Nằm trong một con hẻm nhỏ nhưng quán bún ốc Thanh Hải luôn tấp nập người tới thưởng thức.
Bạn đang đọc: Đặc sản bún ốc Kỳ Đồng
Hiên nay ngoài món bún ốc quán còn có bán các loại ốc khác như ốc nhồi thịt hấp gừng, ốc hầm thuốc bắc, ốc nấu chuối xanh.
Nằm trong một con hẻm nhỏ nhưng quán bún ốc Thanh Hải luôn tấp nập người tới thưởng thức. Bún ốc ở đây được nấu theo kiểu đặc trưng của miền bắc, không có tàu hủ, huyết heo, mà chỉ có ốc và cua đồng, cà chua ăn chung với rau sống.
Bún ốc ăn kèm với thân cây chuối non, hoa chuối… tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này.
Chủ quán này là cô Thanh Hải năm nay đã ngoài 60 t.uổi, xuất thân từ một gia đình miền bắc vào Sài Gòn lập nghiệp sau năm 1975. Những năm 1980 người dân sống trên đường Kỳ Đồng thấy có một gánh bún ốc nấu theo kiểu đặc trưng của miền bắc, lúc đầu còn ít người ăn nhưng dần dần càng ngày càng đông khách. Chính gánh bún lề đường đã giúp cô nuôi được gia đình mình, vượt qua khó khăn lúc bấy giờ.
Món ốc nhồi thịt hấp là gừng, hiện nay được rất nhiều nhà hàng tới đặt.
Lý giải tại sao cô lại chọn nấu bún ốc theo kiểu miền bắc cô Thanh Hải cho biết: “Khi gia đình mới từ miền bắc vào còn nghèo, thấy ở Sài Gòn có nhiều món như bún bò Huế, mỳ Quảng, hủ tiếu Sóc Trăng … được rất nhiều người ưa thích, nên trong lúc khó khăn cô nghĩ tại sao mình không nấu món bún ốc theo kiểu của quê hương Thái Bình, với đặc trưng hương vị bắc, và cô đi tìm nguyên liệu về nấu bán thử”.
Từ một căn nhà nhỏ tới nay quán ốc là 3 căn nhà liền kế rất hoành tráng.
Sau này khách hàng thấy gánh bún ốc của cô vừa ngon vừa vệ sinh, nên giới thiệu nhau tới thưởng thức ngày càng đông ngây ùn tắc giao thông, công an phường không cho lấn chiếm vẻ hè để kinh doanh, nên cô phải dẹp chỗ bán quen thuộc hơn 10 năm trời và chuyển chỗ bán về nhà trong một con hẻm nhỏ.
Ngoài ra tới đây bạn có thể thưởng thức các loại nước uống của miền bắc như bột sắn dây, trà vối, … và mua một ít mang về.
Nhưng nhờ món bún ốc của cô đã tạo được niềm tin trong khách hàng nên họ vẫn tìm tới quán ốc của bà để thưởng thức. Từ một căn nhà nhỏ chỉ chứa được vài chục người một lúc thì tới nay quán ốc Thanh Hải của cô có thể chứa 300 người vào ăn một lúc.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn 4 món ăn thơm ngon, ít béo, dễ làm, xua tan cái nóng ngày hè
Nước trái mơ và các loại nước giải khát khác cũng có giá từ 10k.
Với phương trâm ngon bổ rẻ của mình hiện nay cô vẫn giữ giá một tô bún ốc loại đặc biệt của mình là 23 ngàn đồng một tô.
Tô bún ốc ngon là phải có mùi thơm đặc trưng, ăn miếng ốc vào miệng phải giòn gia vị vừa thấm vào miếng ốc, muốn được như vậy người bán phải chọn những con còn ốc bưu còn sống. cô Phạm Thanh Hải chủ quán bún ốc nổi tiếng Thanh Hải số 14/12 Đường Kỳ Đồng, F9, Q3 cho biết.
