Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Dưa bồn bồn thuộc họ lau sậy, còn có tên gọi khác là “thủy hương” (tức cây nhang nước), bởi thân cây mọc trong nước giống như những cây nhang cắm trong nước. Bồn bồn mọc nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa
Cây bồn bồn sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng đất ngập nước chẳng hạn như ven ao hồ, đầm rìa. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt. Thời gian thu hoạch của bồn bồn dao động từ tháng 6 – tháng 11. Vào khoảng thời gian này, trên các cánh đồng chua, những vạt bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt. Người nông dân chỉ cần kéo lấy những ngọn bồn bồn trên mặt nước, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong là có ngay nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon cho gia đình. Đơn giản mà chẳng phải cầu kỳ.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Người dân thu hoạch dưa bồn bồn.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Bồn bồn có màu trắng nõn nà.

Dưa bồn bồn có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon gây hấp dẫn thực khách như: bồn bồn muối chua, bồn bồn xào tép, bồn bồn ăn sống, bồn bồn trộn gỏi… Đơn giản nhất là món dưa bồn bồn. Bồn bồn rửa sạch, bóc vỏ, chọn phần lõi trắng sau đó dùng dao chẻ làm đôi hoặc tư rồi cho vào hũ nước gạo có pha chút muối, đậy nắp kín, giữ khoảng vài ngày là được. Bồn bồn muối chua có mùi thơm đặc trưng của ruộng đồng, khi ăn có vị giòn, mềm, chua. Nhiều người sáng tạo còn cho thêm đường, bột ngọt và tỏi ớt vào thành một món dưa chua, ngọt, giòn rất lạ miệng thường ăn cùng với thịt kho, cá kho,…

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Cây bồn bồn được cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn. Ảnh: ngoisao.vnexpress.net.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Bồn bồn tươi ngâm được bày bán ở những gian hàng nhỏ hai bên đường. Ảnh: ngoisao.vnexpress.net.

Hay bạn có thể thưởng thức món bồn bồn xào tôm, một món ăn không chỉ đơn giản, dễ làm mà còn có hương vị thơm ngọt, chua dịu rất kích thích vị giác.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Thau bồn bồn ngâm chua.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Ảnh minh họa: Bồn bồn xào tôm hấp dẫn.

Bồn bồn được biết đến không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn là “thần dược” của rất nhiều người dân miền Tây. Nhiều người không biết rằng cây bồn bồn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng nổi bật của vị thuốc này chính là chữa trị các bệnh phụ nữ: đau bụng kinh, k.inh n.guyệt không đều, rong kinh. Ngoài ra, chúng còn chữa c.hảy m.áu cam, đại tiện ra m.áu, khạc ra m.áu. Bồn bồn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để đẩy lùi bệnh tật.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Bánh mè láo – Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây

Bánh mè láo là một trong những món ăn miền Tây nổi bật với vị ngọt thơm. Bánh có hình dạng nhỏ nhắn mang vẻ đẹp nồng hậu của người dân vùng đất này.

Bánh mè láo – Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây

Bánh mè láo tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng qua thời gian dài của lịch sử, người dân nơi đây đã khéo léo chế biến theo cách riêng của mình. Lâu dần, bánh mè láo lại trở thành món đặc sản quen thuộc của miền Tây nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa
Sở dĩ có tên “mè láo” là do chiếc bánh trông tròn trịa, chắc nịch nhưng khi ăn vào lại chỉ thấy giòn xốp khiến người ăn cảm thấy như mình bị đ.ánh lừa nên họ gọi là “bánh láo”. Khi thưởng thức chiếc bánh láo, các bạn sẽ nhận thấy ngay sự đối lập của vỏ bánh với ruột bánh. Nếu vỏ bánh chắc nịch, giòn xốp, vỡ tan trong miệng bao nhiêu thì ngược lại, ruột bánh lại ngọt thơm, xốp tơi bấy nhiêu khiến người ăn không khỏi trầm trồ. Hai cảm giác tuy đối lập nhưng hài hòa đã làm cho chiếc bánh láo thơm ngon một cách riêng lạ, ăn mãi mà không thấy chán.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Ảnh minh họa: tomimarkets.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Ảnh minh họa: tomimarkets.

Dù có cái tên lạ như vậy nhưng bánh mè láo chinh phục bao người thử qua bởi hương vị thơm ngọt nhẹ nhàng, kèm theo hương thơm đặc trưng. Mè láo được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, khoai môn, mè và đường mạch nha.

Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa

Bánh mè láo được đóng hộp.

Quy trình làm bánh:

– Gọt vỏ khoai môn sau đó rửa sạch, bào mỏng và giã nhuyễn sau đó đem phơi nắng từ 2 đến 3 ngày.

– Cắt khoai môn thành từng phần nhỏ và lăn vào bột nếp thành các viên tròn sau đó cho vào chảo dầu sôi chiên.

– Khi chiên xong khoai môn sẽ phồng lên, vớt lên và trộn vào nước đường mạch nha, cuối cùng lấy ra và lăn vào mè đã rang chính. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon có chút béo béo, xốp xốp của bánh cùng vỏ giòn giòn bên ngoài, thơm mùi mè được phủ đầy trên mặt bánh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *