Không cần phải đau đầu suy nghĩ hôm nay ăn gì, bạn có thể tham khảo thực đơn mâm cơm gia đình dưới 200.000 đồng giàu dinh dưỡng dưới đây.
Bạn đang đọc: Gợi ý thực đơn cả tuần cho mâm cơm gia đình dưới 200.000 đồng
Trong những ngày dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ăn cơm tại nhà là lựa chọn của nhiều gia đình. Với mâm cơm gồm những món như gà ta kho dưa cải chua, trứng chấm mắm ớt, canh đậu hũ hẹ thịt bằm, rau dền luộc, tráng miệng dưa lưới sẽ cung cấp cho các thành viên trong gia đình đầy đủ dinh dưỡng.
Chị Bích Vân chia sẻ để bữa ăn trông đầy đặn, hấp dẫn hơn, bạn có thể chọn bát đĩa đồng màu, có kích thước vừa phải. Trong ảnh là bữa cơm gồm 5 món gà nướng mật ong, chả ram, đậu que xào thịt bò, canh rau củ hầm chân gà, táo xanh tráng miệng.
Chủ nhân của những bức hình này chia sẻ thường lên các nhóm về ẩm thực để tham khảo thực đơn, sau đó lựa chọn các món phù hợp với khẩu vị của gia đình để nấu. Rau muống xào thịt bò kết hợp cùng canh cà chua trứng, lòng dồi hấp hành, tôm rang thịt ba chỉ, nhãn tráng miệng sẽ giúp bạn có bữa ăn chinh phục khẩu vị thành viên gia đình.
Tìm hiểu thêm: Mì sườn kho hiếm có ở Sài Gòn
Bữa ăn có giá dưới 200.000 đồng chỉ nấu trong khoảng 45-60 phút là gợi ý cho nhiều gia đình bận rộn. Bạn có thể dễ dàng chuẩn bị bữa tối cho cả nhà với bò kho, thịt luộc, đậu hũ thịt bằm sốt cà chua, chả ram chiên, canh bí bằm thịt xay, rau muống luộc.
Khi không có nhiều thời gian, bạn nên chọn thực đơn bữa tối gồm những món truyền thống dễ nấu. Mâm cơm với bí xanh hầm chân giò, cá nục chiên, rau muống xào tỏi, dứa tráng miệng là gợi ý bạn có thể tham khảo. Hình ảnh mâm cơm của gia đình được chị Bích Vân chia sẻ nhận được nhiều bình luận tích cực.
Với nguyên liệu từ thịt gà, bạn có thể đa dạng cách chế biến như rim, rang lá chanh hoặc nấu cùng bí đỏ. Để mâm cơm được tươm tất hơn, bạn có thể bổ sung đĩa rau cải thìa luộc để giảm ngấy.
Món ăn từ rau muống
Hồi đó, trước sân nhà có một khoảng đất nhỏ, mẹ để dành trồng rau muống. Đó là lý do rau muống là món ăn thường xuyên có mặt trên bàn, trong mỗi bữa cơm nhà chúng tôi.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến]- Thịt nướng riềng mẻ thơm phức khó cưỡng
Đơn giản, dễ làm nhất là món rau muống luộc. Những bữa cơm có cá kho, ăn với rau muống luộc chấm tương hay nước mắm ớt tỏi chanh đường, xì xụp húp nước rau dầm sấu, thỉnh thoảng cắn quả cà pháo giòn giòn, trong tiếng cười vui vẻ và khuôn mặt hồ hởi của các thành viên… là những ký ức đẹp, tươi rói đến tận bây giờ.
Từ rau muống luộc, có thể chế biến các món khác. Đó là món rau muống xào tỏi, được xem là đặc sản của nhiều nhà hàng hiện nay. Hoặc thêm vào đĩa rau ít nước cốt chanh, chút muối, vài thìa đường, ít tỏi đ.ập giập, rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phụng rang giã nát… thế là có món gỏi rau muống; sau này sang hơn thì thêm tôm, mực, thịt heo hay thịt bò… Nhưng món nộm chay từ rau muống của mẹ ngày ấy, với chúng tôi, đến bây giờ vẫn thấy sao mà ngon thế!
Mẹ cũng hay nấu canh rau muống với những mẩu cá vụn còn sót lại trong nồi cá kho. Rau muống rửa sạch, cắt thành khúc chừng 4 – 5cm. Nấu nước sôi rồi cho rau vào. Thêm chút muối, bột ngọt, thế là thành món canh ngon lành. Món canh rau muống nấu chua phức tạp hơn, mẹ chỉ nấu khi nhà có khách. Sau khi canh rau muống đã chín, mẹ vớt hết rau ra, nêm gia vị, cho giá, hành lá, rau ngổ thái khúc cùng chén nước cốt me vào rồi đun tiếp. Khi sôi lại, cho rau muống vào rồi nhắc xuống. Bát canh rau muống nấu chua không chỉ hấp dẫn bởi vị thanh mát mà còn vì những sắc màu đẹp mắt: Rau xanh, giá trắng, me vàng…
Rau muống chẻ là món ăn ưa thích của cả nhà vào những ngày Chủ nhật, khi mẹ làm món bún riêu cua. Nhai miếng rau giòn sần sật, húp miếng bún nấu riêu ngọt lịm, chúng tôi bỗng thấy những vất vả khi lụm cụm ngồi chẻ từng cọng rau được đền bù thật xứng đáng…