Độc đáo ốc treo giàn bếp – món ngon Đồng Tháp

Những con ốc gác bếp vẫn có thể sống khỏe mà không cần ăn uống từ vài tháng đến cả năm. Không những không bị c.hết mà chúng còn cho thịt giòn, thơm hơn bình thường.

Bạn đang đọc: Độc đáo ốc treo giàn bếp – món ngon Đồng Tháp

Độc đáo ốc treo giàn bếp – món ngon Đồng Tháp

Những con ốc nằm ngủ không ăn uống gì trong suốt nhiều tháng liền bỗng thành đặc sản, được nhiều người tìm mua (Ảnh: Báo Đồng Tháp).

Ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cứ vào mùa lũ rút, nội đồng bắt đầu khô cạn, cá rút xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn cũng là dịp để bà con tát đìa bắt cá, tôm và nhiều loại khác như rắn, rùa, cua, ếch, ốc… Nói đến ốc chỉ có dân “ghiền” hay người sành điệu, biết thưởng thức mới bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp chờ những tháng khô hay những ngày Tết mới dùng đến.

Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác. Hiện nay nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò có phong trào mua ốc lác về nuôi bằng cách dùi những con ốc lác xuống lớp đất mỏng (còn gọi là ốc dùi), sau 3-4 tháng cho thu hoạch, giá cao gấp đôi ốc thường. Mùa nào cũng vậy, ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp.

Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu. Ai cũng nghĩ làm như vậy ốc sẽ c.hết do hơi nóng bốc lên hoặc ốm tong teo vì nhịn đói, nhịn khát nhưng không ngờ ốc lại mập ra, béo ngậy, trở thành món đặc sản vô cùng khoái khẩu của mọi người ở khắp vùng quê và thành thị. Ốc lác treo giàn bếp thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước.

Chuẩn bị cho một buổi tiệc, sau khi rửa sạch hết bụi bặm, ta sắp ốc vào một nắp khạp có chứa sẵn nước quậy trứng gà cho ốc uống; những con ốc nghe có nước bắt đầu cục cựa, há miệng, quơ râu uống nước. Khoảng 20 phút khi ốc đã uống hết nước, ta bắt từng con cho vào nồi có sẵn một lớp sả, chút muối và đổ thêm ít nước, đun chừng mười phút thì sôi, các con ốc đã há miệng. Bưng nồi ốc đảo đi đảo lại vài lần cho đều rồi đặt lại bếp độ vài phút là ốc chín. Những con ốc đã chín trốc mày, mề ốc vàng, mình ốc trắng tươi như bông bưởi nhìn thật bắt mắt. Thêm tí nước mắm sả ớt, nặn thêm chút chanh rồi nhanh tay bưng húp nhẹ miếng nước ốc, ngọt vô cùng. Mình ốc mềm mụp, chấm vào nước mắm sả ớt thật ngon tuyệt. Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm vừa mập, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.

Đủ kiểu hủ tiếu ‘gốc’ Sa Đéc: nước, trộn, xào giòn… tha hồ thưởng thức

Nhắc đến Đồng Tháp thì không thể bỏ qua hủ tiếu nước và khô Sa Đéc. Với vị ngon khó cưỡng, thực khách dù là mới ăn lần đầu cũng thấy khó quên vô cùng.

Bên cạnh việc được mệnh danh là xứ sở của loài quốc hoa cao quý, Đồng Tháp còn có nhiều món ngon khó cưỡng.

Nhắc tới đặc sản món ngon tại Đồng Tháp, không thể không kể tới hủ tiếu Sa Đéc. Mặc dù không được nổi đình nổi đám như hai người anh em hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho thế nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn chiếm một vị trí ưu tú trong lòng du khách đam mê ẩm thực.

Nổi bật trong các quán hủ tiếu tại Sa Đéc, quán hủ tiếu Bà Năm, hủ tiếu Bà Sẩm hay hủ tiếu Văn Vĩ,… có t.uổi đời lâu năm và hương vị đặc sắc nhất.

Tìm hiểu thêm: Cách nấu món khâu nhục Lạng Sơn ngon chuẩn vị cho cả nhà

Độc đáo ốc treo giàn bếp – món ngon Đồng Tháp

>>>>>Xem thêm: 3 công thức làm món cháo dễ ăn, giàu dinh dưỡng, cực tốt cho người bị đau dạ dày


Hủ tiếu Sa Đéc là loại sợi làm từ bột gạo màu trắng sữa, mềm nhưng không bở và còn dai dai giòn giòn nữa, đặc biệt là rất thơm, hương thơm của mùi gạo mới. Ảnh minh họa: IT

Hủ tiếu Sa Đéc có rất nhiều cách chế biến như hủ tiếu nước, hủ tiếu khô hay có người gọi là hủ tiếu trộn và hoặc là hủ tiếu xào giòn. Hủ tiếu Sa Đéc ăn kèm nước dùng ngọt thanh nhưng không quá béo ngậy. Vì thế có nhiều người có thể ăn vài tô liền mà không hề thấy ngán.

Ngoài ra, hủ tiếu Sa Đéc có thể ăn kèm với rất nhiều món khác như tim, gan, thịt nạc dăm, chả lụa, trứng cút, tóp mỡ cùng hành tỏi phi thơm hoặc có thêm quẩy và dĩa rau sống kế bên. Đặc biệt, tô hủ tiếu nóng hổi phải có rắc chút tiêu xay ở trên để khi ăn vừa có mùi thơm nồng dậy vị mà tính nóng của tiêu sẽ làm cho cơ thể ấm hơn.

Hủ tiếu Sa Đéc còn đặc trưng với món hủ tiếu khô với loại nước xốt không ở đâu giống được. Nước xốt trộn hủ tiếu có vị chua chua ngọt ngọt đậm vị. Tong đó có một nguyên liệu không thể thiếu mà người dân ở đây gọi là “nước tương chùa”. Khi ăn thì hủ tiếu khô cũng có chén nước súp ngọt thơm đi kèm. Tuy nhiên, cái khác ở đây là người miệt Đồng Tháp làm sẽ trộn ra đĩa chứ không để ở tô như các vùng khác. Với nước xốt sền sệt sánh quện thêm chút đường và đậu phộng rang đậm đà vị quê hương thì ai ghé qua cũng muốn thử.

Qua thời gian, người nấu có thể biến tấu thêm thắt những món ăn kèm cho phong phú hơn để người ăn dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khẩu vị và sự yêu thích của bản thân. Có chỗ thêm xá xíu rồi chút hành là xanh xắt nhuyễn làm cho dĩa hủ tiếu có màu sắc bắt mắt hơn mà người miền Tây hay nói vui là xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng.

Dù là t.rẻ e.m hay người lớn thì cũng đều sẽ bị kích thích vị giác và sẽ muốn thưởng thức ngay tô hủ tiếu hấp dẫn và thơm nức mũi như thế. Hủ tiếu Sa Đéc thực sự là món ăn nhất định phải thử khi ghé thăm vùng sen hồng bên dòng Sa Giang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *