Những ngày, trời oi nồng khó chịu. Để thay đổi thực đơn hằng ngày với tiêu chí dễ ăn, nhẹ bụng mà vẫn đầy đủ dưỡng chất, đầu bếp của Nhà hàng chay 3 Lá (TP.HCM) giới thiệu món gỏi tứ quý dễ làm nhưng cũng rất ngon miệng.
– Xoài, cóc, đu đủ, khoai môn (50 gr mỗi thứ, bào sợi); cà rốt, ớt sừng cắt sợi, rau răm, húng lủi
– Khoai môn sợi sắp lên rây theo kiểu cái tổ để tạo sự dính liền, đặt vào chảo dầu đang sôi, một tay múc dầu rưới đều lên phía trên trong vòng 2 phút, khoai môn sẽ chín giòn đều.
– Trộn đều các loại xoài, cóc, đu đủ, rưới nước mắm chay chua ngọt đã pha lên đều, trộn rau răm, húng lủi, ớt sừng để trang trí; cho vào rổ khoai môn. Rắc đậu phụng lên mặt.
– Vị chua chua, ngòn ngọt xen lẫn vị cay the đầu lưỡi mang đến cảm giác ngon miệng.
Cách làm bánh cống Sóc Trăng ngon chuẩn vị
Cách làm bánh cống sẽ là một chủ đề rất thú vị và đáng thử với những người yêu thích làm bếp và món ngon miền Tây.
Bánh cống là món ngon nổi tiếng của vùng sông nước, cụ thể là ở tỉnh Sóc Trăng. Nếu ai đã từng có dịp ghé thăm nơi đây, chắc chắn sẽ biết đến món bánh này. Bởi lẽ chúng được bày bán khá nhiều dọc các tuyến đường du lịch. Bánh cống nhờ vào hương vị thơm ngon lẫn hình dáng độc đáo bên ngoài mà trở nên phổ biến hơn. Công thức làm bánh cống không khó nhưng đòi hỏi cần phải có sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng khâu chế biến. Trong bài viết này, Yeutre.vn sẽ bật mí cho bạn mẹo làm món bánh này, chúng ta cùng tham khảo và thử thực hành nhé.
Bánh cống là đặc sản nổi tiếng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Ảnh: Internet
1. Hương vị gây thương nhớ của món bánh cống miền Tây
Trước khi bàn về cách làm bánh cống, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua một chút về bánh cống vì hẳn cũng còn những chị em chưa rành loại bánh này. Bánh cống có nguồn gốc từ đồng bào Khmer, vì thế mà ban đầu chúng còn có cái tên gọi khác là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại. Do hai tên này khá khó nhớ nên sau này người dân Sóc Trăng đã dựa trên hình thức làm bánh mà đổi tên thành bánh cống.
Nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên một cái bánh cống ngon chính là bột gạo được lựa chọn thật kỹ. Nguyên liệu khác gồm đậu xanh, đậu nành, củ sắn, tôm thịt kèm thêm các loại rau thơm khác. Và đặc biệt không thể thiếu dụng cụ làm bánh là chiếc cóng. Dụng cụ này có hình dáng tương tự như phin cà phê có tay cầm dài, vì thế mà chiếc bánh làm ra cũng có hình dáng ngộ nghĩnh như thế. Trông vừa ngốc ngếch lại vừa đáng yêu, điều thú vị ngon vô cùng đặc trưng.
Bánh cống khi thành phẩm có màu vàng sẫm đẹp mắt. Ảnh: Internet
Như đã nói ngay từ đầu, bánh cống được ví như thức quà rất đỗi bình dị nhưng trong mỗi một khâu chế biến đều yêu cầu cao về sự tỉ mỉ, tinh tế và có phần nhanh nhẹn. Vì thế mà người làm bánh được ví như “kiện tướng”, hai tay phải hoạt động liên tục, tay trái đổ bột thì tay phải phải vớt bánh ra.
Bánh cống khi thành phẩm có màu vàng hơi sậm, hình dáng như chiếc cóng, trên bề mặt có con tôm nằm khoanh tròn trông cực kỳ hấp dẫn. Ngay ở miếng cắn đầu tiên, bạn đã cảm nhận được vị giòn rụm của vỏ bánh rồi sau đó là chút vị béo của đậu xanh, vị ngọt của tôm thịt quyện với nước mắm chua ngọt, tất cả đã tạo nên một tổng thể thật hài hòa và gây nghiện vô cùng. Thế mới thấy, chẳng phải tự dưng mà món bánh này lại có thể tồn tại cả trăm năm và trở thành đặc sản của tỉnh Sóc Trăng.
2. Cách làm bánh cống Sóc Trăng
Với những ai đã một lần đến miền sông nước Nam Bộ, có dịp thưởng thức hương vị bánh cống Sóc Trăng và đến nay vẫn còn vương vấn thì hãy tự làm nhé. Làm bánh cống tại nhà không chỉ giúp chúng ta được thỏa thuê hương vị, còn có trải nghiệm lý thú về loại bánh mà ta yêu thích nữa.
2.1. Nguyên liệu
200 gram tôm tươi
200 gram thịt xay
100 gram đậu xanh
50 gram bột giòn (bột năng/ bột bắp/ bột chiên giòn)
200 gram bột gạo
50 gram bột mì
2 gram bột nghệ
Rau sống: rau thơm, xà lách, cải bẹ xanh
Nguyên liệu làm đồ chua: 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ khoai môn, 350 ml giấm, 1 trái chanh
Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, hành tím
4 tép tỏi
2 trái ớt
Dụng cụ: khuôn đổ bánh cống, dao, chảo,..
2.2. Hướng dẫn cách làm bánh cống Sóc Trăng
Sơ chế nguyên liệu
Tôm chọn mua những con còn tươi sống, đem về cắt bỏ đầu, chân và rút chỉ đen ở lưng, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.Khoai môn, cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, thái sợi dài và đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng từ 10 đến 15 phút để sạch nhựa và không bị thâm.Đậu xanh vo sạch, cho vào ngâm trong nước khoảng 8 tiếng, hoặc bạn có thể ngâm qua đêm cho đậu nở mềm.
Sơ chế nguyên liệu làm bánh cống Sóc Trăng. Ảnh: Internet
Ướp và chế biến nguyên liệu
Đem thịt xay ướp với 1 gram muối, 1 gram tiêu, 2 gram đường và 5 gram hạt nêm. Dùng muỗng trộn đều và để khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.Bắc chảo lên bếp, làm nóng 2 muỗng cà phê dầu ăn, cho 20 gram hành tím băm vào phí thơm, sau đó trút thịt đã ướp vào xào săn.
Xào thịt săn lại để làm nhân bánh. Ảnh: Internet
Tôm sau khi làm sơ chế sạch, bạn cũng cho vào tô, ướp với 2 gram muối, 2 gram đường và 1 gram tiêu, trộn đều và để yên cho tôm thấm gia vị.Đậu xanh sau khi ngâm qua đêm, vớt ra vo lại cho sạch rồi cho vào nồi hấp chín.Làm đồ chua: Vớt cà rốt và củ cái trắng ra khỏi thau nước muối pha loãng, vắt sạch rồi xả lại với nước. Tiếp đó cho hỗn hợp vào thau và bóp với 200 gram giấm, 50 gram đường. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
Trộn đồ chua để ăn kèm với bánh cống. Ảnh: Internet
Pha bột làm bánh cống
Chuẩn bị một thau vừa, cho vào 200 gram bột gạo, 50 gram bột giòn, 50 gram bột mì, 2 gram bột nghệ và 180 ml nước lọc. Dùng phới lồng đ.ánh đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất thì dừng, để yên khoảng 30 phút cho bột nghỉ.Việc sử dụng bột chiên giòn sẽ giúp vỏ bánh được giòn và xốp hơn. Và bột nghệ sẽ tạo màu sắc đẹp mắt cho bánh cống.
Sau khi đ.ánh bột tan đều cần để bột nghỉ 30 phút trước khi chiên. Ảnh: Internet
Chiên bánh
Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 800 ml đến 1 lít dầu ăn. Đun đến khi dầu sôi thì nhúng khuôn bánh vào trước. Cách này sẽ giúp bột không bị dính vào khuôn bánh khi đổ.Bày hết tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm đậu xanh hấp chín, bột bánh, tôm tươi, thịt băm xào và khoai môn thái sợi lên bàn.Sau đó cho vào khuôn bánh 2 muỗng canh bột, một ít thịt xay và đậu xanh, thêm 2 muỗng canh bột, khoai môn thái sợi và cuối cùng là tôm, tráng thêm ít bột lên trên để tôm không bị rơi ra ngoài.
Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào khuôn bánh. Ảnh: Internet
Nhúng khuôn bánh vào nồi dầu khoảng từ 5 đến 7 phút để tạo hình và giúp vỏ bánh bên ngoài được cứng hơn. Sau đó lấy bánh ra và chiên trực tiếp trong nồi dầu cho đến khi chín và vàng đều các mặt thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu. Làm liên tục đến khi hết số nguyên liệu đã chuẩn bị thì ngừng.
Chiên bánh ngập dầu để vỏ bánh được vàng đều. Ảnh: Internet
Để pha nước chấm ngon, bạn có thể pha nước mắm chua ngọt như gia đình thường ăn. Hoặc, bạn bắc một nồi khác lên bếp, cho vào 100 gram nước lọc, 100 gram đường và 60 gram nước mắm, đun lửa vừa đến khi hỗn hợp gia vị tan đều thì tắt bếp, để nguội. Sau đó thêm vào 1 muỗng canh tỏi và ớt băm, cùng nước cốt của 1/2 quả chanh. Tùy theo khẩu vị gia đình mà bạn có thể thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp.
Thành phẩm
Bánh cống khi thành phẩm có màu vàng sẫm đẹp mắt. Bạn tranh thủ bày bánh ra bàn cùng với nước mắm chua ngọt , rau sống và đồ chua đã chuẩn bị. Bánh cống ăn khi còn nóng sẽ cho hương vị thơm ngon hơn.
Bánh cống giòn béo luôn hấp dẫn người thưởng thức theo cách riêng. Ảnh: Internet
Chiếc bánh cống giòn giòn, béo béo quyện với rau sống tươi ngon, chấm một cái thật đã vào chén mắm ớt chua cay, tất cả hương vị quyện lại với nhau một cách hoàn hảo đến bất ngờ.
Cách làm bánh cống tuy không quá khó nhưng lại nhiều công đoạn và khá tốn thời gian. Thế nhưng với một món bánh xếp vào tinh hoa ẩm thực Việt thì cũng thật xứng đáng để chúng ta tốn chút công đúng không nào. Cuối tuần rãnh rỗi thì bạn hãy thử thực hiện cho gia đình nếm thử nhé. Chắc chắn mọi người sẽ rất thích thú và không ngớt lời khen ngợi cho đầu bếp đâu.