Hương vị của bánh mì chiên tôm là sự kết hợp tuyệt vời từ bánh mì giòn tan nhúng trong bột hòa quyện với vị ngọt của tôm tươi, đi kèm đó là vị mặn, ngọt cay của nước chấm tương đen pha ớt bằm.
Bạn đang đọc: Hấp dẫn bánh mỳ chiên tôm – Món ăn sáng ưa thích mấy chục năm của người dân Sài Gòn
Chiếc xe bánh mì nằm gọn một góc giữa chốn phồn hoa náo nhiệt của phố Tây Sài Gòn, nhưng quán ăn này lại chiếm được cảm tình rất lớn cả của người dân địa phương lẫn nước ngoài suốt bao năm qua. Không yêu cũng không được vì ngày nào từ lúc 6h sáng là chiếc xe bánh mỳ này cũng tỏa ra một mùi thơm nức mũi, khiến cho ai nấy đi qua cũng đều thấy cồn cào để rồi ngoái lại mà hít hà.
Quán bánh mỳ này là của cô Nguyên, cô đã bán ở Sài Gòn mấy chục năm rồi. Lúc đầu, cô bán ở Chợ Lớn, khi đó thì giá bánh mì chỉ có 4 nghìn một chiếc. Trải qua bao nhiêu năm, nay lại còn bán hàng ở ngay quận 1, thế nhưng bánh mỳ cũng chỉ lên giá 10.000đ chiếc. Mới nghe thôi mà đã muốn khám phá ngay rồi.
Bánh mỳ của cô Nguyên là làm theo kiểu người Hoa, xe bánh mì không có pate, bơ, chả… như những hàng khác mà chỉ vỏn vẹn một rổ bánh mì, một thau dầu to để chiên và một hộp nhựa đựng đầy những con tôm tươi rói. Gọi là bánh mỳ chiên tôm thì tôm chắc chắn phải chiên lên rồi, nhưng ở đây cả bánh mỳ cũng sẽ được chiên lên giòn rụm và thơm phức, mang đến một bữa sáng tràn đầy năng lượng cho người dân Sài Thành.
Cắt một nữa chiếc bánh, nhúng qua bột ướt, sau đó xếp đều 3 con tôm lên, rồi từ từ thả vào thau dầu đang sôi. Bánh mì xúc tác với dầu nghe một tiếng “xèo” rõ rệt, nhanh chóng tỏa ra mùi thơm nức mũi. Điều mà cô Nguyên cho rằng quyết định thành công của món ăn này đó là những con tôm tươi rói trong chiếc hộp nhựa. Bởi bánh mì làm ra chẳng khó chút nào, pha bột mì thì cũng đơn giản, nhưng bánh mì muốn ngon thì tôm phải là những con tôm tươi xanh, râu dài, thịt săn chắc, không bị rụng đầu. Tôm chiên lên giữ được vị ngọt quyện vào với bánh mỳ. Bí quyết đơn giản thế thôi mà giữ chân mấy chục năm được biết bao thực khách.
Tìm hiểu thêm: Miến xào muốn mềm tơi, không nát nhất định không được bỏ qua 3 bước này
Món bánh này khá giống với bánh tôm của người Hà Nội, nhưng phần đế ở dưới thì bánh tôm dùng bột chứ không dùng bánh mỳ. Nếu bánh tôm chấm nước mắm chua ngọt thì món bánh mỳ chiên này sẽ được chấm với nước tương đen đậm đà. Hương vị của bánh mì chiên tôm là sự kết hợp tuyệt vời từ bánh mì giòn tan nhúng trong bột hòa quyện với vị ngọt của tôm tươi, đi kèm đó là vị mặn, ngọt cay của nước chấm tương đen pha ớt bằm sẽ làm cho những ai thưởng thức có ấn tượng thật khó quên.
Quán bán từ 6 giờ đến 11 giờ sáng ở đoạn Đề Thám giao Cô Bắc (quận 1, HCM). Mỗi chiếc bánh có giá 10.000đ. Quán có rất đông người dân Sài Gòn và cả người nước ngoài đến thưởng thức bánh mỳ chiên tôm cho bữa sáng hoặc bữa trưa đó.
Cá thòi lòi trộn gỏi lá kìm không ăn thì “tiếc hùi hụi” ở Sài Gòn
Không chỉ hấp dẫn giới trẻ bởi sự nhộn nhịp, sầm uất bậc nhất Việt Nam, Sài Gòn còn hấp dẫn với nền ẩm thực vô cùng phong phú.
Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức món gỏi cá thòi lòi trộn lá kìm ngon trứ danh với vị ngọt đậm của cá quyện trong vị chua, chát của lá kìm, ăn rất thú vị.
Cá thòi lòi là một cái tên nghe quen mà lạ đối với những người dân vùng ngập mặn. Là một loại sinh vật lạ đời, là cá nhưng thòi lòi lại nhảy loi choi, kiếm mồi trên mặt nước, đất bùn và sống trong đất bùn sâu.
Thòi lòi có quanh năm, thuộc giống ăn tạp. Thòi lòi có hình dạng rấu xấu nhưng thịt lại rất thơm ngon và được những người sành ăn đ.ánh giá là hơn đứt các loài cá như lóc, rô, trê, kèo… bởi thịt rất mềm, ngọt thơm.
Nhìn hình dáng cá thòi lòi bên ngoài chẳng ai ưa được nhưng lại là món thơm ngon khi qua bàn tay chế biến của đầu bếp. Ảnh: I.T
Nếu có dịp đến khu du lịch Vàm Sát (Cần Giờ, TP.HCM) bạn sẽ được thưởng thức những món ngon được chế biến từ loài cá này như thòi lòi kho tiêu, thòi lòi kho tương hay xiên que nướng trui thơm nức chấm với muối tiêu chanh…
Nhưng bạn đừng quên thưởng thức một món ăn khá lạ là gỏi cá thòi lòi với lá kìm. Đây đúng là một thức đặc sản tuyệt ngon của sông nước. Thịt cá thòi lòi chắc, không mỡ nên khi nướng trui người ta thường phết thêm một chút mỡ để khi nướng cá không bị cháy. Cá được nướng trên lửa than ủ đượm hồng, trở đều, khi chín mùi thơm nức của cá lan tỏa trong không gian khiến ai cũng phải ứa nước miếng.
>>>>>Xem thêm: Cách làm sốt cà chua phết đế pizza, mì spaghetti chuẩn vị nhà hàng Ý
Cá thòi lòi trộn gỏi lá kìm là món ăn riêng có của khu du lịch Vàm Sát, Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Dân trí
Thịt cá sau khi nướng trui được gỡ nhỏ, trộn với lá kìm – một loại cây dây leo, thân mêm va nho. Dây la kim thường len lỏi giữa các bụi cây thấp hay bờ rào, có mau xanh ngăt, rât sach se, chỉ cần nhìn thấy thôi đa muôn ngăt bo vao miêng.
Món gỏi này ngon hay không lại phụ thuộc vào cách làm nước mắm để trộn gỏi. Nước mắm phải có độ ngọt đậm để át đi vị hơi chát và chua của lá kìm, trộn đều cùng chút hành phi vàng thơm nức, chút ớt cay cay, chút đậu phộng bùi bùi.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt của thịt cá, mềm, vị chua chua, chát, cay se se nơi đầu lưỡi, hòa quyện vào nhau rất thú vị, đủ để người thưởng thức xuýt xoa.
Nếu có dịp về với Cần Giờ, ngoài tận hưởng khung cảnh hữu tình, lắng đọng với những thanh âm của rừng ngập mặn, bạn cũng nên thưởng thức món ăn độc đáo mà chỉ có Cần Giờ mới có này.