Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết

Từ giò lụa đầy tinh tế, được làm từ phần thịt lợn ngon nhất, tới những món giò thủ, giò tai… mâm cơm ngày Tết của người Việt trở nên hấp dẫn hơn.

Bạn đang đọc: Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết

1. Giò me xứ Nghệ

Thực chất đây là loại giò làm từ thịt bê nguyên tảng, hạt tiêu, mì chính, trứng gà cuộn, sau đó cuộn và bọc lại như giò rồi mang hấp cách thủy. Đối với người sành ăn và thích thưởng thức sự khác lạ thì giò me đã trở thành món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày lễ, Tết.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Giò cuộn từ thịt bê hấp có vị ngọt tự nhiên, ăn không ngấy và đặc biệt là chưa mở bọc đã ngửi thấy mùi thơm lừng rất hấp dẫn của thịt và hầm xương. Cùng xếp vào họ hàng nhà giò, nhưng so với giò gà hay giò lụa hoặc giò bò thì giá cả tương đương nhưng “lạ” và “chất” hơn nhiều.

Với giá bán lẻ khoảng 250.000 đồng/kg, bạn sẽ có ngay một món ăn lý tưởng cho các bữa tiệc, đám cưới, giỗ chạp hay làm quà biếu trong các dịp Lễ, Tết.

2. Giò gà Hải Dương

Món giò gà này không phải quá mới, nhưng với những ai đi qua Hải Dương, ăn thịt gà tại quán Mạnh Hoạch nổi tiếng sẽ không quên mua ít giò gà về làm quà hoặc ăn dần.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Để làm ra món giò gà này cũng khá công phu, từ việc chọn nguyên liệu, cách thức “bó giò”. Thịt làm giò gà là phần thịt nạc chủ yếu ở ức, ở đùi, sau đó thái nhỏ ướp với gia vị, nước mắm, mì chính rồi mang gói kín để cho vào ngăn đá 4-5 tiếng. Tiếp đó cho thịt ra xay nhuyễn, bỏ ra để nguội rồi lại cho dầu ăn và nước lạnh vào xay tiếp lần 2.

3. Giò đà điểu

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Món giò đà điểu có hương vị rất riêng, màu gần giống với thịt bò, nhưng ăn mềm, giòn, nhưng ăn không ngấy, hương vị dễ chịu, không quá ngấy và ngán như giò bò.

Món giò này rất mới, tuy nhiên, nếu ai đã từng ăn món thịt đà điểu này lại thấy nó đúng là rất giống… thịt bò. Nhiều người bảo thịt đà điểu là loại thịt… lai giữa động vật ăn cỏ và gia cầm.

4. Giò thủ

Không biết món giò xào (giò thủ) có từ khi nào, nhưng cứ mỗi dịp xuân về món ăn từ những nguyên liệu đơn giản này đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày tết, đặc biệt ở miền quê.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Cuối năm các gia đình ở miền Bắc thường chung nhau thịt một con lợn ăn tết. Thịt đùi, thịt thăn và mỡ theo đó được chia đều làm các món khác nhau. Còn cái thủ, đôi tai và lưỡi toàn loại da bì có sụn giòn sừn sựt thì được thái mỏng, trộn chung lại gói thành vài cái giò xào để ăn cho đỡ ngấy.

Miếng giò cắt ra nổi vị thơm của hành, của nấm, của thịt ngấm đều nước mắm tiêu sọ. Ăn với xôi trắng hoặc cơm dẻo đều hợp. Thêm đĩa dưa chua và bát nước chấm cắt mấy khoanh ớt sừng, thế là không khí Tết đã ngập tràn trong ngôi nhà bạn!

5. Chân giò muối

Khác với món thịt chân giò thông thường, thịt chân giò muối là một món ăn mới, ngon, lạ miệng với hương vị rất đặc trưng: độ đậm đà và giòn của thịt, vị bùi bùi cay cay nồng ấm của hạt tiêu.

Tìm hiểu thêm: Hôm nay nấu gì: Trời càng nóng càng phải ăn ngon và đây là bữa cơm quá hợp chiều nay!

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Để làm món chân giò muối ngon, bạn có thể luộc chín kĩ nhưng luộc lòng đào thì màu sắc sẽ đẹp hơn. Món chân giò muối sẽ ngon hơn rất nhiều khi được thái lát thật mỏng rồi chấm với tương ớt chua ngọt và ăn kèm với dưa góp, dưa chuột hộp. Món ăn này có thể ăn kèm với bánh mỳ. Ngoài ra, chân giò muối còn là món nhậu tuyệt vời, là món ngon trên những bàn tiệc, buffet, hay trong các mâm cỗ của đám cưới…

Chắc chắn trong ngày Tết, các thực khách sành ăn sẽ cảm thấy hài lòng và không thể quên khi thưởng thức món chân giò muối mới lạ này.

Theo GDVN

Giò – mỹ vị ngày xuân

Trên mâm cỗ Tết xưa, cùng với những món cổ truyền như bánh chưng, thịt gà, nem…món giò được xếp vào hàng một trong những món “mỹ vị”. Ngày nay, khi món giò gần như trở thành món ăn thường ngày và khi đã có nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn trên mâm cỗ ngày xuân, những khoanh giò ngon vẫn là món ăn không thể thiếu.

Có nhiều loại giò như: giò lụa, giò bò, giò gà, giò bì, giò mỡ… trong đó có ba loại giò thường thấy nhất là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Giò xào (hay giò thủ)

Trong các loại giò, giò xào là món dễ làm hơn cả nên thường được các gia đình tự làm trong dịp Tết. Các nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ của heo như: tai, mũi lưỡi, má heo… và không thể thiếu được mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói c.hặt t.ay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết
Giò bò

Cũng chế biến như giò xào nhưng giò bò được cho thêm mỡ phần để ăn không bị khô. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò. Giò lụa

Thịt heo được chọn để làm giò lụa phải là thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính. Thời nay, thịt được xay bằng máy nên nhanh hơn và không tốn nhiều công sức của người làm giò.

Điểm danh 5 món giò lạ, ngon miệng trong mâm cỗ Tết

>>>>>Xem thêm: 8 cách làm pate gan heo đơn giản, mịn ngon đặc biệt

Tuy nhiên, cây giò làm theo cách cổ truyền vẫn giữ được hương vị ngon khác so với cây giò xay bằng máy bởi người làm phải bỏ công sức nhiều hơn nên cũng chăm chút, chắt chiu nhiều hơn cho sản phẩm của mình. Nước mắm làm giò cũng phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon. Giò gà

Giò gà cũng là món ăn rất hấp dẫn và dễ chế biến. Thịt gà phải chọn được thịt gà ta, lọc bỏ xương, giữ nguyên bản miếng thịt đã lọc, ướp gia vị, hạt tiêu rồi phết lên một lớp giò sống, đặt vài lát nấm thông (nấm hương) rồi cuộn miếng thịt gà vào. Giò gà được gói bằng lá chuối, được lót thêm một lớp lá chanh đúng với hương vị của món gà rồi đem hấp chín.

Bảo quản giò gà trong tủ lạnh để được trong 3-4 ngày. Món giò gà ít được chế biến để bán nhiều như các loại giò khác mà thường là món các bà nội trợ tự làm lấy cho gia đình.

Giò bì

Giò bì là một món đặc sản của vùng đất Phố Xuôi (tỉnh Hưng Yên). Giò bì cũng được làm từ giò sống và bì heo xắt hạt lựu, gói thành những chiếc giò bé bằng ngón tay. Giò bì ngon là miếng bì phải trắng, sạch, luộc chín, xắt hạt lựu, trộn đều với giò sống. Miếng giò bì giòn sần sật, là món ăn lai rai của các đấng mày râu.

Ngày Tết có rất nhiều món ăn, các bà nội trợ cần chú ý mua lượng giò vừa đủ ăn trong những ngày Tết và nên chọn mua ở những cửa hàng có uy tín, đảm bảo giò ngon và an toàn thực phẩm.

Theo Tạp Chí Ẩm Thực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *