Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

Bạn đang đọc: Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

Giữa mùa nắng nóng thèm món ăn có nhiều chất mát để làm dịu cơ thể. Mang trong mình tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, lại bổ dưỡng dân dã, trứng vịt lộn rau răm được xem là đồ ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe.

Trứng vịt lộn hay còn gọi là hột vịt lộn là quả trứng vịt đẻ xong được ấp thành phôi, từ xa xưa đã được xem là món ngon, bài thuốc bổ dưỡng. Không khó để tìm thấy khắp phố phường Hà Nội một gánh hàng rong, một góc phố hay dưới tán cây một quán nhỏ bán trứng vịt lộn rau răm. Vị cay, vị bùi ăn khi còn nóng hổi thì ngon không gì bằng.

Trứng vịt lộn không chỉ là món ăn dân dã của khắp các vùng miền ở Việt Nam mà còn được ưa chuộng ở một số nước Châu Á khác như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia…tuy nhiên cách thưởng thức có khác nhau đôi chút. Ở Philippin trứng vịt lộn còn được gọi là pa – lút ( Balut) theo tiếng địa phương, và trứng thường được ăn khi ấp 17 ngày và lại thiếu đi cọng rau răm và muối tiêu đầy bản sắc như người Việt ta.

Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

Trứng vịt lộn rau răm được xem là món ngon, bài thuốc bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Trứng vịt lộn “đắt giá” như vậy bởi nó chứa nhiều chất bổ dưỡng, ATP và enzym làm mạnh khí huyết, tác động vào quá trình làm lành vết thương và chống lão hoá. Lâu nay, cả Đông và Tây y đều sử dụng phôi của trứng như một vị thuốc bổ. Ngoài ra, khi ăn kèm theo rau răm có tác dụng ấm bụng, kích thích tiêu hóa…vài ba sợi gừng mỏng và lát tỏi, ớt cay…mang lại vị cay ấm rất dễ chịu.

Để lựa chọn được những quả trứng vịt lộn ngon, người ta thường soi trứng dưới ánh đèn điện hay đèn dầu, hoặc có thể vo tròn tờ giấy soi quả trứng lên ánh sáng giống như ống nhòm để xem trứng già hay non, thường trứng già thì con sẽ có nhiều lông, ít cùi, trứng vừa độ phải là trứng được ấp từ 19 đến 21 ngày t.uổi. Những quả trứng đủ ngày sẽ được đun sôi trong năm đến bảy phút và phải ăn ngay trong lúc nóng. Một chiếc chén nhỏ để đựng, dùng muỗng nhôm hay sống dao gõ mạnh cho rạn vỏ, vừa vân vê, vừa xuýt xoa quả trứng nóng, vừa vội vàng nhưng phải thật nhẹ nhàng để bóc từng mảnh vỏ trứng. Một màng lụa mỏng lộ ra, đằng sau lớp màng trắng đục ấy là chất nước cốt màu nâu nhạt tinh túy nhất của quả trứng, cùi đỏ, cùi trắng xinh xắn bao bọc gọn phôi trứng.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Rau càng cua trộn thịt bò

Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

Hột vịt lộn, cút lộn xào me được xem là khoái khẩu của “dân nhậu” bởi vị chua ngọt, béo ngậy.

Khi thưởng thức chỉ cần cho chút bột canh, vài lát tỏi, vài sợi gừng thái chỉ, mấy cọng rau răm, ớt tươi, dùng thìa xắn từng miếng. Hoặc có thể ăn với nước mắm gừng, vừa thổi vừa xì xụp húp, cái vị nước mằn mặn, ngòn ngọt, cay cay xâm nhập khắp cơ thể, chỉ nghĩ đến thôi nhiều người cũng thèm cái vị ngon ngọt ấy.

Khác với Hà Nội, ở các miền Nam hột trứng vịt lộn thường được để vào cái chung nhỏ, đầu to của quả trứng hướng lên trên, sau đó chỉ việc bóc vỏ ở đầu hướng lên trên này, rồi xúc ăn với gia vị, muối tiêu ớt, rau răm. Ở miền Trung, trứng vịt lộn ăn với nước mắm tỏi, gừng, đu đủ, ớt cay. Nhấp một tí mắm ấy, cái tổ hợp chua chua, mặn mặn, thanh thanh, nồng nồng cũng khiến một tay vội vàng xắn thêm một miếng trứng, còn tay kia thì bốc ngay một ít rau răm cho vào miệng để kịp hòa nhịp.

Độc đáo hơn, ngoài trứng vịt lộn người ta còn ăn trứng cút lộn, trứng gà lộn, trứng ngỗng lộn… cũng rất thú vị, nhưng thường nếu là cút lộn thì một người phải ăn chục quả mới đỡ thòm thèm. Cút lộn, vịt lộn còn được biến hình trong các món khác như hấp ngải cứu, xào me có vị chua chua mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng ăn rất lạ miệng.

Theo Lao Động

Ai nên hạn chế ăn trứng vịt lộn?

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng; mặt khác không phải ai cũng dùng được.

Trong quá trình phát triển từ thành phôi đã có một số chất bị chuyển hóa, tiêu hao để biến đổi thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi mà tạo nên giá trị bổ dưỡng của loại trứng lộn dù là trứng vịt hay trứng cút.

Đông y coi trứng lộn là “món ăn-bài thuốc bổ”. Chính vì vậy mà công năng, tính vị bài thuốc này được coi là phương thuốc có công hiệu tư âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau trưởng thành.

Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retino) và t.iền vitamin A (beta caroten) khá cao. Bởi vậy, khi ăn vào cần có đủ lượng dầu mỡ để hòa tan (là vitamin tan trong dầu mỡ) thì cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Do đó có thể ăn kèm với bánh lạc vừng (lạc luộc hay lạc rang cũng được) hoặc uống thêm sau khi ăn một chút dầu ăn lạc hay vừng. Chim cút còn được mệnh danh là sâm động vật nên cút lộn cũng vô cùng bổ dưỡng.

Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

>>>>>Xem thêm: Bí quyết làm gà hấp Đài Loan ngon ‘mê ly’ không khác gì ngoài hàng

Trứng vịt lộn có công hiệu tư âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau trưởng thành. (nguông ảnh: internet)

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng vì mỗi khi ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp kịp, bị đào thải ra ngoài, thậm chí sinh tiêu chảy; mặt khác không phải ai cũng dùng được. Vì vậy t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Đối với trẻ từ 5 – 12 t.uổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 -2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Một liệu trình là 15 ngày liền. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thế lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn (có khả năng cải thiện chiều cao cho trẻ vì trong trứng lộn chứa hàm lượng caxin cao). Còn công hiệu hơn cả khi sử dụng các loại thuốc bổ khác. Với trẻ từ 12 t.uổi và người lớn có thể ăn 1 -2 quả trứng vịt lộn hay 5 – 10 quả trứng cút lộn.

Ăn trứng vịt lộn hay cút lộn rất thích hợp với những người hay ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu m.áu… Thời gian ăn có thể kéo dài liên tục từ 60 – 90 ngày. Trong thời gian bồi bổ bằng trứng lộn, không nên hút t.huốc l.á, không uống rượu bia, năng tập thể dục đều đặn. Với trẻ trong độ t.uổi học trò còn cải thiện đáng kể về trí nhớ và khả năng suy luận trong học tập, tiến bộ rõ rệt

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *