‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Quán ốc của bà Lài chỉ bán giờ độc từ 23 giờ – 4 giờ sáng, thực khách đến quán có thể tự chế biến tự tính t.iền tự nhiên như ở nhà.

Bạn đang đọc: ‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Khách đến quán tự chế biến món ăn ẢNH: CẢNH AN

Nửa đêm, đường phố Sài Gòn tĩnh lặng hơn, không còn tiếng kèn xe in ỏi hay khói bụi mù mịt. Gần 0 giờ, chúng tôi đến trước địa chỉ 226 Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), nơi bà Lài (70 t.uổi) vẫn thường ngồi bán ốc. Nói là bán từ 23 giờ, nhưng phải đến hơn 0 giờ bà Lài mới xong công đoạn dọn hàng, chuẩn bị.

Chỉ bán từ 23 giờ đến 4 giờ sáng

Ngoài chúng tôi còn có một vài vị khách khác cũng ngồi đợi bà Lài. Hỏi ra mới biết chỉ trừ ngày 1 và ngày 15 (âm lịch) hàng tháng ra, còn lại đều đặn hàng ngày cứ nửa đêm bà Lài sẽ đến địa chỉ này để bán ốc.

Nếu đến sớm một chút, những vị khách sẽ ngồi một góc gần đó đợi bà Lài. Không ai bảo nhau câu nào nhưng cứ hễ thấy bà Lài đến là mỗi người một tay phụ nhau giúp bà Lài một tay. Người nhóm bếp than, người soạn ghế nhựa, ốc, gia vị,…

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Quán chỉ gồm vài ghế nhựa nhỏ và nếu khách đến nhiều có thể mượn bàn ghế quán nước bên cạnh để ngồi tạm ẢNH: CẢNH AN

Gọi là quán nhưng chỉ vỏn vẹn được 5 – 6 chiếc ghế nhựa nhỏ, 1 bếp than nhỏ để chế biến các món nướng, 1 bếp gas mini để nấu các món hấp, luộc,… và vài rổ ốc, trứng nhỏ để phục vụ khách.

Bà Lài chia sẻ bà sống một mình trong căn nhà ba mẹ để lại mà không có con cháu. Trước khi chuyển qua bán ốc, bà Lài xách túi vải đi bộ bán hột vịt lộn, trứng gà nướng,… Dịch Covid-19 bùng phát khiến việc xách hàng đi bán với bà càng trở nên khó khăn hơn vì ít khách. Nhà gần chợ nên bà Lài chuyển sang bán ốc để mưu sinh.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Bà Lài luôn thường trực nụ cười trên môi ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH

Quán của bà Lài chỉ bán 6 loại ốc gồm ốc bươu, ốc cà na, ốc hương, nghêu, sò lông, sò huyết, mỗi loại có thể hấp sả, nướng, rang me hoặc xào tỏi. Giá một phần ốc là 50.000 đồng còn nghêu, sò là 30.000 đồng/phần. Ngoài ra còn có trứng gà luộc với giá 5.000 đồng/trứng và trứng vịt lộn có giá 8.000 đồng/trứng.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Quán ốc của bà Lài chỉ bán vài món đơn giản ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH

Ban ngày không có chỗ ngồi bán nên bà Lài đành bán vào giờ hầu hết mọi người đã đi ngủ. Dọn hàng ra đến sáng thì bà lại dọn dẹp vào. Về đến nhà cũng đã 8 – 9 giờ sáng bà tranh thủ ăn cơm ngủ nghỉ rồi lại loay hoay chuẩn bị nguyên liệu, đi chợ mua ốc để chuẩn bị đi bán. Ngày nào may mắn nhiều khách thì bà bán hết, ngày nào ế ẩm thì bà mang ốc về để nấu ăn với cơm.

“Nấu ốc ở đây dễ bị ghiền lắm”

Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là hầu như các vị khách đến quán đều tự mình làm hết mọi việc từ nấu ốc, nêm nếm, thậm chí cả tính t.iền. Nhiều vị khách vừa nấu đảo ốc trên bếp vừa chia sẻ thứ níu chân họ ở lại với quán ốc không chỉ là hương vị món ốc mà còn là nụ cười hiền của bà Lài.

Quả thật, dù đã lớn t.uổi nhưng trên khuôn mặt bà luôn thường trực nụ cười. “Đã trải qua đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống này rồi nên bà không còn gì để lo nghĩ nữa”, bà Lài tâm sự.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Bà Lài nêm nếm rồi rồi chỉ dẫn cho thực khách cách canh lửa ẢNH: CẢNH AN

Khách đến chỉ vài lần đầu là ăn món ốc do bà Lài nấu, những lần sau hầu như đều tự đứng bếp. Những ai chưa biết, bà Lài sẽ nêm gia vị rồi làm tiếp những công đoạn còn lại, chỉ vài lần là chuyển qua tự nêm nếm tự nấu luôn.

Nhiều khi khách đông quá không đủ chỗ ngồi, những vị khách đã ăn xong còn ở lại nấu, làm phục vụ quán giúp bà Lài. Cứ như vậy quán ốc của bà Lài không ngớt tiếng cười nói. Sợ bà tính toán lâu, nhiều vị khách tự tính t.iền món mình ăn còn cẩn thận nhắc bà phải thối lại bao nhiêu nếu đưa bà t.iền có giá trị lớn.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Các vị khách đến không ai bảo nhau câu nào mà mỗi người một tay phụ bà Lài những công việc lặt vặt ẢNH: CẢNH AN

Chị Nguyễn Thị Diệu Huyền chia sẻ đã ăn ốc của bà Lài từ những những ngày đầu tiên. Chị kể lại những ngày đầu quán của bà khá vắng vì chưa ai biết đến. Thấy bà ngồi bán có một mình nên chị ở lại phụ bà bán. Một thời gian dài ngày nào chị Huyền cũng đến phụ bà từ 23 giờ đến 2 giờ sáng. Thời gian gần đây vì bận đi làm nên chị chỉ ghé qua để phụ bà khi rảnh rỗi.

Vừa kể chị Huyền vừa nêm nếm gia vị, tay đảo bếp thoăn thoắt. Mùi sả thơm lừng hòa quyện với hương ốc đậm đà khiến tôi cũng muốn thử nấu ốc. Chị bộc bạch rất “ghiền” nấu ốc ở quán bà Lài, “ghiền” vì được tự tay nấu ốc, nêm nếm để món ăn hợp khẩu vị của chính mình.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Thạch trứng nhiều màu

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Một vị khách đang tự nướng ốc bươu ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Quán lúc 2 giờ sáng ẢNH: CẢNH AN

“Ốc của bà Lài tươi vì ngày nào bà ra chợ là lấy ngày đó. Mới đầu nấu cũng bị người ta góp ý này kia, về sau biết đường nêm nếm lại kiểu tế nhị, mình nêm biết được ngon hay dở, bởi vì thiếu gì thì mình thêm vào cái đó, về sau thì nhiều khách cũng khen, người ta nói mở quán ốc được rồi đó”, chị nói.

Cũng giống như chị Huyền, chị Trần Hải Âu (22 t.uổi) và anh Nguyễn Trần Tài Đức (21 t.uổi) bày tỏ rất thích cảm giác được tự nấu ốc. Hai anh chị đã ghé quán ăn vài lần và dần làm quen với phong cách phục vụ “độc đáo” của quán. Chị Âu chia sẻ: “Các bạn trẻ đến đây ăn hầu như quán cũng đông, các bạn trẻ tới đây ăn cũng lại phụ bà. Mình tới đây ăn cũng là do bạn bè giới thiệu. Quán đông thì thỉnh thoảng cũng phải chờ lâu, nhưng mình vẫn chờ để ăn”.

Đến Sài Gòn: Ngoài bánh mì, cơm tấm; nhất định phải đi ăn ốc

Ẩm thực Sài Gòn hội tụ các món ngon ở khắp vùng miền. Ngoài bánh mì, cơm tấm, nhất định du khách tới đây phải đi ăn ốc vì món này rất đặc biệt và phong phú.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Nhiều quán ốc ngon ở TP.HCM nằm sâu trong hẻm ẢNH: KIM ANH

Chuyện ăn uống tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là giá trị văn hóa mà bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm và muốn xây dựng thành chủ đề để thu hút du khách. Ẩm thực ở mỗi địa phương không đơn thuần chỉ là món ăn ngon, mà chứa đựng những kiến thức bổ ích, gắn với văn hóa và lối sống của người dân ở nơi đó.

Ẩm thực Sài Gòn cũng vậy, món ngon bất kỳ nơi đâu dọc chiều dài đất nước đều có thể tìm thấy được ở vùng đất này. Và đây chính là một trong những thế mạnh của TP.HCM so với những nơi khác.

Nhất định phải ăn ốc Sài Gòn

Tại buổi tọa đàm “Văn hóa ẩm thực vùng miền và món ngon dành cho du khách” do Công ty TST tourist tổ chức sáng 10.6, chuyên gia ẩm thực Trần Thị Hiền Minh cho biết, ẩm thực Sài Gòn như một “nồi lẩu”, các món ngon từ khắp mọi nơi được tập trung về vùng đất này.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Ốc không chỉ hấp dẫn với du khách mà ngay cả người Sài Gòn, ốc cũng luôn gây thòm thèm ẢNH: LÊ NAM

Điều đặc biệt là các món khi đến Sài Gòn đều được biến tấu để ai cũng có thể ăn được, tạo thành một hương vị riêng của ẩm thực nơi đây, và đó cũng là lợi thế để món ăn dễ dàng gắn bó với người dân, du khách.

Theo chuyên gia Hiền Minh, du khách đến TP.HCM nên chọn ẩm thực đường phố vì đó mới là đặc trưng của ẩm thực Sài Gòn. Các món ăn bán trong nhà hàng nhiều nơi không giữ được đúng vị đặc trưng.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Nhiều quán ốc có giá rất bình dân, nhưng chất lượng lại xứng tầm cạnh tranh ẢNH: VŨ PHƯỢNG

Do vậy, bà Minh gợi ý, các công ty du lịch nên tìm những quán ăn nhỏ tin tưởng về chất lượng để đưa khách đến chứ không nhất thiết phải vào các nhà hàng. Tuy nhiên, có thể vì yếu tố vẫn còn e ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm nên các công ty chưa sẵn sàng. Điều này làm khách muốn thưởng thức ẩm thực đường phố phải chủ động tách tour để tự khám phá.

“Ngoài bánh mì, cơm tấm, đến TP.HCM theo tôi du khách nhất định phải ăn ốc vì ốc ở TP.HCM rất đặc biệt, ngon hơn những nơi khác. Dù đó là ốc mang từ nơi khác đến đi nữa, nhưng nhiều quán vẫn đảm bảo được độ tươi ngon, cách chế biến đa dạng, hợp khẩu vị với tất cả du khách dù là đến từ vùng miền nào”, bà Minh gợi ý.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

Món bánh mì Sài Gòn đã rất nổi tiếng với hương vị riêng, đặc trưng của Sài Gòn ẢNH: VŨ PHƯỢNG

Bên cạnh đó, chuyên gia ẩm thực cũng đề xuất, để khám phá ẩm thực người Hoa, người dân, du khách có thể đến khu Chợ Lớn. Nhiều quầy bán tuy nhỏ xíu, bàn ghế giới hạn nhưng chất lượng món ăn thì không nơi nào có thể sánh bằng.Tăng hứng khởi của du khách bằng ẩm thực

Ông Lại Minh Duy, Tổng Giám đốc TST tourist cho hay, phần lớn du khách có nhu cầu thăm thú cảnh đẹp, tận hưởng dịch vụ về lưu trú ở resort cao cấp, nhưng một yếu tố không thể bỏ qua là ẩm thực của từng địa phương.

Là một người đam mê ẩm thực, ông Duy cho biết Việt Nam có lợi thế mạnh ở ẩm thực vì mỗi địa phương đều có những món ăn đặc trưng của riêng mình. Do đó, công ty tổ chức một buổi tọa đàm để hướng dẫn viên hiểu hơn về món ăn ở từng vùng miền, nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ như thế nào, giá trị dinh dưỡng ra sao, cách chế biến như thế nào,… Từ đó truyền đạt lại với khách hàng để khách cảm nhận và có thêm tình yêu mến với điểm mà họ ghé thăm.

‘Độc nhất’ Sài Gòn bà cụ U.80 bán ốc lúc nửa đêm: Khách ‘ghiền’ vì tự nướng

>>>>>Xem thêm: 5 món ngon, bổ dưỡng chế biến từ nhộng tằm

Buổi tọa đàm về ẩm thực của TST tourist tổ chức nhằm mang đến giá trị tăng thêm cho du khách trong mỗi chương trình tour ẢNH: DIỆU MI

Chuyên gia ẩm thực Trần Thị Hiền Minh cũng cho rằng, đi du lịch, du khách nào cũng mong muốn trải nghiệm những món ăn ngon, những sản vật của địa phương. Chính vì thế, các công ty du lịch nên chọn menu món ăn thế nào để trong tour món ăn không bị lặp lại, cho khách ăn món ăn chuẩn vị địa phương.

“Các công ty du lịch có thể kết nối Hiệp hội đầu bếp để nhờ lên menu, đưa ra gợi ý sao cho phù hợp với chương trình tour. Chúng tôi mong muốn những nhà hàng địa phương, những người đầu bếp hãy giới thiệu những món ăn thật chuẩn vị để thực khách nơi khác đến hiểu được địa phương mình và làm cho món ăn của mình được bay xa hơn nữa”, bà Minh nói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *