Gỏi tu hài

Ở Quảng Ninh, nghệ thuật ẩm thực của người dân vùng biển là nét hấp dẫn riêng có, níu chân du khách. Giữa rất nhiều cách chế biến thì gỏi luôn là sự lựa chọn của rất nhiều thực khách. Và gỏi tu hài là món gỏi lạ, thơm ngon.

Bạn đang đọc: Gỏi tu hài

Tu hài hay còn gọi là ốc vòi voi là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Sở dĩ tu hài được gọi là ốc vòi voi vì có vòi, có thể dài hơn 10 cm để vươn ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, ốc vòi voi sống rải rác trên các trương cát ngầm và thềm cát có san hô ở vùng biển ấm.

Gỏi tu hài

Tu hài với chiếc vòi dài, là nguyên liệu tuyệt vời cho món gỏi.

Trước đây, tu hài chủ yếu được khai thác trong tự nhiên, nay loại nhuyễn thể này đã được nhân giống, nuôi trồng phổ biến ở các vùng biển sạch Bái Tử Long (Vân Đồn) vì ở đây có môi trường nước trong, độ mặn ổn định thích hợp cho tu hài sinh trưởng và phát triển.

Đến vùng biển đảo Vân Đồn thực khách có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ tu hài như: Tu hài hấp, tu hài nướng mỡ hành. Đặc biệt, một trong những món truyền thống của người dân biển thực khách không nên bỏ lỡ đó là gỏi tu hài.

Tu hài làm gỏi chọn con có kích thước lớn, béo và có chiếc vòi dài thì càng ngon. Nếu tìm được tu hài trong tự nhiên làm gỏi thì càng tuyệt vời hơn. Anh Nguyễn Thanh Đình, đầu bếp nhà hàng tại xã đảo Minh Châu, nơi thường chế biến các món hải sản ở xã đảo cho biết: Ngoài nguyên liệu tươi ngon, quan trọng nhất chính là khâu sơ chế tu hài. Bước này đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, khéo léo trong từng thao tác từ làm sạch ruột, loại bỏ phần chứa cát đến việc chế biến để tăng độ giòn cho món ăn.

Gỏi tu hài

Món gỏi tu hài nhìn thật hấp dẫn.

Tu hài sau khi rửa sạch để ráo nước, được bổ đôi giữ nguyên phần vòi, rồi lấy m.ũi d.ao loại bỏ phần diềm xung quanh vòi, rút phần ruột như cái gân xanh nằm bên trong thân tu hài. Tiếp đến, rửa qua lần lượt bằng nước sạch, hơi ấm rồi cho vào ngâm với nước cốt chanh. Cách này giúp cho phần thịt tu hài khi ăn giòn hơn.

Để món ăn thêm phần hấp dẫn, cần xếp tu hài lên đĩa có sẵn đá lạnh được ngăn cách bằng lớp giấy bạc hoặc giấy nilon phía dưới để tăng độ giòn, đưa lại cảm giác mát lạnh khi thưởng thức.

Gỏi tu hài ăn cùng nem cuốn và các loại rau thơm, chuối xanh, dứa… chấm với xì dầu, mù tạt. Tươi ngon, giòn khi thưởng thức, thực khách hẳn sẽ không quên vị ngọt của tu hài, đặc biệt vị thơm, ngọt, dai dai, giòn giòn của phần vòi tu hài. Đây là món ăn bổ dưỡng, được coi là vị thuốc tốt có tác dụng tốt bồi bổ cho sức khoẻ, sinh lực.

Nếu đến Quảng Ninh, yêu thích những món gỏi thì thực khách nên một lần lựa chọn cho mình gỏi tu hài để thưởng thức, cảm nhận và khám phá hết những nét độc đáo của món ăn hấp hẫn này.

Gỏi thanh trà cho ngày hanh hao

Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, người Huế thường xuýt xoa nhắc đến món gỏi “thanh trà”sao mà thơm, thanh, thích hợp trong cái tiết Thu hanh hao…

Tìm hiểu thêm: Món kem cam sữa chua ngon ngọt lại đẹp da

Gỏi tu hài

Dĩa gỏi thanh trà và hải sản tươi sống hấp dẫn

“Nắng tháng Tám rám trái bòng”, ngoài đường phố đã thấy bày bán bưởi, bòng và thanh trà, nhiều nhất vào đầu tháng 8, bọn trẻ hớn hở sắp đón Trung thu. Người lớn cúng rằm tháng 7, trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả thường có trái bưởi, trái thanh trà ở giữa rất đẹp mắt. Ở Huế, xưa nay, các nhà vườn ở một số làng ven sông Hương, sông Bồ hay sông Ô Lâu thường trồng các giống cây ăn trái này.

Theo kinh nghiệm của nhà vườn “bưởi hay thanh trà đầu mùa ăn chưa ngon. Bao giờ bắt đầu có những cơn mưa tắm gội, thì giống này ăn mới ngọt thanh, bóc ra thấy múi tép nó mọng nước”. Ăn hoài ăn mãi nhưng đôi khi vẫn có người nhầm lẫn bưởi với thanh trà. Cách phân biệt bưởi và thanh trà bằng mắt, nhìn bên ngoài vỏ bưởi thường màu trắng, vỏ thanh trà màu vàng. Trái lại nếu bóc ra, múi tép thanh trà màu trắng trong, còn múi bưởi thì màu vàng hoặc đỏ hồng, giá thanh trà đắt hơn bưởi.

Làng Thủy Biều (Tp. Huế) được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “thanh trà” vào năm 2008. Đến năm 2014, thanh trà Thủy Biều đã lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam; là một trong 5 đặc sản của Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á. Hiện nay thanh trà được nhà vườn trồng theo hình thức chuyên canh cây đặc sản. Từ Thủy Biều sau đó mở rộng ra đến xã Phong Thu (huyện Phong Điền), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà), xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy).

Gỏi tu hài

>>>>>Xem thêm: Những quán ăn có cách phục vụ thô lỗ vẫn đông khách

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến món gỏi thanh trà

Thanh trà ngon là những trái vỏ mỏng, bóng mượt, màu hanh vàng. Thanh trà có thể để trên cây vài ba tháng, càng lâu, càng ngọt, hương vị đậm đà. Những món ăn được người Huế chế biến gỏi từ thanh trà có thể kể là ram cuốn (nem), đặc biệt nhất là gỏi mực khô trộn thanh trà.

Để chế biến gỏi người ta nướng mực bằng rượu, rồi xé tơi thành sợi nhỏ, cho vào chảo đảo qua; tiếp đó mới cho những tép thanh trà đã tách rời vào trộn đều tay. Múc ra dĩa, khi ăn với nước mắm chanh, ớt, tỏi. Không mực khô thì đơn giản hơn, người ta rang những con khuyết khô (có nơi gọi là con ruốc) trộn cùng với thanh trà cũng khá ngon.

Gỏi thanh trà mùi vị vừa chua vừa ngọt thơm, ăn cùng bánh tráng hay bánh phồng tôm. Cái ngon từ những tép thanh trà mọng nước, vị ngọt từ con khuyết hay mực khô, hòa quyện với mùi vị diếp cá, rau quế. Ngày rằm hay mùng 1 âm lịch, muốn đổi vị, thích ăn chay thì làm gỏi thanh trà với đậu phụ, nấm đùi gà, cà chua cũng thơm ngon không kém.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *