Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Cháo ấu tẩu từ lâu được xem là đặc sản ở Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là “ cháo độc dược” hay “ cháo c.hết người”.

Bạn đang đọc: Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Hà Giang – vùng biên giới cực bắc của Tổ Quốc được biết đến với nhiều loại dược liệu quý. Trong đó củ ấu tẩu không chỉ dùng làm vị thuốc mà còn được người dân nơi đây chế biến thành một món ăn độc đáo: cháo ấu tẩu.

Cháo ấu tẩu Hà Giang có cả bốn mùa nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối. Bởi lẽ theo kinh nghiệm lâu năm của những người dân ở đây cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Với nhiều người dân ở vùng cao này cháo ấu tẩu là món ăn đêm thường nhật.

Tối tối khi nhà nhà lên đèn cũng là lúc hàng cháo ấu tẩu đặc sản Hà Giang tấp nập khách ra vào. Đó có thể những người trung t.uổi ăn cháo để bồi bổ x.ương c.ốt, là khách đi chơi khuya, là dân buôn bán tứ xứ… Nhưng dù là đối tượng nào bát cháo ấu tẩu cũng như vị thuốc thần giúp xoa tan mệt nhọc của một ngày để có một giấc ngủ sâu và khoan khoái hơn.

Bản chất ẩu tấu rất độc, muốn giảm bớt độc tính phải có bí quyết. Chọn gạo tẻ, nếp cái trồng trên nương của đồng bào dân tộc, chân giò của lợn cắp nách, ninh trong 4 tiếng… qua một số công đoạn công phu mới có được bát cháo ấu tẩu hoàn hảo.

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Cháo ấu tẩu là món ăn độc đáo ở Hà Giang. Ảnh: Foody

Ngâm kỹ ấu tẩu trong nước vo gạo một đêm, rửa sạch đem ninh cho tới khi mềm, bở tơi thành thứ bột đặc sền sệt. Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Cuối cùng khi bắc ra đ.ập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô tăng thêm tác dụng giải cảm của bát cháo.

Cháo nấu xong mang sắc nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và thơm đặc biệt. Vì là vị thuốc nên đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng như tam thất. Tuy nhiên cái đắng hòa cùng miếng ấu tẩu bùi, dẻo, quyện với cái ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại thành hương thơm, vị ngọt ngào trong cổ, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.

Còn có tên gọi là ô đầu và phụ tử, củ ấu tẩu thường mọc ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Theo y học ấu tẩu có vị cay tê, tính nóng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ lâu người Mông đã dùng củ ấu tẩu ngâm xoa bóp chân khi đau nhức hoặc chữa cảm gió rất hiệu quả.

Bát cháo ấu tẩu ban đầu chỉ được biết đến như món cháo giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo “đặc sản” của xứ sở mờ sương, ăn ngon miệng lạ lùng.

Những món “đặc sản” cùa vùng đất Hà Giang, ăn một lần là nhớ cả đời đó bạn!

Hà Giang, vùng đất địa đầu phía Bắc đất nước nổi tiếng với cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, những con đèo uốn lượn hiểm trở và vô vàn những món đặc sản có cái tên ngộ nghĩnh và hương vị khó quên.

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Cháo ấu tẩu

Cháo được nấu từ gạo, xương lợn hầm và đặc biệt là củ ấu tẩu. Vốn dĩ củ ấu tẩu là loại củ độc nhưng khi qua chế biến thì trở thành một loại cháo bồi bổ cơ thể cực tốt của người dân tộc. Cháo ấu tẩu dùng tốt nhất là về đêm, thế nên cứ tối đến các bạn cứ đi dọc phố cổ Đồng Văn hoặc thành phố Hà Giang là đều thấy các hàng cháo ấu tẩu.

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Cháo rất bùi và béo nha!

Đêm vùng cao se lạnh, gọi bát cháo ấu tẩu, thêm quả trứng gà, rắc tí tiêu hành. Cùng nếm thử vị hơi đăng đắng, bùi bùi của củ ấu tẩu, beo béo của gạo nếp, chân giò hầm xem! Mới đầu chưa quen lắm nhưng cứ thử thêm đi, bạn sẽ thấy cơ thể mình như được giãn ra dần qua từng thìa cháo nóng, vui vui thì thêm chén rượu ngô là về ngủ ngon lại sức để hôm sau tiếp tục khám phá những cung đường Hà Giang.

Mía hấp lá quế

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Mía hấp thơm thơm

Ngay gần hàng cháo ấu tẩu ở Đồng Văn là một bếp lửa nhỏ bán mía hấp lá quế. Giữa đêm lạnh mùi củi đốt, mùi lá quế hòa quện ấm áp níu chân người đi đường. Mía được chẻ ra từng thanh hấp trong nồi nước lá quế thơm thơm thơm, ấm ấm. Khi chị chủ quán đưa cho tớ một thanh mía nóng bốc khói, trời ơi, mía hấp đã ngọt thêm mùi quế dìu dịu ấm nồng khiến đầu lưỡi tan chảy. Cảm giác như xung quanh chỉ có mình mình với bếp lửa ấm và nồi mía hấp thơm lừng.

Thắng dền

Tìm hiểu thêm: Loại hạt trường sinh bán đầy chợ, đem chiên kiểu này giòn ngon, để 10 ngày không ỉu

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Hơi giống món bánh trôi nóng nhỉ?

Một món ăn chơi khác ở Hà Giang là thắng dền, nó gần như món bánh trôi nóng ở Hà Nội, cống phù ở Lạng Sơn và sủi dìn ở Bắc Hà vậy. Những viên bột nếp tròn nhân chay, đỗ hoặc vừng ăn đến đâu luộc đến đấy thả vào bát nước đường thơm hoa mai thoảng cay mùi gừng, rắc chút lạc rang, vừng rang thơm thơm. Cứ ăn chầm chậm thôi rồi bạn sẽ chẳng hiểu sao món ăn đơn sơ này lại khiến mình ấm lòng dễ chịu đến vậy trong một đêm Hà Giang lạnh tê người.

Thịt treo gác bếp, lạp xường hun khói

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Ngon đến từng sợi

Đây là hai món cực kỳ quen thuộc và nổi tiếng ở Hà Giang mà vào hàng ăn nào cũng có. Thịt trước khi ăn sẽ được nướng rồi đ.ập dập, xé sợi. Còn nếu bạn mua thịt hoặc lạp xường về nhà ăn, thì cách làm ngon nhất đó là rửa qua một lần rượu trắng sau đó nướng, lạp xường thì rán hoặc luộc, hấp. Cảnh báo trước với các bạn là món lạp xường hun khói nướng hoặc chiên chấm với tị tương ớt cay nồng ăn với cơm nóng là cực hao cơm nhe!

Bánh cuốn trứng Quản Bạ và Đồng Văn

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Ai bánh cuốn không?

Đến Đồng Văn nhất định phải đến hàng bánh cuốn trứng gần cafe Phố Cổ. Ngôi nhà bán bánh cuốn là một ngôi nhà trình tường nhỏ nhỏ xưa cũ, bếp nghi ngút khói ngay bên ngoài cửa sổ. Bánh cuốn trứng với lớp vỏ mỏng thơm mùi gạo nương, đi cùng là bát nước chấm hay ở đây gọi là nước canh từ nước xương hầm ngọt thơm hành mùi, giò chả được thả vào trong bát canh chấm. Ở Đồng Văn nước canh chấm có phần béo ngậy hơn ở Quản Bạ nhé! Sáng sớm lơ mơ, sương mờ vẫn chưa tan hết, ngồi nhìn nồi khói bốc nghi ngút, chờ đợi từng miếng bánh cuốn nóng được tráng rồi thưởng thức thật là tuyệt vời!

Thịt lợn cắp nách

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối
Thịt lợn cắp nách được làm thành đủ món nhé, chẹp!

Vào những phiên chợ vùng cao dễ dàng nhìn thấy lồng nhốt từng con lợn bản đen hoặc sọc dưa, thịt những chú lợn này dù là chế biến cực đơn giản như luộc, hấp, nướng hay rang lên ăn cơm đều ngon. Đặc biệt là ở TP.Hà Giang có những hàng địa phương chuyên các món lòng lợn khá sạch sẽ, vì là lợn bản nên lòng rất ngon, dầy, thịt thơm. Thật là thiếu sót nếu ăn món này mà không kèm chút rượu ngô men lá cay nồng, vậy là đủ cho một bữa vừa vui vẻ vừa cực hợp lý (tầm 40K/người)

Thắng cố – mèn mén

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

>>>>>Xem thêm: Mẹ đảm mách cách làm ruốc bằng máy xay thịt tơi bông, không nát, không cần giã tay


Thắng cố – món ăn nổi khắp vùng

Ở Hà Giang chỉ có những ngày chợ phiên người ta mới được ăn thắng cố, đây là món ăn truyền thống của nhiều dân tộc vùng cao. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, và thịt lợn. Người ta nấu thắng cố trong một cái chảo lớn sâu lòng, thịt thà lục phủ ngũ tạng và một số gia vị được đun sôi âm ỉ. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Thắng cố ăn kèm với mèn mén là loại bột làm từ ngô xay nhuyễn rất hợp vị. Các phiên chợ đều có những hàng bán mèn mén nhưng riêng người Mông đi chợ đều mang theo một ít mèn mén của nhà để ăn cùng với thắng cố hoặc cho vào ăn cùng với nước phở.

Nếu bạn ngồi ăn thắng cố cùng với một người dân tộc, đừng ngại nói chuyện làm quen. Người Hà Giang rất hiếu khách, bạn sẽ được mời mèn mén của nhà làm rất ngon và dễ ăn. Biết đâu đấy bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm được nhiều điều thú vị khác ở Hà Giang nữa nhỉ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *