Không biết chính xác “phở” xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội nhưng có lẽ Hà Nội là nơi làm cho món ẩm thực này trở nên nổi tiếng.
Bạn đang đọc: Để hương vị phở Hà Nội mãi bay xa
Vẫn là những nguyên liệu bánh phở, nước dùng, thịt bò, gà cắt lát mỏng kèm gia vị tương, tiêu, chanh, nước mắm…nhưng phở Hà Nội có một hương vị riêng, không thể trộn lẫn. Đặc biệt, ngày nay, bên cạnh những thương hiệu phở truyền thống, Hà Nội còn có thêm những món phở “tân thời” không kém phần hấp dẫn. TTXVN trân trọng giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết về chủ đề phở Hà Nội.
Phở – Nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Anh:amthuc.com.vn
Những người yêu thích món phở chắc hẳn phải biết đến phở Thìn 13 Lò Đúc và phở gia truyền 49 Bát Đàn. Đây là hai thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội. Phở Thìn 13 Lò Đúc khai trương cách đây tròn 30 năm, nằm ở đầu phố Lò Đúc. Với lòng đam mê vô bờ bến các món ẩm thực truyền thống, đặc biệt là phở, ông chủ Thìn đã gây dựng nên thương hiệu “phở Thìn” nổi tiếng từ nam chí bắc, thậm chí đưa phở Thìn ra cả nước ngoài. Người ta biết đến phở Thìn không phải vì vẻ khoa trương, hoành tráng hay nghệ thuật quảng bá, tiếp thị mà chính vì thương hiệu phở Thìn đã đi vào lòng người dân, tiếng thơm cứ thế bay xa. Người lạ khi đến phố Lò Đúc nếu không được giới thiệu rất dễ bỏ qua phở Thìn bởi vẻ đơn giản đến xuề xòa của quán. Ngoài tấm biển sẫm màu có hàng chữ ” Phở Thìn. 13 Lò Đúc. Kính mời”, quán phở Thìn giống như bao quán phở khác ở Hà Nội với vẻ ngoài cũ kỹ, chật chội. Thế nhưng, nhờ thương hiệu, phở Thìn vẫn không lúc nào vắng khách. Nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm ” Hà Nội 36 phố phường” đã viết về phở Hà Nội: ” Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối…. “.
Nắm bắt được nhu cầu thực tế đó, Hà Nội ngày càng có nhiều quán phở mới mọc lên nhưng không vì thế mà phở Thìn ế ẩm, mất khách. Anh Tuấn, tổ 67, phường Bạch Mai, một thực khách “ruột” của phở Thìn tâm sự, ” Từ lúc 6, 7 t.uổi, tôi đã được bố cho đi ăn phở Thìn. Khẩu vị đó theo tôi từ thời bao cấp cho bây đến giờ, không thể nào quên được. Bây giờ, phở Thìn vẫn là lựa chọn của tôi, hầu như ngày nào tôi cũng ăn phở”. Những người yêu quý phở Thìn ở sự hài hoà giữa nước và cái, giữa thịt và bánh phở đã tạo nên cái ý vị riêng cho phở Thìn, không món ăn nào có được.
Anh:vietbalo.vn
Để có một bát phở ngon, ngoài việc chế ra nước phở vừa trong, vừa ngọt, vị ngọt sâu của xương ninh kèm gia vị, phở Thìn còn chú ý đến công đoạn xào thịt,chan phở. Thịt bò được xào trên một lò lửa nhiệt độ cao, mỡ đun nóng già, lửa bùng lên, đảo thật nhanh, thịt bò sẽ tái tức thì cho màu đẹp và ăn rất ngọt. Người đầu bếp khéo léo xếp từng nếp bánh phở cùng với những cọng hành thành hình chỏm núi sau đó mới chan nước xương cho tăng phần hấp dẫn. Cũng như các quán phở khác, thực khách có thể ăn phở kèm với những chiếc quẩy rán vàng và chan thêm chút nước ớt tươi ngâm dấm hay ớt tương phù hợp với khẩu vị từng người. Quán mở cửa từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối nhưng hầu như không lúc nào ngớt khách.
Bác đầu bếp tên Hiền luôn tay xếp bánh, chan nước vào hàng chục bát phở xếp hàng trên bàn và không quên nhắc nhở khách phải trả t.iền trước khi ăn. Sự chật chội, nóng bức của quán làm phở Thìn kém phần hấp dẫn nhưng không ngăn được thực khách đến ăn phở. Nhìn người đàn ông vừa ăn phở xong ra khỏi quán lắc đầu thốt lên ” nóng quá”, một khách hàng mới vào hỏi ” Nóng thế này liệu phở có ế, anh thanh niên phục vụ bàn nhanh nhảu trả lời: “Ở đây phần lớn là khách quen, ế thế nào được!”.
Qủa thật, với những hương vị gia truyền, phở Thìn đã ghi được dấu ấn riêng đối với những người yêu ẩm thực Hà Nội. Với mong muốn đưa thương hiệu phở Thìn bay xa, mới đây, ông chủ Thìn còn sang tận Hàn Quốc dạy nấu phở và ngay lập tức phở Thìn đã trở thành món ẩm thực được người dân xứ Hàn ưa thích. Tuy nhiên khi đến với quán phở Thìn, thực khách vẫn mong muốn được thưởng thức hương vị phở Thìn với chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ thân thiện của nhân viên sao cho xứng tầm với thương hiệu nổi tiếng- phở Thìn.
Anh:blog.yume.vn
Bên cạnh phở Thìn, phở gia truyền 49 Bát Đàn cũng là một thương hiệu phở nổi tiếng của Thủ đô. Quán phở này còn được gọi là phở “xếp hàng”. Cái tên gọi đã đủ nói lên sức thu hút đối với người dân Thủ đô của phở Bát Đàn. Đến phở Bát Đàn như thấy lại cảnh chen chân mua hàng thời bao cấp. Người đến ăn phở xếp hàng từ đường vào đến bếp nằm ngay cạnh cửa ra vào, nhẫn nại chờ đợi, trả t.iền, đưa tay qua khung cửa gỗ nhận tô phở rồi tự bê về chỗ ngồi. Cảnh này quả là mơ ước trong thời buổi cơ chế thị trường cạnh tranh nhau khốc liệt.
Phở Bát Đàn mang hương vị và phong cách đặc biệt của phở truyền thống Hà Nội, người Hà Nội dù có đi xa cũng không thể nào quên được. Đến phở Bát Đàn, thực khách được thưởng thức những miếng nạm giòn thơm, vàng óng, món tái vừa mềm vừa ngọt, sợi phở dai, chín tới , nước dùng ngọt và nóng, ăn tới đâu biết tới đó. Chị Lan Anh, phố Võ Thị Sáu, từ lâu không được ăn phở Bát Đàn nhưng vẫn nhớ cái quán nhỏ, thực khách đứng xếp hàng mua phở. Đối với chị, ” Phở Bát Đàn có hương vị rất đặc trưng của Hà Nội. Nước dùng thơm ngậy dậy mùi thịt bò, chỉ cần ngửi đã muốn ăn”.
Phở Bát Đàn tuy ngon nhưng cũng như phở Thìn, quán chật chội, xuề xòa làm giảm hẳn sự hấp dẫn cần có ở một quán phở truyền thống nổi tiếng. Phở Hà Nội giờ đây ” muôn hoa đua nở” nhưng thương hiệu phở truyền thống như phở Thìn, phở gia truyền 49 Bát Đàn vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, để thương hiệu phở Hà Nội bay xa hơn nữa, các cửa hàng phở truyền thống Hà Nội dường như vẫn thiếu sự hấp dẫn về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ, những điều rất cần thiết trong thời buổi kinh tế hội nhập.
Theo PNO
Một chút hương vị món Bắc giữa Sài Gòn
Sài Gòn được xem như là nơi giao thoa ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau. Vì vậy ở Sài Gòn, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn mang hương vị đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt là những món ăn mang hương Bắc như: bánh đa cua Hải Phòng, Bún Ốc, bánh cuốn, phở Hà Nội, bún chả cá, bún rêu cua…có khắp mọi nơi ở Sài Thành.
Đậm đà bánh đa cua Hải Phòng
Bánh đa cua tuy là món ăn của vùng đất Cảng nhưng lại được nhiều thực khách ở thành phố Hồ Chí Minh ưa thích bởi cái vị ngon đặc trưng mà không nơi nào có thể chế biến được.
Ở Sài Gòn có rất nhiều nơi bán món đặc sản này nhưng có lẽ để tìm được một tô bánh đa cua ngon và đúng với hương vị của Hải Phòng thì rất là khó. Bởi đa phần bánh đa cua của những quán này được biến tấu nhiều so với hương vị gốc bánh đa cua ở Hải Phòng. Bánh đa cua chính hiệu Hải Phòng thì sợi bánh phải to và làm từ bánh đa đỏ được ăn kèm với những món ăn không thể thiếu trong tô bánh đa cua đó là: chả tròn, chả lá lốt, chả cá…
Khu vực đường Hồng Hà gần sân bay Tân Sơn Nhất là nơi có nhiều quán bán bánh đa cua nhất tại Sài Gòn bởi nơi đây thực khách chủ yếu là người miền Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp. Nhưng có một quán nổi tiếng từ xưa đến nay được nhiều thực khách ở miền Bắc thường đến ăn đó là quán Thùy Linh.
Vị ngon của tô bánh đa của quán chính là sợi bánh đa to đỏ đúng gốc của Hải Phòng bởi vì bánh ở đây được đưa trực tiếp từ ngoài quê của chủ quán vào. Kèm với tô bánh đa là rau muống xanh, gạch cua vàng óng, chả lá lốt và hành phi thơm phức. Nước chan bánh đa có vị ngọt bởi được nấu từ xương và cua ninh.
Quán còn bán thêm một loại nước mà nước này cũng là đặc sản của Hải Phòng đó là nước quả Sấu. Đến quán Thùy Linh thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của đất Cảng với một tô bánh đa cua ngon, đậm đà và một ly nước sấu ngọt ngào.
Tìm hiểu thêm: 9X mách nhỏ cách làm sấu chín dầm đặc sản thu Hà Nội, ai nhìn cũng ‘ứa nước miếng’
Bánh đa cua – đặc sản của vùng đất cảng Hải Phòng
Hương vị bánh cuốn Hà Nội
Bánh cuốn là món ăn sáng quen thuộc và khá cầu kỳ của người Hà Nội. Theo dân sành ăn thì để có một bánh cuốn ngon đúng gốc mang hương vị Hà Nội thì phải trải qua nhiều giai đoạn thật công phu và kỹ lưỡng. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng.
Bánh được tráng thành phẩm phải mỏng, dầu thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Rồi xếp bánh cuốn lên đĩa sau đó rắc hành phi lên trên bề mặt của bánh cùng với rau thơm, giá…Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng vài miếng chả lụa và chén nước mắm đã pha chế sẵn.
Ở Sài Gòn để thưởng thức được một đĩa bánh cuốn ngon mang đậm hương vị ẩm thực Hà Nội thì thực khách nên tìm đến quán bánh cuốn gia truyền Hà Nội nằm gần chân cầu Kênh Tẻ, quận 4. Đây có lẽ là quán bán món bánh cuốn gia truyền Hà Nội nổi danh nhất tại Sài Thành.
Hương vị bún ốc Phủ Tây Hồ
Có thể nói bún ốc là một trong những món ăn ngon của người dân Hà Thành. Ở Hà Nội có rất nhiều quán bún ốc nổi tiếng thu hút đông đảo du khách từ phương nam đến thưởng thức mỗi lần có dịp đi du lịch ở Thủ Đô như bún ốc Phủ Hồ Tây, bún ốc bà Sáu ở Mai Hắc Đế…Còn thực khách ở miền Bắc muốn thưởng thức một tô bún ốc ngon mang đậm hương vị quê hương thì hãy đến với bún ốc Thanh Hải. Bún ốc Thanh Hải tuy nằm sâu trong hẻm trên đường Kỳ Đồng, quận 3 nhưng khá đông khách đến thưởng thức không chỉ người Bắc mà kể cả thực khách Sài Gòn cũng tìm đến.
Quán bún ốc này được đ.ánh giá là quán bán bún ốc có hương vị giống như bún ốc Hà Nội nhất tại Sài Thành. Đặc biệt quán còn có nhiều món ốc luộc đặc biệt hấp dẫn mà thực khách nào đến đây cũng đều muốn thử qua một lần.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu thịt đông đơn giản cực ngon cho ngày đông về
Ngoài những món ăn trên, nhiều quán ở Sài Gòn còn hiện diện nhiều món ăn mang đậm hương vị Bắc như: phở Hà Nội, bún chả cá, bún rêu cua, …Có thể nói ở đâu có người miền Bắc thì ở đó có món mang hương vị Bắc. Đặc biệt là những món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội.
Theo tapchimonngon