Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn là nơi sinh sống thích hợp của cá đục bởi môi trường nước biển trong sạch. Gỏi cá đục Minh Châu đã trở thành món ăn ngon khó cưỡng mỗi dịp hè thu.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Theo người dân địa phương, cá đục ở đây thịt trắng, săn chắc và rất lành tính do thích hợp với môi trường nước biển trong sạch ở xã Minh Châu. Mùa cá đục hàng năm kéo dài từ đầu mùa hè đến mùa thu (từ tháng 3 đến tháng 10).

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Cá đục. Ảnh: Báo Thanh niên.

Ở Minh Châu, khu vực nhiều cá đục nhất là ở kề vụng kín nằm kẹp giữa Cửa Đối và vụng Đầu Cào, cách cảng tàu khách Minh Châu không xa. Đây là khu vực nước biển lặng, dưới có nhiều bãi rạn, nhiều thức ăn, phù du vì thế cá đục hay chọn làm nơi sinh đẻ.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Cá đục nướng. Ảnh: Thế giới tiếp thị.

Cá đục màu trắng, thân nhỏ dài từ 10 đến 15 cm, hình dáng giống loài cá bống nước ngọt, có vảy óng ánh màu xà cừ, do đó nó còn được gọi là cá đục bạc. Chính vụ từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm cá đục trưởng thành, thịt béo và ngon, ngọt nhất.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Thịt cá đục trắng và ngọt.

Vào mùa, người dân Minh Châu đ.ánh bắt cá bằng phương pháp truyền thống: đ.ánh lưới, câu chùm… Sản lượng cá đục trung bình đạt khoảng 7 tấn. Với nguồn nguyên liệu cá đục dồi dào, người dân đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: chiên giòn, gỏi, kho tộ, phơi một nắng, nấu canh chua…

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Cá đục có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Trong đó món gỏi cá đục Minh Châu được nhiều người dân và du khách ưa chuộng hơn cả. Cá đục tươi sống, to chừng 2 ngón tay là vừa vặn nhất. Nếu muốn gỏi ngon hơn, phải chọn cá đục hoa, loại có vạch màu vàng nâu dọc chiều dài thân, thịt mềm và thơm. Để làm gỏi ngon, khi câu cá phải khéo léo gỡ để giữ cá sống.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cá đục được làm sạch, đ.ánh vẩy và bỏ phần ruột cá rồi thấm khô nước, sao cho thịt cá ráo nhất có thể. Sau đó loại bỏ xương sống lưng, thái chéo để bỏ phần xương dăm ở bụng cá. Đây là khâu quan trọng để thịt cá được nguyên vẹn, không bị nát khi làm gỏi.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Cá đục tươi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cá đục cắt lát mỏng được ngâm ngay vào nước cốt dừa rồi vắt chanh cho cá chín tái. Rắc hành tím, đậu phộng và muối, đường, bột nêm, ớt, tỏi, sả đã băm nhuyễn vào đĩa cá rồi trộn đều. Cho bốn, năm lát gỏi vào chén nước mắm, thả vào ít lá rau húng, ăn với bánh tráng nướng.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Gỏi cá đục. Ảnh: Báo Thanh niên.

Từng miếng cá đục trắng trong tươi roi rói còn được ăn kèm lá mui biển, loại lá đặc trưng nơi đây, thêm ít loại rau thơm thường thấy trong món gỏi. Vị ngọt của cá kết hợp vị chua thanh của lá mui và vị cay nồng của nước mắm nhĩ ớt tỏi tạo nên món gỏi cá đục Minh Châu nổi tiếng xa gần.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Ảnh: tuhaoviet.

Nếu là tín đồ của những sản vật vùng biển, đến Quảng Ninh bạn đừng bỏ qua món gỏi cá đục Minh Châu, gỏi cá ở mỗi nơi sẽ mang lại hương vị cảm giác khác nhau, không nơi nào giống nơi nào. Và đừng quên theo dõi blog iVIVU cập nhật nhanh nhất những bài viết hữu ích!

Bánh gật gù Tiên Yên: Ngon và lạ

Việt Nam vốn nổi tiếng với các món ăn từ phở, nhưng mỗi vùng miền phở lại được chế biến với phương thức và hương vị riêng.

Ở Tiên Yên ( Quảng Ninh), một món bánh phở với cái tên ngộ nghĩnh ” bánh gật gù” được coi là đặc sản có một không hai.

Việt Nam vốn nổi tiếng với các món ăn từ phở, nhưng mỗi vùng miền phở lại được chế biến với phương thức và hương vị riêng. Ở Tiên Yên ( Quảng Ninh), một món bánh phở với cái tên ngộ nghĩnh ” bánh gật gù” được coi là đặc sản có một không hai.

Gỏi cá đục Minh Châu, món ngon khó cưỡng ở Quảng Ninh

Cái tên ” bánh gật gù” xuất phát từ dáng hình, tính chất của bánh và khoái cảm của người ăn. Chiếc bánh khi cầm trên tay như người ngủ gật, ngả ngón nhiều phía nhưng nhờ tính dẻo dai mà không gãy còn khi thưởng thức bánh, thực khách thích thú, gật lên gật xuống khen ngon. Cũng từ đó, tên gọi bánh gật gù ra đời khá hài hước và gây hứng thú khám phá hương vị cho người ăn.

Đã là đặc sản thì quy trình chế biến phải rất kì công và có bí quyết riêng. Anh Lê Quốc Cường, chủ tiệm bánh gật gù Tiên Yên chia sẻ ” Để làm loại bánh này, gia đình phải dạy từ 5h sáng để chuẩn bị nguyên liệu. Bánh được làm thủ công, trực tiếp tráng, khâu pha chế khác với các loại bánh phở thường, ăn phải thấy độ giòn của bánh thì mới đạt yêu cầu, bánh mà ăn thấy tan trong miệng coi như hỏng”. Nếu nhiều nơi bánh phở sử dụng máy để sản xuất với số lượng lớn thì ở Tiên Yên bánh phở được làm thủ công từ khâu tráng đến khâu cuốn. Ngày qua ngày, từng chiếc bánh gật gù được tráng mỏng, cuốn trong lúc còn nóng bởi bàn tay thuần thục, cần mẫn của những người thợ làm bánh.

Như các món bánh phở khác, nguyên liệu làm bánh gật gù từ gạo nếp, nhưng khâu pha bột có khác. Gạo phải được vo sạch, trộn cùng cơm nguội và xay nhuyễn cùng nước. Có lẽ do cơm nguội và bí quyết gia truyền của thợ làm bánh mà chiếc bánh gật gù có độ dẻo và độ giòn khác biệt. Một chiếc bánh phở thông thường được cuốn chặt, không nhân, chỉ có vị ngọt nhẹ của gạo nếp đâu thể làm nức lòng người ăn. Cái làm dậy mùi, dậy vị và khiến chiếc bánh gây nghiện chính là nước chấm được chế biến theo công thức đặc biệt. Người ta phi vàng hành khô, đảo cùng thịt băm và chút mắm, tiêu và mỡ gà để cho ra hỗn hợp nước chấm thơm phức, béo ngậy, váng vàng.

Bánh gật gù và nước chấm luôn phải dùng kèm nhau, và đặc biệt hơn khi ăn người ta phải dùng tay để thưởng thức trọn vị thơm ngon của món đặc sản gần gũi, bình dân này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *