Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Loạt món ăn được gợi ý sẽ giúp chị em khỏi băn khoăn với thịt gà luộc, giò chả hay những nguyên liệu thường thừa trong ngày Tết.

Bạn đang đọc: Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Trên diễn đàn về ẩm thực, chị Tô Thị Hương Giang đã chia sẻ cách sử dụng các thực phẩm thừa vào ngày Tết. Chị Giang chia sẻ cụ thể, tường tận cách tận dụng từng loại thực phẩm khiến nhiều chị em trong diễn đàn gửi lời cảm ơn và chia sẻ.

Dưới đây là gợi ý các cách xử lý đồ thừa ngày Tết của chị Hương Giang.

1. Thịt gà luộc

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Món xôi xéo được chị Hương tận dụng từ thịt gà luộc

Tết nhà nào cũng ăn gà luộc, mà vì mâm cỗ quá nhiều món nên sẽ thừa lại phần nào. Vậy nên làm gì với món gà luộc thừa lại để không lãng phí? Mình thường lọc lấy thịt cho vào hộp kín rồi cấp đông (-18 độ C) hoặc để vào ngăn lạnh sâu (0 độ C) để giữ hương vị và dùng làm nguyên liệu cho các món sau:

– Gỏi gà: Hành tây thái mỏng ngâm dấm đường, gà rắc chút gia vị, rau răm rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều tất cả, vắt thêm chút chanh cho thơm, thêm lát ớt nếu thích ăn cay, vậy là được món gỏi đơn giản và dễ bay 1/2 con gà.

– Phở gà: Nước gà có sẵn, gà có sẵn, thêm chút bánh phở, hành mùi là có phở gà ăn sáng rồi. Dĩ nhiên nước gà cần được bỏ thêm chút rễ mùi, hạt mùi già, hành gừng nướng và hạt tiêu vỡ để có mùi thơm đặc biệt đúng vị.

– Bún thang: Dù nguồn gốc món bún thang ko phải do việc tận dụng đồ thừa nhưng vào dịp Tết lại thường có đủ luôn đồ để làm bún thang thì tại sao lại không nhỉ.

– Cháo gà: Một khi trong nhà có sẵn cả nước gà và thịt gà thì tại sao không làm nồi cháo ăn đêm phục vụ cả nhà xem phim khuya nhỉ? Cách làm thì siêu đơn giản rồi. Nhà mình cho vào nồi cơm điện và bật chế độ nấu cháo thôi. Gà thì nên bỏ vào lúc sắp ăn sẽ ngon hơn, nhưng nếu bạn thích kiểu gà hầm nhừ cùng cháo thì càng tiện.

– Bún gà: Ngày xưa hay ăn bún gà của chị ở góc Chân Cầm và Lý Quốc Sư ngon lắm nên sẵn đồ mình làm theo thôi. Măng nứa khô xào và om kỹ cho mềm, thêm gà và mọc (nên cho nấm, mộc nhĩ, tiêu và chút nước mắm vào mọc sẽ ngon hơn). Vậy là có bát bún gà siêu ngon.

– Phở gà trộn: Nguyên liệu của món phở gà trộn gồm có gà, bánh phở, rau thơm mùi, hành phi, lạc rang và nước trộn chua mặn ngọt vừa miệng là được bát phở trộn cho bữa tối nhẹ bụng rồi nhé.

– Cơm gà Hội An: Nước gà nấu cơm, gà trộn cùng hành tây và hoa chuối, rau răm. Nếu có lòng gà xào nữa thì trọn vị.

– Xôi xéo gà: Món này ngại nhất làm hành phi nhưng ăn thì bao nhiêu cũng hết và nhà làm sẽ luôn ngon và hấp dẫn hơn quán nhiều.

2. Giò chả:

Giò chả là món nhà nào cũng có trong dịp Tết mà lại là món hay thừa nhất. Sau Tết các món có thể dùng đến giò chả cũng khá nhiều nhé:

– Thịt kho chả: Món này ăn xôi buổi sáng thì cực tốn, nhớ làm thêm ít dưa chuột dấm để chống ngán.

– Giò rim nước mắm và hạt tiêu: đưa cơm cực kỳ.

– Bún thang: Dùng giò nạc thái chỉ

– Giò thái sợi thịt luộc trứng tráng thái sợi rau sống cuốn chấm nước mắm chua ngọt. Món này ăn vào Tết rất thích vì mát và nhẹ bụng.

3. Đầu và vỏ tôm

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Đầu vỏ tôm được chị Hương xay và lọc để nấu canh

Nhà mình hay ăn tôm, nhất là dịp Tết. Tôm cho vào nhân nem, tôm tẩm bột chiên, tôm xào thập cẩm, vv món nào cũng cần bóc vỏ. Và kết quả là cả đống đầu và vỏ tôm sẽ bị bỏ đi thật là lãng phí. Vì vậy mình nghĩ ra vài cách để tận dụng nguyên liệu thừa này:

– Đầu tôm tươi xay và lọc (giống như cua xay), nấu canh với bầu/bí băm/thái sợi rất ngon và ngọt, gạch tôm và thịt tôm cũng nổi lên mặt bát canh nhìn rất hấp dẫn.

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Bát canh vỏ tôm chị Hương nấu

– Sấy sơ đầu tôm ở 150 độ trong 20-30p đến khi thấy đầu tôm khô hết nước và đỏ au. Đem đầu tôm đi nấu lấy nước dùng được rất nhiều việc. Cho thêm vào nồi nước gà khi nấu canh bóng, hoặc nước bún thang thay cho nước đầu tôm he.

Hoặc nấu đầu tôm đã sấy với củ cải, su hào, cà rốt (mình dùng phần thừa sau khi tỉa hoa), thành một loại nước dùng rất ngọt và thanh. Nước dùng này buổi sáng chỉ cần thả vài viên sủi cảo, con tôm và quả trứng cút và mấy cái nấm hương, thêm chút hẹ là có được ngay bát sủi cảo ăn sáng siêu ngon. Nếu không có sẵn các món đồ đó mình có thể thả ngay túi Mandu mua ở siêu thị cũng được một bữa sáng ngon lành rồi.

4. Trái cây các loại:

Tết nào nhà cũng đầy ắp trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long… Ăn mãi cũng chán thì mình phải nghĩ cách xử lý hết đống trái cây này cho thật nhanh. Dưới đây là một vài món mình hay làm, hi vọng có thể là gợi ý cho các bạn:

– Trái cây trộn thập cẩm: Táo, lê, thanh long, cam, dưa hấu… cắt miếng nhỏ (hạt lựu), cho chút rượu rum, nước cam và vài thìa đường trộn đều là cả nhà đ.ánh bay 1 bát tô lớn.

– Trái cây trộn sữa chua: Cắt nhỏ và trộn với sữa chua

– Trái cây sấy: Món này con gái mình hay làm cho mẹ. Các loại trái cây như cam, táo, lê, thanh long chỉ đơn giản cắt lát và sấy trong lò nướng khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C hoặc đến khi trái cây đủ khô. Trái cây sấy uống cùng trà tuyệt ngon, bảo quản bằng cách hút chân không và cất tủ lạnh dùng dần.

– Trái cây làm sinh tố thập cẩm.

– Nếu làm hết các món rồi mà chưa hết, mình sẽ đem hầm trái cây lấy nước cốt để làm nước dùng cho các món chay (nước canh, nước lẩu, vv.) rất ngon ngọt tự nhiên.

Hi vọng những gợi ý trên phần nào giúp các bạn nhẹ đầu trong việc xử lý đồ thừa ngày Tết nhé.

Món ăn ngày Tết cổ truyền 3 miền Bắc – Trung – Nam và ý nghĩa ít ai biết

Tết cổ truyền Việt Nam là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên thông qua mâm cỗ đầy. Những món ăn ngày tết luôn đa dạng, phong phú, đầy đủ tượng trưng cho những mong muốn năm mới sum vầy, no đủ.

1. Tết cổ truyền miền Bắc

Thịt đông: T rong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon
Nguồn: @ThuyDuyen

Thịt đông ăn riêng biệt chỉ có vùng Bắc bộ mới có. Trong cái lành lạnh, miếng thịt đông nhừ tươm cùng miếng dưa hành là không thể thiếu trong các bữa cỗ. Món thịt đông thường bao gồm thịt lợn, bì, chân giò hoặc có thể là thịt gà. Sau khi nấu xong, muốn nồi thịt đông ngon đúng kiểu phải đậy kín vung, đem phơi sương, cho nồi thịt hấp thụ tinh hoa đất trời, như thế mới làm nên hương vị đặc biệt của nồi thịt đông.

Bánh chưng: Biết ơn cha ông và đất trời xứ sở

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Bánh chưng là món ăn ngày tết không thể thiếu trong dịp xuân về ở Bắc Bộ. Bánh chưng thể hiện tinh hoa của trời đất, lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Vị dẻo của gạo nếp, vị thơm lừng của đậu cùng vị béo của thị lơn điểm xuyết vị cay của tiêu hạt làm nên miếng bánh chưng ngon độc đáo.

Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Là món ăn dịp tết không thể thiếu trong mâm cỗ. Miếng giò tượng trưng cho sự phú quý, sang trong. Thông thường những món giò như giò lụa, giò xào, giò bò được sử dụng trong dịp tết. Mỗi loại đều có 1 hương vị đặc trưng riêng. Một miếng giò hòa quyện cùng nước mắm nhĩ điểm thêm miếng dưa hành thì sẽ là một thưởng thức tuyệt vời trong dịp tết.

Thịt gà luộc: Cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy

Tìm hiểu thêm: Giò lụa – Món Tết ba Miền

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Thịt gà luộc là món ăn ngày tết không thể thiếu của người miền Bắc. Người bắc có tục lệ gà luộc nguyên con, để cúng tổ tiên, đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Miếng thịt gà sau khi cúng xong ăn cùng lá chanh, muối tiêu là một món đặc sản mùi vị riêng biệt không lẫn vào đâu được.

2. Tết cổ truyền miền Trung

Măng khô kho: Vạn sự tốt lành, No đủ cả năm

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon
Nguồn: @Chaidap

Măng khô ngâm nước cho mềm, xé nhỏ, thịt heo phải lựa thịt mông loại ngon, hoặc chân giò, xào săn lại xong cho vào xong, đun nhỏ lửa. Miếng măng khô kho thịt là món ăn đặc trưng ngày tết của người miền Trung, vị măng quyện cùng vị béo của thịt tạo nên món ăn đặc sắc của vùng đất khô cằn này. Ngoài ra món măng kho thịt còn được ăn với bánh tráng. Loại bánh trang phơi sương mềm, dẻo, cuộn cùng măng, rau sống chấm với nước măng kho. Đây là món ăn cổ truyền ngày tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung.

Tré: Tình cảm khăng khí, gia đình hòa thuận

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Tré là món ăn xuất phát từ cung đình, là món ăn dành cho bậc vua chúa vương giả. Thịt đầu heo luộc xong để ráo nước, thịt ba chỉ được ram vàng, cuộn với lá xong để lên men. Vị ngậy của ba chỉ cùng sụn sần sật của thịt đầu heo tạo nên cảm giác thích thú.

3.Tết cổ truyền miền Nam

Thịt kho trứng: Vạn sự vuông tròn, hạnh phúc ngọt ngào

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Nhắc đến món ăn ngày tết cổ truyền miền Nam không thể thiếu món thịt kho trứng hay thịt kho nước dừa. Thịt ba chỉ thái vuông, đem tẩm ướp rồi dúng nước dừa kho dừ với trứng. Miếng thịt thái vuông tượng trưng cho đất, trứng tròn tượng trưng cho trời. Món thịt kho trứng tượng trưng cho vạn sự vuông tròn hài hòa.

Khổ qua nhồi thịt: Muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Ngoài món thịt kho trứng thì canh khổ qua cũng là một món ăn dịp tết cổ truyền đặc trưng của người miền Nam. Vị ngọt đậm đà của thịt hầm cùng nước súp điểm xuyết qua vị đắng đặc trưng của khổ qua. Ăn khổ qua mọi điều gian khổ sẽ tiêu tan, đón chào năm mới hạnh phúc ngọt ngào.

Củ kiệu ngâm: T.iền bạc đầy nhà, thăng quan tiến chức

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

Kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm, sau đó làm sạch, phơi khô khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào lọ thủy tinh. Sau đó để giúp lên men, cho nước giấm nấu đường để nguội vào. Củ kiệu ngâm là món ăn tết cổ truyền miền Nam đặc trưng riêng, không đâu có. Củ kiệu ngâm tượng trưng cho t.iền bạc, sự vinh hoa phú quý trong năm mới.

Ý nghĩa mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt Nam

Tết là phải có mâm cỗ, trước cung gia tiên, sau thiết đãi gia đình, bạn bè. Mâm cỗ ngày tết tượng trưng cho thành quả làm ăn cả năm và là mong ước trong năm mới. Ngoài ra ý nghĩa tâm linh còn là lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Mâm cỗ thường gồm những món ăn ngày tết đặc trưng được sắp xếp, bày biện công phu.

Gà luộc, giò chả thừa ngày Tết đừng bỏ đi, làm món này ăn vừa mát vừa ngon

>>>>>Xem thêm: Gà nấu đậu


Nguồn: @healthplus.vn

Tất cả những món ăn này được thiết kế hài hòa, trình bày đẹp mắt tựa tấm lòng thành kính của con cháu mong ông bà phù hộ sang năm hạnh phúc, no đủ.

Ngày nay do cuộc sống bận rộn, không khí tết gần như không còn như xưa, đi kèm theo đó nhiều gia đình cũng giản dị trong mâm cúng. Tuy nhiên những món ăn đặc trưng như bánh chưng, giò, gà luộc của người Bắc hay thịt kho trứng, canh khổ qua ở Miền Nam vẫn là không thể thiếu. Mỗi món ăn đều có một ý nghĩa riêng, một hương vị đặc trưng. Nhưng tất cả đều là mong ước sang năm vui vẻ hạnh phúc, cuộc sống ấm no, đầy đủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *