Nước cam đào là món thức uống thanh nhiệt, kích thích vị giác cho những ngày lạt miệng, tăng đề kháng, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Với cách làm nước cam đào cực đơn giản mà VinID chia sẻ dưới đây bạn sẽ có ngay 1 ly nước siêu thơm ngon, mát lành đó. Cùng bắt tay vào bếp ngay thôi.
1. Cách làm nước cam đào nguyên chất bổ dưỡng
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
2 quả cam đào mọng nước
Đường, muối
Dụng cụ: Ly/ cốc, dao, thớt, dụng cụ vắt cam,…
Nguyên liệu làm ra một ly nước cam đào vô cùng đơn giản
1.2. Sơ chế nguyên liệu
Cam gọt vỏ để loại bỏ khả năng tiết ra tinh dầu khi vắt.Lăn quả cam đào vài vòng trên mặt thớt để cam ra nhiều nước và dễ vắt hơn. Tiến hành cắt đôi quả cam.
Bổ đôi quả cam đào để chuẩn bị ép lấy nước
1.3. Ép nước cam đào
Cho cam vào dụng cụ vắt lấy nước cốt. Chú ý đừng vắt quá mạnh tay.Để làm đa dạng thêm hương vị, bạn có thể kết hợp cùng các loại trái cây khác như dứa, táo, chanh, ổi, cà rốt,… tùy sở thích.Đổ nước cam đã vắt vào ly, cho lượng đường vừa miệng rồi bạn cho thêm một ít muối vào để đầm lại vị ngọt. Nếu không thích uống đường, có thể thay thế bằng mật ong.Khuấy đều và thêm đá vào là hoàn tất.
Ly nước ép cam đào có màu đỏ hồng thật bắt mắt
1.4. Thành phẩm
Nước cam đào pha xong có vị ngọt thanh, không quá gắt vì đã có chút muối để trung hòa. Sự mát lạnh từ nước cam kết hợp với đá viên sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng tức thì và đ.ánh bay cơn khát, cái nắng oi bức của ngày hè.
Cả gia đình sẽ thích mê món nước ép này cho mà xem
2. Lưu ý khi làm nước ép cam đào
2.1. Cách chọn cam đào tươi ngon
Cam mọng nước thường có hình dáng tròn đều, kích thước vừa phải, cầm thấy nặng tay.Vỏ ngoài vẫn còn tươi, mỏng, không quá sần sùi.Phần cuốn lá gắn chắc vào quả là những quả cam tươi ngon.Tránh mua những quả cam đào có màu sắc không đều, bị móp méo, dập nát, mất cuống, vỏ có những đốm lạ. Hoặc có vỏ dày, múi cam dễ bị khô, sượng, ít nước.Chọn cam đào đúng vụ mùa từ tháng 12 – tháng 5 năm sau để đảm bảo đủ độ chín và chất lượng nhất.
Để chọn được cam đào mọng nước, ngon ngọt cũng cần nằm lòng 1 số mẹo
2.2. Bí quyết để pha nước cam đào không bị đắng
Nước cam bị đắng không phải do không khí mà do phần tinh dầu trong vỏ cam gây ra. Dù nó có tính ấm, tác dụng trị ho, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại có vị hăng, cay, đắng rất khó uống.
Khi vắt cam, nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến tinh dầu tiết ra và hòa với nước cam. Nếu tinh dầu quá nhiều, nước cam sẽ bị đắng ngay sau khi vắt. Còn nếu ít thì vị đắng không lập tức xuất hiện mà để 1 lúc tinh dầu mới nổi lên trên.
Ngoài ra, tự bản thân nước cam đã có một số chất phản ứng với nhau tạo nên hợp chất limonoid. Nhiệt độ càng cao thì hợp chất này được tạo thành càng nhiều và gây đắng. Vậy nên cần hạn chế tối đa tinh dầu ở vỏ bị nhiễm vào nước cam bằng cách:
Cách 1: Gọt bỏ vỏ cam đào trước khi vắt.Cách 2: Quay quả cam đào trong lò vi sóng trong 30 giây. Cách này làm cho tinh dầu ở vỏ cam bốc hơi và không bị lẫn vào nước cam khi vắt.Kết hợp với dùng dụng cụ hoặc máy vắt nước cam chuyên dụng sẽ hạn chế được tình trạng nước cam bị đắng sau khi vắt.
Để nước cam đào không bị đắng thì nên gọt bỏ phần vỏ ngoài
3. Cách bảo quản nước cam đào đúng cách
Khâu bảo quản rất quan trọng để thức uống giữ được vị ngon và hàm lượng dưỡng chất vốn có.
Nước cam đào sau khi ép nên uống ngay và tối đa để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ.Nếu muốn trữ lạnh, bạn nên rót đầy nước cam vào chai thủy tinh sẫm màu và có nắp đậy.Rót đầy nước cam đào ép sẽ hạn chế lượng không khí trong chai, khiến nó không đủ để cho nước cam bị oxy hóa, mất hết chất dinh dưỡng.Nắp đậy giúp ngăn cản vi khuẩn từ các loại thực phẩm khác.Chai sẫm màu giúp ngăn trở quá trình p.hân h.ủy vitamin bởi ánh sáng, giúp bảo quản được lâu hơn, từ 1 – 2 ngày.
Nên uống nước cam đào luôn sau khi ép hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh 1 ngày
4. Công dụng của nước cam đào
4.1. Tốt cho da và tóc
Các đặc tính chống oxy hóa trong nước cam đào giúp bạn sở hữu làn da tươi trẻ, giảm thiểu các tác động của lão hóa. Đồng thời, Vitamin C có trong nước cam đào giúp kích thích sản xuất Collagen – một thành phần thiết yếu để duy trì mái tóc suôn mềm, giảm gãy rụng.
4.2. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Vitamin C và thành phần D-limonene trong nước ép cam đào có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư miệng, ung thư vú, ruột kết và phổi.
4.3. Giảm lượng Cholesterol xấu
Nước cam đào có chứa Pectin – một chất xơ hòa tan liên kết các Cholesterol trong ruột. Điều này sẽ giúp cơ thể không hấp thụ cholesterol vào trong m.áu. Bên cạnh đó, cam đào cũng chứa Hesperidin – thành phần có thể hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể.
4.4. Hạ huyết áp
Mật ong pha với nước cam là thức uống hoàn hảo tốt cho người có huyết áp thấp hoặc cao. Bởi chúng giàu kali, magie giúp hạn chế tác dụng của natri, ổn định huyết áp trở lại mức bình thường. Nước cam đào còn giúp ngăn ngừa các rối loạn tim mạch, chất hesperidin trong nước cam chống lại tắc nghẽn động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim.
Nước ép cam đào là thức uống cần thiết đối với những người mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch
4.5. Tăng cường miễn dịch
Nước ép cam đào có chứa nhiều vitamin C giúp các tế bào của hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng chứa lượng Vitamin A, Folate, đồng và các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất. Kết hợp cùng Thiamine có hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.
4.6. Ngừa sỏi thận
Nước cam đào có hàm lượng citrat cao giúp cân bằng độ pH tự nhiên trong cơ thể và làm giảm sự kết tinh acid uric – nguyên nhân gây ra sỏi thận.
4.7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nước cam đào có chỉ số đường huyết thấp nên cũng rất phù hợp cho những người có lượng đường trong m.áu cao.
4.8. Giảm cân
Cam đào chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa nên nếu áp dụng 1 cách khoa học cũng sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Người mắc bệnh tiểu đường hay đang trong chế độ giảm cân đều có thể dùng nước ép cam đào
4.9. Tốt cho mắt và não bộ
Cam đào chứa hàm lượng vitamin A dồi dào cần thiết cho việc phát triển thị lực. Sử dụng nước ép cam đào thường xuyên có thể chống lại các vấn đề liên quan đến mắt do lão hóa và hỗ trợ các chức năng khác của giác mạc. Không những vậy, vitamin C và các chất chống oxy hóa trong thức uống này cũng có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng.
Mặt khác, Axit Folic có trong nước ép cam đào sẽ giúp thúc đẩy hoạt động và sự phát triển toàn diện của các chất dẫn truyền thần kinh của não. Mức độ dẫn truyền thần kinh thấp có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu hay các dạng rối loạn thần kinh khác. Nước cam đào cũng chứa Polyphenol – hoạt chất đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
4.10. Có lợi cho xương khớp
Để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và hệ xương chắc khỏe, bạn nên uống một cốc nước cam đào vào buổi sáng. Nó giàu vitamin C, calci, thích hợp cho những ai không thích uống sữa.
Công dụng “vàng” của nước cam đào với với cơ thể
Nước cam đào là một loại thức uống vừa ngon, vừa có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Bổ sung món nước ép này hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn có một cơ thể tràn đầy sức sống. Chúc các bạn thực hiện thành công với cách làm nước cam đào mà VinID chia sẻ!
Đến ngay siêu thị Winmart/ Winmart hoặc truy cập VinID giá sốc trên app VinID để mua cam đào chất lượng nhé!
2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản tại nhà mà bạn nên biết
Nhờ 2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản ở nhà chúng ta dễ dàng có thức uống giải nhiệt mà không phải đi mua.
Không chỉ với cách chế biến dễ làm thức uống này còn tốt cho sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ chi tiết về cách nấu, bạn hãy tham khảo để có được những ly nước sâm thơm ngon cho nhà mình dùng nhé.
1. Cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản
Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản là bông cúc và đường phèn là bạn đã có thể có được một món nước giải khát ngon và thanh mát. Sau đây là định lượng của những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị cùng với cách làm. Bạn theo dõi và chuẩn bị nhé.
1.1. Nước sâm bông cúc cần nguyên liệu gì?
Bông cúc khô: 40g
Đường phèn: 400g
Lưu ý: Bạn cần chọn những địa điểm mua nguyên liệu chuẩn để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu bông cúc khô. Ảnh: Internet.
1.2. Cách nấu nước sâm bông cúc ngon không bị đắng
Bước 1: Ngâm bông cúc
Bông cúc khô sau khi bạn mua về thì lấy đúng số lượng bên trên. Sau đó bạn cho hoa cúc vào một cái thau rồi cho nước vào. Bạn ngâm khoảng 5 – 7 phút thì rửa lại một lần nữa với nước sạch, vớt ra rồi để ráo nước.
Lưu ý: Bởi vì bông cúc được phơi khô nên sẽ nhẹ hơn so với nước. Do vậy sẽ có những bông hoa khi ngâm thì bị nổi trên mặt nước. Nếu có hoa nổi thì bạn dùng tay ấn vào bông cúc cho chìm xuống bạn nhé.
Ngâm bông cúc khô. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước sâm
Sau khi đã sơ chế xong thì bạn cho nước cùng với bông cúc khô vào đun sôi khoảng 5 – 7 phút. Tiếp đó bạn hãy vớt hết bông cúc khô ra rồi cho đường phèn vào khuấy đều cho đến khi đường phèn tan hết thì bạn hãy tắt bếp.
Lưu ý: Lượng nước và lượng đường bạn có thể thay đổi để phù hợp với khẩu vị của mình. Nếu bạn uống thêm đá thì có thể cho ít nước hơn để vị nước sâm bông cúc đậm đà hơn.
Nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
1.3. Thành phẩm đạt được
Một ly nước sâm bông cúc đã được hoàn thành. Bạn có thể uống khi nước đang nóng ấm, hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng. Bạn còn có thể thêm đá để uống ngay nếu thích lạnh. Mùi hoa cúc thơm thoang thoảng thêm vào đó là vị ngọt của đường phèn thanh thanh hấp dẫn. Vị thơm ngọt đơn giản này giúp cho món nước thêm ngon miệng và kích thích được khẩu vị của những người “lười” uống nước lắm đấy nhé.
Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2. Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Với cách chế biến này sẽ có thêm một số nguyên liệu nhỏ để món nước sâm sẽ được ngon hơn. Tất nhiên vẫn là tiêu chí cũ là dễ dàng tìm mua nguyên liệu cũng như công thức đơn giản để bạn có thể chế biến nhanh ngay tại nhà.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu sâm bông cúc la hán quả
Bông cúc khô: 40g
Lá dứa: 10 – 15 lá
Thục địa: 2g
La hán: 1 quả
Hạt chia: 20g
Đường phèn: 450g
Lưu ý: Đây đều là những nguyên liệu mà bạn có thể tìm mua tại tiệm thuốc Bắc.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2.2. Hướng dẫn cách nấu nước sâm bông cúc quả la hán
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bông cúc bạn hãy ngâm nước khoảng 7 – 10 phút để cho bông cúc nở ra, bạn rửa lại bằng nước một vài lần nữa rồi vắt cho khô nước. Lá dứa thì rửa từng lá cho sạch đất rồi cuộn lại thành bó cho dễ nấu. Quả la hán bạn bổ nhỏ ra để dễ dàng chế biến.
Sơ chế nguyên liệu nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước đường
Bạn cho nồi lên bếp, cho nước và đường phèn vào đợi cho đến khi nước sôi thì bạn tắt bếp. Với cách này sẽ giúp bạn nhìn ra được trong đường phèn có bị lẫn các tạp chất trong đường phèn không.
Nấu nước đường. Ảnh: Internet.
Bước 3: Nấu nước sâm bông cúc
Bạn cho nồi lên bếp cùng với nước, bông cúc, quả la hán, thục địa và nấu sôi nhỏ khoảng 10 phút thì bạn cho lá dứa vào nấu thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn tắt bếp. Sau đó bạn vớt hết phần xác hỗn hợp trên ra sau đó cho nước đường phèn vào, khuấy đều rồi cho hạt chia và đường phèn vào là đã hoàn thành rồi đấy.
Cách nấu bông cúc quả la hán. Ảnh: Internet.
2.3. Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc quả la hán
Sau khi đã nấu xong thì bạn có thể uống được ngay hoặc đợi nguội rồi đóng chai bảo quản tủ lạnh. Nước sâm bông cúc la hán được chọn với màu săc đẹp cùng với vị ngọt thanh của la hán và đường phèn. Thêm vào đó là mùi thơm nhẹ, thoang thoảng của bông cúc. Đây chắc chắn sẽ là một loại thức uống giải nhiệt mà bạn sẽ cần cho mùa hè sắp tới.
Thành phẩm đạt được. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản nước sâm
Khi đã chế biến xong thì bạn cần bảo quản nước sâm cho ngon và uống được lâu hơn. Tham khảo một số cách bảo quản nước sâm sau đây:
Sau khi nấu xong thì hãy chờ cho nước sâm nguội rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.Nên chia nhỏ các chai để có thể tiện lấy ra hoặc mang đi trên đường để uống.Nước sâm có thể bảo trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày, tuy nhiên bạn nên uống nhanh hơn để không bị hư nước nhé.
Thật đơn giản với 2 cách nấu nước sâm bông cúc vừa thanh mát lại bổ dưỡng đã được Yeutre.vn tổng hợp ngay tại bài viết. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho mùa hè của bạn thật mát mẻ và tốt cho sức khoẻ hơn. Ngoài nước sâm bông cúc này, bạn có thể nấu nước sâm 24 vị , nước sâm mía lau , nước sâm rong biển để nhà mình đổi vị thêm phong phú nhé.