Chí Lộc
Theo mực tím
Nộm bún giá
Từ những sợi bún trong, trắng ngần các bà nội trợ có thể khéo léo sáng tạo và chế biến thành nhiều món ăn truyền thống khác nhau như: bún riêu, bún ốc, bún đậu mắm tôm…Nhưng có một món ăn mà ít được mọi người biết đến đó là: nộm bún giá. Đây là món ăn dân giã, dễ làm và mang hương vị rất đặc biệt.
Nộm bún không cầu kì, nhưng đòi hỏi nhiều công đoạn và có phần tỉ mẩn. Nguyên liệu để làm nên món ăn này dễ tìm, dường như đi bất kì chợ cóc nào cũng có thể mua được. Tùy theo khẩu phần người ăn trong gia đình mà ước tính lượng mua cho phù hợp.
Với món ăn này chọn nguyên liệu là khâu được các bà nội trợ đặt lên hàng đầu. Nộm bún có hai thứ quan trọng không thể thiếu đó là bún và giá. Bún nên chọn loại sợi nhỏ, trong và mềm, nên đi chợ vào sáng sớm để chọn được mẻ bún mới ra lò, sờ tay vào cảm giác thấy hơi nóng là yên tâm nhất.
Chọn giá đỗ cũng vậy, nếu không cẩn thận sẽ mua nhầm phải loại giá ôi khi trộn với bún sẽ mất đi vị giòn, mát của giá. Nên chọn những gọng giá đỗ có độ dài vừa phải từ 2 – 4 cm, giá mập, không bị gẫy, dập, không thâm và có màu trắng là đủ tiêu chuẩn.
Góp phần tạo nên thành công của món ăn đặc biệt này còn có sự trợ giúp đắc lực của các loại gia vị như: chanh, rau mùi, hành tây, lạc. Chọn và mua nguyên liệu ngon, tươi mới là công đoạn được coi là công phu nhất, khó khăn nhất đối với các bà nội trợ.
Nếu như chọn nguyên liệu được coi là khâu khó tính nhất yêu cầu kinh nghiệm mua hàng của các bà, các chị thì khâu chế biến có vẻ dễ dãi hơn. Chỉ cần đun nước sôi rồi nhanh tay thả giá vào, đảo qua đảo lại cho mất đi vị ngai ngái ban đầu của giá đỗ sống, rồi sau đó để cho ráo nước. Khi trần qua nước sôi phải chú ý không để giá bị nát vì nếu nát khi ăn sẽ không cảm nhận được độ giòn, thanh mát của giá. Lạc giang đem giã nhuyễn, rau sống thái sợi mỏng, nhỏ. Tất cả đem trộn đều cho đến khi gia vị ngấm dần len lỏi vào từng sợi bún, từng gọng giá thì khi ấy món nộm bún của chúng ta hoàn thành. Xúc nộm ra đĩa rắc thêm lạc với dăm ba lát ớt thái mỏng, sức hấp dẫn của món ăn có lẽ chiếm đươc cảm tình của cả những người sành ăn nhất…
>>>>>Xem thêm: Cả tuần ăn kiêng rồi, cuối tuần phải “xả” cho đã: Món bánh này đảm bảo sẽ khiến chị em sướng đẫy miệng!
Vị thanh mát của giá đỗ, vị béo ngây của lạc rang, độ mềm của những sợi bún, vị chua ngọt đan xen giữa chanh và đường, tất cả sẽ quyện chặt vào nhau và đem đến cho người thưởng thức một dư vị khó tả nơi đầu lưỡi.
Chúng tôi vẫn thường đùa nhau rằng: nộm bún giá là thức quà quen thuộc của con nhà nghèo, nó như một món ăn chay mang chút gì đó của hương đồng gió nội. Bởi một lẽ đơn giản, trong tất cả nguyên liệu để tạo nên món ăn này không tìm thấy chút gì của thịt mà nó là sự góp nhặt những gì giản đơn nhất, tinh tế nhất của các loài rau, loài thực vật.
Với tiết trời nóng bức của Hà Nội có không ít người muốn lựa chọn món ăn khác ngoài cơm, phở. Mong rằng nộm bún giá sẽ là món ăn thay đổi khẩu vị để làm mới hơn nữa thực đơn trong bữa cơm gia đình bạn.
Theo BĐVN