Nếu bạn là một tín đồ của “sườn” thì chớ bỏ qua danh sách này nhé!
Bạn đang đọc: Điểm danh một số quán mì sườn ngon ở Sài Gòn
Hủ tiếu mì sườn Đinh Tiên Hoàng:
Ở đây ngoài mì thì còn có hủ tiếu, nui, bánh canh, mì gói… Một phần ở đây thì ngoài sườn ra còn có đầy đủ các món cực ngon như: gan béo ngậy, phèo non, da heo giòn, thịt nạc… Đặc biệt là tép mỡ, tép mỡ của quán này khá ngon, lúc nào cũng to và cực kỳ giòn. Quán phục vụ khá tốt nên nếu bạn có thích ăn tép mỡ thêm thì cứ mạnh dạn xin nhiều hoặc xin thêm nhé. Giá ngày xưa của nó là 16K nhưng giá cập nhật mới nhất là 20K, nói chung vẫn rẻ chán các bạn nhỉ?
Quán nằm đoạn dưới chân cầu Bông, đầu hẻm 87. Bán từ chiều chiều đến tầm 10h tối là hết rồi bạn ạ.
Bánh canh đêm Lê Quang Định:
Quán này bán “thập cẩm”, khá nhiều món: bì cuốn, gỏi cuốn, bánh canh giò heo… nhưng được “yêu thích” nhất vẫn là món hủ tiếu mì sườn. Sườn ở đây khá to nếu so sánh với các chỗ khác và nếu may mắn được một phần sườn sụn non thì phải nói là “trên cả tuyệt vời” luôn nhé. Quán nằm ngay gần ngã tư và chỉ bán từ tối tầm 6h đến khuya (23 – 24h).
Một phần ăn ở đây hiện có giá là 30K.
Mì sườn Ngô Quyền:
Đặc biệt và lạ hơn 2 quán trước, mì sườn Ngô Quyền được làm công phu hơn và cũng ngon miệng hơn. Sườn ở đây không hầm mềm chung với nước dùng mà sẽ được chủ quán hầm riêng với gia vị – một dạng như bò kho có nước sốt vang (bò kho) vậy. Ngoài ra, thú vị nhất là ở quán mì sườn Ngô Quyền còn có cả giò quẩy ăn kèm (điển hình của những quán ăn người Hoa).
Tìm hiểu thêm: Thử can đảm với món bù chằn ngon lạ
Tuy nhiên, về giá cả thì quán mì này hơi đắt so với teen chúng ta.
Từ 30K, hiện nay một bát mì sườn là 35K và bát mì thập cẩm là 40K hoặc hơn một tí. Quán chỉ bán buổi tối và xung quanh còn có bán cả chè lạnh và bò bía, nước mía, sinh tố… khá xôm tụ.
Bánh bao – hủ tiếu Cả Cần:
Nằm trên góc đường Nguyễn Tri Phương, hàng này có từ rất rất lâu đời và nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, không hiểu sao từ lúc đổi chủ thì lượng khách vắng đi rõ rệt dù theo đ.ánh giá của tớ thì chất lượng cũng không thay đổi mấy. Tại đây, ngoài hủ tiếu – mì sườn ngon nổi tiếng, bạn còn có thể thưởng thức thương hiệu bánh bao Cả Cần vang danh bấy lâu nay (có rất nhiều hàng bánh bao để thương hiệu này nhưng đa số là giả hết các bạn nhé).
Giá cả ở đây cũng ngang với hàng ở Ngô Quyền.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhìn lại 15 năm đ.ánh giá công – tội các nhân vật lịch sử
“Công minh lịch sử và công bằng xã hội” – từ một bài nghiên cứu đăng báo Nhân dân 15 năm trước của GS.Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học VN, những nhà Trịnh, nhà Hồ, Tự lực Văn đoàn, nhân vật Phạm Quỳnh… đã được đ.ánh giá lại công – tội.
Tròn 15 năm, những tư liệu nghiên cứu công phu, giàu tính nhân văn, quí giá của GS. Văn Tạo và nhiều nhà sử học Việt Nam đã được trao lại cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Hội thảo khoa học về vấn đề “Công minh lịch sử và công bằng xã hội” tổ chức ngày 6/9 để nhìn lại quá trình nghiên cứu và những kết quả đạt được về vấn đề này.
Các nhà sử học với tại kho tư liệu, di sản các nhà khoa học VN.
GS Văn Tạo đã có công nghiên cứu và góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức về vai trò của một số vấn đề lịch sử như nhận thức về dòng họ Khúc, họ Mạc, nhà Trịnh; về nhóm Tự lực Văn Đoàn hay về nhân vật Phạm Quỳnh…
Đ.ánh giá về Thái hậu Dương Vân Nga đến nay vẫn có 2 luồng ý kiến. Theo quan điểm phong kiến, bà bị lên án vì là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng nhưng khi Đinh Tiên Hoàng mất, con trai Đinh Toàn còn nhỏ, bà đã khoác áo long bào và nhường ngôi cho Lê Hoàn – người lãnh đạo nhân dân đ.ánh tan quân xâm lược Tống. Sau đó, bà Dương Vân Nga lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu của nhà Lê. Sử cũ gọi bà là “bất trung bất trinh”.
Tuy nhiên, đ.ánh giá lại bối cảnh lịch sử, ý kiến khác lại cho rằng bà rất tiến bộ, không theo lễ giáo phong kiến của Khổng Tử, đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Nếu bà không làm vậy để phò Lê Hoàn đ.ánh thắng quân xâm lược Tống thì đất nước có nguy cơ rơi vào ách nô lệ.
GS Văn Tạo nhắc lại giai đoạn nghiên cứu về nhà Trịnh, trước quan điểm các sử gia phong kiến phê là nhà Trịnh ức h.iếp, chèn lấn vua Lê.
“Trên thực tế, đúng như câu nói “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”. Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê là khó tránh khỏi, nhưng không thể vì thế mà đối xử không công bằng với nhà Trịnh” – GS. Văn Tạo cho rằng, để thực hiện công minh lịch sử phải làm rõ công lao nhà Trịnh. Về đối nội, nhà Trịnh đã giữ gìn được kỷ cương phép nước, đưa xã hội Việt Nam phát triển ở mức nhất định. Về đối ngoại, nhà Trịnh đã giữ được độc lập dân tộc, không những không để chính quyền Trung Quốc xâm lược thôn tính mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia, như việc đòi lại khu mỏ đồng Tụ Long đã bị chiếm dụng.
GS Văn Tạo nguyên là Viện trưởng Viện Sử học VN.
Trịnh Cương có công cải tiến kinh tế tài chính, cải thiện đời sống người dân, cải tiến bộ máy quản lý nhà nước, tăng tinh thần trách nhiệm của các quan lại… Trịnh Sâm là nhà quản lý xã hội có tài…
Kết quả nghiên cứu đã đưa lại cái nhìn mới về công lao của nhà Trịnh trong lịch sử dân tộc. Dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long vừa qua, hội thảo về nhà Trịnh với Thăng Long đã được tổ chức với sự đ.ánh giá công lao của nhà Trịnh một cách công minh đã tiến một bước dài.
Nhân vật Phạm Quỳnh một lần nữa được nhắc tới với kết quả những nghiên cứu, tư liệu được công bố từ 2006 đến nay. Bài viết của Thép Mới về nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh đã thẳng thắn đ.ánh giá về tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh. Ông đã khái quát: “1917 Nam Phong, 1932 Phong Hóa và Ngày Nay, 1945 Cờ Giải Phóng” – ý nói báo Cờ Giải Phóng của Đảng là sự kế tục của các tờ báo trước đó, đứng về mặt văn hóa.
“Nhiều người nhấn mạnh đến lòng yêu nước, nặng lòng với nước của Phạm Quỳnh. Ông thể hiện về mặt văn hóa nên trong cũng như ngoài nước đã dùng khái niệm nhà văn hóa Phạm Quỳnh để gọi ông” – GS Văn Tạo nhấn mạnh.
Nhân vật Phạm Quỳnh ngày càng được nhận thức lại. Nhà xuất bản Tri thức đã cho xuất bản, công bố, tập hợp thành sách những công trình, bài viết của Phạm Quỳnh, nhiều bài bằng tiếng Việt, nhiều bài bằng tiếng Pháp.
>>>>>Xem thêm: Cách làm gà xào nấm hương ngon tuyệt cú mèo
GS sử học Lê Văn Lan (trái) trao đổi về những tài liệu nghiên cứu của GS Văn Tạo.
Tự lực văn đoàn tồn tại chưa được 10 năm trong lịch sử nhưng đã để lại một thời kỳ văn chương không thể quên với những tác phẩm thuộc nằm lòng với nhiều thế hệ người đọc như “Gánh hàng hoa”, “Nửa chừng xuân”, “Hồn bướm mơ tiên”… Nhưng đến tận năm 1989, nội dung tư tưởng và nghệ thuật văn chương của Tự lực văn đoàn mới được đ.ánh giá đầy đủ.
Nhà thơ Huy Cận khi đó đã viết: “Ta đã có đủ thời gian để đ.ánh giá sự đóng góp của Tự lực văn đoàn. Đáng phê phán nhất ở Tự lực văn đoàn cũng như Khái Hưng, Nhất Linh là chặng đường cuối đời, chọn nhầm đường, cuối cùng thành phản động. Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đ.ánh giá sai họ. Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào lời nói, câu văn của dân tộc với cách hành văn trong sáng và rất Việt Nam”.
GS. Văn Tạo cho rằng, nhận xét của nhà thơ Huy Cận là rất công minh. Tự lực văn đoàn ra đời và hoạt động sôi nổi ở thị trấn Cẩm Giàng, Hải Dương – nơi cư trú của gia đình Nhất Linh, cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của 2 trong số 8 thành viên trong nhóm là Nhất Linh, Hoàng Đạo. Mảnh đất này, môi trường này cũng là nơi nuôi dưỡng những tác phầm của Thạch Lam. “Nhà khách văn chương” – khu di tích về Tự lực văn đoàn đã được xem xét khôi phục, xây dựng lại với những ghi nhận xứng đáng năm 2007.
Theo Dân Trí