Ninh
Tiên Yên lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời của tỉnh Quảng Ninh. Du khách đến Tiên Yên có cơ hội ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khám phá những ngôi nhà cổ kính của đồng bào Dao, Tày, Sán Dìu.
Bánh gật gù. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Bên cạnh đó ẩm thực nơi đây còn khiến du khách thích thú. Ngoài những món ăn đặc sản nổi tiếng như khâu nhục, gà đồi… và còn một đặc sản không thể không nhắc đến, là bánh gật gù.
Nước chấm thịt bằm hành phi mỡ gà. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Sở dĩ bánh có tên ngộ nghĩnh như vậy là vì luôn lắc lư qua lại khi thực khách cầm thưởng thức. Với bề ngoài đơn giản, nhiều người sẽ tưởng lầm rằng cách làm cũng đơn giản. Nhưng bí quyết làm bánh được truyền từ đời này sang đời khác.
Bạn có thể ăn kèm bánh gật gù với chả lụa và nước chấm thịt băm.
Để làm được bánh gật gù cần chọn giống gạo tẻ, giống gạo quý của Hải Dương và gạo Bao thai của Tiên Yên, sau đó ngâm gạo từ hôm trước đến hôm sau mới làm. Khi xay gạo, người ta thường cho thêm cơm nguội vào xay cùng để bánh bóng, dẻo, phồng xốp.
Ảnh minh họa: nongsanlangson.
Nhà làm bánh gật gù nổi tiếng ở Tiên Yên. Ảnh: VnExpress.
Trong quá trình làm bánh gật gù thì công đoạn tráng bánh cũng rất kỳ công. Người làm bánh phải đong đủ lượng bột để không bị đặc quánh hay quá loãng. Đổ một lớp bột bánh dày vừa đủ lên khuôn, không đổ mỏng như bánh cuốn cũng không quá dày như bánh đa.
Bột làm bánh. Ảnh: VnExpress.
Sau đó tráng bột đều thành hình tròn, đậy nắp chờ bánh chín. Ngày nay người ta sử dụng nồi hơi điện để tráng bánh thay vì bếp củi như trước đây. Nồi điện khiến quá trình làm bánh nhanh hơn, sạch sẽ và ít tốn công sức hơn. Mọi công đoạn làm bánh đều đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, nhanh nhẹn và quen tay.
Đổ bột khéo léo sao cho bánh không quá dày hay quá mỏng. Ảnh: VnExpress.
Khi bánh chín nở lên, người làm bánh dùng que nứa khéo léo xiên từ dưới miếng bánh đưa lên rồi tiếp tục tráng mẻ mới. Khi chưa cuộn, bánh gật gù cũng giống bánh cuốn, bánh phở nhưng không có nhân. Sau khi cuộn tròn đều, bánh được đặt lên lớp lá chuối để không bị dính vào nhau.
Cuốn bánh gật gù. Ảnh: VnExpress.
Bánh gật gù ngon còn phụ thuộc vào nước chấm. Nước chấm ăn cùng bánh khá đa dạng, tùy theo khẩu vị các vùng nhưng chủ yếu vẫn là thịt băm, nước mắm, hành khô chung với mỡ gà. Mỡ gà để sôi, cho hành vào phi thơm rồi cho thêm thịt băm và nước mắm ngon.
Nước chấm với công thức riêng biệt. Ảnh: VnExpress.
Bánh gật gù xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng hương vị ở Tiên Yên, Quảng Ninh vẫn khiến thực khách ấn tượng nhất. Bánh có độ dẻo, mùi thơm, đặc biệt là nước chấm khiến tinh túy món ăn được tỏa sáng.
Món ăn bình dị nổi tiếng gần xa.
Nằm trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, bánh gật gù Quảng Ninh xứng đáng trở thành món đặc sản không thể bỏ qua khi đến vùng đất mỏ. Hãy theo dõi blog iVIVU cập nhật nhiều bài viết hữu ích!
5 đặc sản cực ngon chỉ có ở Quảng Ninh
Nếu có dịp du lịch Quảng Ninh, bạn nhất định phải nếm thử những món đặc sản độc đáo này. Món bánh gật gù được xếp vào một trong những món ẩm thực vỉa hè rất được ưa chuộng tại Quảng Ninh, có giá thành bình dân và hương vị phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Bánh gật gù
Bánh có họ hàng với bánh phở, bị dai dẻo của bột gạo rất đặc trưng. Tại một số quán ăn, món bánh này cũng có thể được chấm với khâu nhục, là món thịt ba chỉ hầm, ăn cùng chả mực Hạ Long, mang lại hương vị mới lạ cho người thưởng thức.
Hương vị bánh gật gù được yêu thích bởi sự hòa trộn tuyệt vời của bột gạo dẻo ngọt với nước mắm chua cay đậm đà. Vì bánh từ gạo nên bạn có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày, ăn no chứ không phải chỉ để ăn vặt. Bánh có mức giá bình dân, phù hợp với túi t.iền của hầu hết du khách và cả người dân.
Sam biển
Sam là một món quà quý giá của biển cả, đồng thời sam biển là đặc sản Hạ Long vô cùng nổi tiếng, được cả người dân địa phương và du khách yêu thích. Với hương vị thơm ngon và thành phần dinh dưỡng cao, Sam trở thành món ăn bạn không thể bỏ lỡ khi có cơ hội đến đây. Sam biển phổ biến ở các vùng biển và vùng vịnh tại Quảng Ninh, đặc biệt nhiều nhất ở Quảng Yên. Sam có thể được chế biến thành những món như sam trứng nướng, chân sam xào chua ngọt, lẩu sam,…
Sam biển và so biển có hình thù khá giống nhau. Theo các chuyên gia Y tế cho biết, con so biển có rất nhiều độc tố. Chất độc trong trứng của so biển sẽ khiến cho cơ thể bị tê liệt, ngừng tuần hoàn, suy hô hấp và dẫn tới t.ử v.ong.
Cháo hà
Thuộc loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, hà là loại hải sản phổ biến, có nhiều ở vùng biển Quảng Ninh. Hà thường sống ở những vùng nước biển trong, luồng thủy triều lên xuống mạnh, chủ yếu ăn sinh vật nhỏ, phù du sống trong nước. Bề ngoài, hà có hình dạng xù xì, có 2 mảnh vỏ cứng bao bọc. Để tách ruột hà ra khỏi lớp vỏ cứng, người đi biển cần khéo tay và có dụng cụ riêng hình dạng chiếc búa nhỏ, nhọn đầu để tách hà.
Cháo hà phải được ăn lúc nóng. Bát cháo nghi ngút hơi tỏa hương thơm của thịt hà, hạt tiêu bắc. Thịt ngán mềm, giòn sần sật, ngọt. Hương vị của món ăn này không hề giống với bất cứ món cháo nào mà bạn từng thưởng thức. Xúc một thìa cháo bạn sẽ từ từ cảm nhận được cái hương thơm của gạo nếp, cùng thịt hà ngọt lừ. Kèm với đó là hương thơm dịu nhẹ của mùi tàu cùng hành lá.
Bánh cuốn chả mực
Giữa hương vị quen thuộc của bánh cuốn, người Quảng Ninh mang lại cho thực khách một món ăn kết hợp độc đáo với hải sản. Bên trong nhân bánh cuốn không chỉ có thịt và mộc nhĩ nữa mà còn có kèm thêm chút tôm nõn tạo độ ngậy và vị thơm rất đặc trưng. Bánh sẽ ăn kèm với chả mực, tạo ra hương vị khó quên, dần dần trở thành món ăn đặc sản Hạ Long.
Chả mực ăn kèm bánh cuốn sẽ được chiên lên, miếng mực ngon nhất khi có màu vàng tươi, tỏa mùi thơm đặc trưng của mực. Người ăn sẽ cảm nhận được độ giòn, vị ngọt nhất định cùng mùi thơm của món chả mực đặc sản Hạ Long này. Cũng chính vì vậy khi ăn kèm với bánh cuốn mới tạo nên một hương vị độc đáo và đáng nhớ.
Bún bề bề
Người Hạ Long có công thức chế biến bí truyền để tạo nên những hương vị đặc biệt cho món bún bề bề. Thông thường món này được ăn vào bữa sáng, vừa ngon miệng vừa đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bún bề bề ngon phải có chút vị ngọt của tôm và vị thanh của nước dùng, vị tươi mát của các loại rau sống và mùi hành lá thoang thoảng hấp dẫn. Món ăn này được bày bán rất nhiều tại các con đường ở Hạ Long, là món ăn bình dân rất được lòng người dân địa phương và khách du lịch.