Món bánh đặc biệt này là sự kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc. Nếu đã có dịp du lịch xứ Lạng thì hẳn bạn sẽ biết đến tiếng tăm của bánh cao sằng. Loại bánh này từng vô cùng nổi tiếng, được người Trung Quốc ưa chuộng. Bánh cao sằng cũng có nhiều ở các vùng có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.
Món bánh cao sằng này cũng có một câu chuyện được truyền tai nhau. Nếu mà ghét nhau thì cứ nấu cho nhau cao sằng mà ăn, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau ăn cao sằng. Cũng có lẽ vì như vậy nên hiện nay món ăn này không còn nhiều người làm. Nhưng cho dù thế nào chăng nữa thì đây cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.
Nguyên liệu chính để làm bánh cao sằng là gạo tẻ. Vì thế phải chọn được gạo thật ngon, trắng ngần, thơm mới, khi nấu cơm vừa dẻo vừa thơm thì làm bánh mới ngon và mượt mà. Phần nhân bánh được làm bằng thịt lợn băm nhỏ cùng hành khô.
Món ăn này vô cùng dân dã với nguyên liệu đơn giản, và cách làm cũng hết sức giản đơn. Trước tiên đem gạo tẻ hạt chắc đều đi ngâm vào nước. Khi ngâm lưu ý cho thêm một ít gạo nếp vào để tạo độ kết dính của bánh. Gạo đem ngâm nước xong rồi thì sát thành bột mịn, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho miếng bánh. Tiếp đó cho ít nước vào rồi nhào bột sao cho thật nhuyễn, nhưng không được để bột quá nhão.
Sau đó, bột được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng rồi hấp cách thủy. Khi bánh gần chín, người ta sẽ rưới thêm nước cốt thịt kho nước dừa đặc lên trên để tạo cho bánh hương vị béo ngậy. Cuối cùng, thành phẩm sẽ là phần bánh có màu mật ong trong suốt, mềm mềm, dẻo dẻo nhưng vẫn có độ dai. Khi thưởng thức thì rắc lên mặt bánh một chút lạc rang giã vụn. Khi bánh nguội bớt, bánh sẽ được cắt miếng hình chữ nhật rồi ăn cùng nước chấm.
Bánh cao sằng muốn ngon thì phải ăn với nước chấm pha thật ngon. Nước chấm tuy cũng chỉ gồm giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nhưng phải nêm nếm sao cho vừa ăn, hợp khẩu vị. Người Lạng Sơn thường ăn bánh cao sằng vào buổi sáng hoặc bữa xế chiều.
Khi ăn nên đổ ngập nước chấm vào bánh thì vị sẽ ngon hơn và ít bị ngấy. Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh cao sằng kèm chút nước canh hầm từ xương ống lợn, vớt hết bọt nổi lên, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.
Bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị ngán. Những đĩa bánh dành cho thực khách du lịch thường không quá hai miếng và nửa bát nước chấm. Khi ăn đổ ngập nước chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
Muốn ăn bánh này ngon thì phải ghé quán Bánh cao sằng – dốc Phai Món. Ở dốc Phai Món có hai quán cao sằng nhưng thường quán ở trên dốc thì đông khách hơn. Không gian trong quán khá nhỏ, bánh chỉ bán đến 4h chiều là hết. Bánh mềm mịn, nóng hổi, ra đến đâu hết đến đấy. Bánh có thịt băm, rau thơm, lạc bên trên với giấm và nước tương. Giá bán chỉ khoảng dưới 10.000 đồng, một người ăn khoảng 15.000 đồng là đủ no.
Về Lạng Sơn thưởng thức bánh cao sằng
Những lát bánh hình chữ nhật trong suốt màu mật ong, mềm, dai xếp vào đĩa, phía trên rắc vừng, lạc thơm phức. Bánh ăn kèm với nước chấm.
Vị chua, ngọt của giấm đường, cay nồng của ớt, vị đậm đà béo ngậy của lạc rang cùng với cảm giác mềm dai nơi đầu lưỡi tạo nên sức hút khó cưỡng.
Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.
Một đĩa bánh cao sằng mềm dai, món ăn lạ vị ở xứ Lạng.
Nghe các cụ kể lại, ngày đó trên Lạng Sơn còn bóng giặc từ Trung Quốc tràn sang, chúng muốn đồng hóa dân ta về mọi mặt, mang những món ăn từ bên kia sang và bắt dân ta làm theo. Rồi dần dần các món ăn như khẩu si, bánh màn thầu…có mặt trên đất xứ Lạng và được người dân chế biến cho phù hợp với khẩu vị.
Còn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Cũng có lẽ như vậy nên giờ món ăn này còn có rất ít người làm. Nhưng cho dù thế nào thì cao sằng cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.
Các bạn cũng có thể tự tay làm cao sằng, cách làm rất đơn giản. Đầu tiên chọn loại gạo tẻ hạt đều đem ngâm nước. Khi ngâm cho thêm một ít gạo nếp vào để tạo độ kết dính của bánh. Gạo ngâm xong rồi đem sát thành bột mịn, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho bánh. Tiếp đó cho ít nuớc vào nhào bột cho nhuyễn, không được để bột quá nhão.
Sau đó đổ bột vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy.
Bánh chín, có màu mật ong trong suốt, mềm, dẻo, dai là đạt yêu cầu, rắc lên mặt trên của bánh một lớp lạc rang đã giã, không nên giã quá nhỏ. Đợi bánh nguội thì xắt thành từng miếng hình chữ nhật bé như bao diêm, ăn kèm với nước chấm. Nuớc chấm không cần làm cầu kỳ, chỉ cần một ít giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nêm vừa đủ là đạt.
Bánh cao sằng chỉ hợp để “ăn hương ăn hoa”, như thế sẽ không bị ngán. Người Lạng Sơn thường chọn bánh này để ăn sáng. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.