Mâm cơm nào cũng ngon, dễ ăn, dễ nấu, đặc biệt ai thấy cũng thèm.
Bạn đang đọc: Gợi ý thực đơn tuần mới cực ngon, mâm nào mâm đấy nhìn là thèm!
Trời vẫn còn lạnh vì thế mâm cơm gia đình vẫn cần nhiều các món ăn ấm nóng, đậm đà. Nếu chưa biết tuần này phải ăn gì, bạn có thể tham khảo thực đơn nhà chị Thu Hằng ở Hà Nội dưới đây.
Chị Thu Hằng.
– Su su luộc.
– Tráng miệng: cam.
– Cá phi lê chiên xù.
– Canh măng khô.
– Rau mầm đá luộc.
– Thịt viên mộc nhĩ.
– Canh cải cúc nấu thịt.
– Dâu tây tráng miệng.
– Thịt luộc.
– Rau bí xào tỏi.
– Dâu tây, cà chua tráng miệng.
– Đậu chiên giòn.
– Chả bề bề.
– Lòng gà xào hành.
– Thịt viên mộc nhĩ.
– Canh rau ngót nấu tôm.
– Bún đậu mắm tôm gồm: đậu rán, bún, dồi sụn, chả cốm, thịt chân giò luộc.
Chả cá lăng: Cá lăng nướng, lòng cá. bún, hành lá, rau thơm, dưa chuột chua ngọt.
4 món canh không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền của người Việt
Những món canh vừa đậm đà vừa đầy đủ dưỡng chất này sẽ vô cùng hợp lí để thưởng thức trong dịp Tết quây quần.
Canh bóng thả
Nguyên liệu:
Bóng bì
Thịt nạc
Xương lợn
Tôm nõn khô
Súp lơ xanh hoặc trắng
Quả đậu (đậu Hà Lan)
Cà rốt
Rau mùi
Gừng
Gia vị: mắm, hạt tiêu, muối, phèn chua
Canh bóng thả
Sơ chế nguyên liệu:
– Xương lợn rửa sạch, chặt khúc
– Tôm khô rửa sạch
– Bóng bì chọn loại thăn dầy không có lông, nở đều, ngâm bóng bì trong nước vo gạo khoảng 3 giờ, vớt ra rửa bằng nước phèn chua cho hết nhớt và trắng sạch.
– Cắt bóng bì thành miếng hình quả trám hoặc hình vuông vừa ăn, cho nước gừng, rượu bóp nhẹ để tẩy hết mùi hôi, rửa lại, vắt khô.
– Thịt gà, thịt nạc luộc chín thái mỏng.
– Súp lơ thái miếng vừa ăn, rửa sạch.
– Đậu chọn quả non tước vỏ.
– Cà rốt tỉa hoa thái miếng tròn.
– Nấm hương ngâm với nước sôi, rửa sạch.
Cách làm:
Bước 1: Cho xương lợn vào nồi ninh, khi sôi thì hớt bọt, để lửa nhỏ, cho gừng nướng, đ.ập nhẹ hành khô, cùng một ít muối vào nồi nước dùng.
Bước 2: Vớt hết xương ra bát rồi thả lần lượt tôm, đậu Hà Lan, súp lơ, cà rốt, nấm hương, bóng bì thì cho sau cùng, đun sôi để rau củ, chín, thêm chút gia vị cho vừa ăn thì bắc ra.
Bước 3: Múc hết rau củ, bóng ra bát tô, khi ăn thì đun sôi lại nước dùng chan vào bát, thêm chút rau mùi.
Canh bóng thập cẩm là món ăn dân dã nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỳ công, tỉ mỉ với nước dùng từ xương đậm đà cùng các loại rau củ thanh mát. Món ăn giúp cân bằng vị trong mâm cỗ Tết, rất bổ dưỡng.
Canh nấm hạt sen
Nguyên liệu:
Hạt sen tươi: 250 gram.
Nấm rơm: 150 gram.
Nấm hương khô: 100 gram.
Đậu phụ non: 1 bìa (100 gram)
Cà rốt: 1 củ.
Bắp non: 100 gram. (Có thể thay bằng bắp ngọt tùy thích)
Hành lá, mùi ta: 100 gram.
Gia vị: hạt nêm chay, bột canh, hạt tiêu xay.
Canh nấm hạt sen
Cách làm:
Hạt sen rửa sạch, thông phần tâm để hạt sen bớt đắng.
Nấm hương ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở, cắt bỏ phần chân nấm, rửa lại sạch với nước lọc.
Nấm rơm gọt bỏ phần chân, rửa sạch với nước muối loãng cho hết nhớt, cho ra rổ, để ráo.
Đậu phụ non thái miếng vừa ăn.
Cà rốt gọt bỏ vỏ tỉa hoa rồi thái lát.
Bắp non rửa sạch, để ráo.
Hành lá, mùi tàu thái nhỏ.
Bắc một nồi khoảng 1 lít nước lọc lên bếp, cho hạt sen vào đun sôi khoảng 10 phút cho hạt sen chín mềm nêm nếm thêm chút hạt nêm và bột canh vào cho hạt sen ngấm gia vị.
Khi hạt sen đã mềm, bạn cho tiếp nấm hương và nấm rơm vào và đun sôi khoảng 5-6 phút .
Tiếp đến cho cà rốt và bắp non vào đun khoảng 5 phút cho chín vừa .
Cuối cùng, cho nốt phần đậu phụ non vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, đun thêm 1-2 phút rồi cho hạt tiêu vào và tắt bếp.
Múc canh ra bát và rắc hành lá, mùi tàu lên rồi thưởng thức.
Canh măng khô chân giò
Nguyên liệu:
Măng khô: 500g (tùy theo sở thích có thể chọn măng lá, măng lưỡi lợn…)
Móng giò: 1 cái
Xương: 300g
Gia vị, muối, nước mắm, hành lá.
Tìm hiểu thêm: Học mẹ đảm Hà thành làm cá kho quả chay ngon ‘nuốt lưỡi’, ăn trôi cả nồi cơm
Canh măng khô chân giò
Các bước thực hiện:
Bước 1: Măng khô rửa sạch với nước sau đó ngâm qua đêm cho măng nở hết. Có thể ngâm từ 2 – 3 đêm, thay nước hàng ngày. Ngày đầu tiên ngâm có thể dùng nước vo gạo để giúp măng trắng và ngon hơn, những ngày còn lại dùng nước thường.
Bước 2: Sau khi ngâm, thì cho măng vào nồi nước đun sôi luộc vài lần cho đến khi măng mềm hoàn toàn và nước luộc măng màu trắng thì dừng lại. Nên để nồi măng sôi trong ít nhất một giờ với lửa trung bình.
Bước 3: Luộc măng xong vớt ra ngâm với nước lạnh để tăng độ giòn. Sau đó xé nhỏ hoặc thái miếng tùy ý với măng.
Bước 4: Xào sơ măng với một ít muối và nước mắm cho măng ngấm gia vị. Lưu ý để lửa nhỏ giúp măng chín đều.
Bước 5: Móng giò, xương cần xát muối rửa sạch và cho vào nồi, chần qua để khi nấu nước dùng sẽ được trong. Sau đó đem rửa lại với nước cho sạch sẽ.
Bước 6: Đổ móng và xương vào nồi, thêm nước lạnh và ninh trong khoảng 30 phút, nếu có bọt thì hớt hết bọt để nước dùng được trong.
Bước 7: Tiếp tục cho măng đã xào vào nồi xương đang ninh, sau đó đun cho đến khi măng chín mềm, móng chín nhừ là được.
Bước 8: Nếm lại một lần nữa xem nước dùng đã đậm đà chưa. Thả hành lá vào nồi rồi tắt bếp và múc canh ra bát và thưởng thức thôi.
Canh khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu:
Khổ qua (còn có tên gọi khác là mướp đắng).
Thịt xay nhuyễn (có thể thay thế bằng các loại chả, tôm,.. xay nhuyễn).
Mộc nhĩ (còn có tên gọi khác là nấm mèo).
Hành lá, rau ngò, hành tím,…
Gia vị gồm tiêu, muối, nước mắm,…
Xương ống hầm lấy nước.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu thịt kho hột vịt nước dừa béo ngậy thơm ngon
Canh khổ qua nhồi thịt
Cách thực hiện:
Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho đến khi mềm, loại bỏ tai và thái nhỏ. Hành lá và các loại rau thơm rửa sạch, loại bỏ lá úa vàng, sâu bệnh.
Cho thịt đã xay nhuyễn vào trộn đều cùng mộc nhĩ, hành lá thái nhỏ cùng với một ít hạt nêm.
Khổ qua chọn trái to vừa phải, tươi mới, mổ dọc để loại bỏ phần ruột bên trong và chần với nước sôi từ 3 đến 5 phút.
Nhồi thịt vào bên trong khổ qua, nấu với nước hầm xương trong thời gian từ 30 phút để khổ qua chín nhừ, hòa quyện các hương vị lại với nhau.
Chúc bạn thành công!