Không biết tự bao giờ, húng Láng đã góp mặt trong những tinh hoa của đất Hà Thành bởi hương vị thơm ngon nổi tiếng.
Bạn đang đọc: Húng Láng – Tinh hoa riêng của người Hà Thành
Rau húng Láng hay còn gọi là rau thơm, có vị thơm dịu mát là một đặc sản của làng Láng, thường xuất hiện trong bữa cơm bình dân hay cỗ bàn của người Hà Nội. Chính vì thế mà ngay từ xa xưa, húng Láng đã được ngợi ca hết lời cùng những đặc sản khác của Hà Thành:
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây
Thật vậy, rau húng Láng được trồng ở chính đất Láng có một mùi vị riêng độc đáo mà nơi khác không thể sánh bằng. Bởi húng làng Láng lá dày, có mùi thơm dịu mát, thoang thoảng, vị không cay còn húng Láng trồng nơi khác có lá mỏng hơn, ăn rất nhạt lại không thơm và có mùi hơi hắc…
Rau húng Láng nổi tiếng của làng Láng.
Để cảm nhận được hương vị của húng Láng, người ăn phải ăn từ từ, nhấm nháp từng chút… Tuy nhiên, để phân biệt được rau húng trồng ở làng Láng với rau húng trồng ở nơi khác thì phải người sành ăn mới biết còn những người trẻ không phân biệt được bởi quan niệm rau nào chẳng là rau.
Húng Láng thích hợp với rất nhiều món xào, nấu hoặc ăn sống cùng những loại rau khác. Với các món xào, nấu, rau húng Láng trở thành thứ gia vị gợi mùi hương cho món ăn đó. Chỉ cần thiếu thứ gia vị này, món ăn sẽ mất vị ngon riêng biệt và không dậy mùi thơm: món phở mà thiếu rau húng Láng thì sẽ chẳng còn hương thơm hấp dẫn người ăn hay với mì tôm, chỉ cần cho thêm vài cọng rau vào, mì tôm trở nên vô cùng ngon miệng.
Rau húng Láng thường được ăn kèm cùng một số loại rau sống khác: xà lách, rau mùi, rau bạc hà, kinh giới… Món rau sống này thường được ăn kèm với bún chả, nem, cá nấu, cá luộc….
Với người Hà Nội, húng Láng chính là một đặc sản thân quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày của họ. Và trong những ngày hè nóng nực này, rau húng Láng thường góp mặt cùng món bún riêu cua, canh cua, phở sáng, bún đậu mắm tôm hay cá sốt cà chua…
Thế nên, mỗi khi tết đến xuân về, người làng Láng lại nô nức chào đón những vị khách thân quen của mình tới mua những bó rau thơm lừng danh của làng Láng.
Theo LĐO
[Chế biến]- Tôm nướng chanh
Để tôm hùm được ngon, ngọt và thịt mềm, bạn nên vặn nóng lò trước khi cho tôm vào, khi nướng dùng dụng cụ phết dầu ăn để phết xốt bơ tỏi cho thấm, đều. Món ăn này dùng chung với rượu vang trắng rất ngon.
Nguyên liệu
Tôm hùm: 500g
Bơ: 100g
150g măng tây, 1 thìa cà phê ngò tây băm nhuyễn, 100g khoai tây, 1 trái chanh, 1 thìa cà phê muối tiêu, 1 thìa cà phê tỏi băm
Tìm hiểu thêm: Thưởng thức hương vị thịt trâu khô của người Thái
>>>>>Xem thêm: Sườn làm theo cách này mới là “cực phẩm”, thơm vị cà phê, thịt đậm đà, ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Cách làm
Tôm hùm rửa sạch, sau đó chẻ đôi lấy đường chỉ đen, ướp với thìa cà phê muối tiêu, ngò tây
Măng tây xắt bỏ phần già, phần non rửa sạch. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn
Măng tây luộc chín, vớt bỏ qua nước lạnh. Khoai tây nướng chín
Làm tan chảy bơ, phi vàng tỏi, nêm muối tiêu, nước cốt chanh vừa ăn
Cho tôm hùm vào đĩa sâu lòng, sau đó rưới xốt bơ tỏi chanh vừa khuấy vào, lật đều để xốt ngấm vào tôm hùm
Mở lò ở nhiệt độ 250C cho nóng, cho tôm hùm chan nước xốt vào, nướng đến chín vàng giòn trong khoảng 15 phút
Cho tôm hùm ra đĩa, ăn kèm với khoai tây nướng, măng tây luộc
Mách nhỏ
Để tôm hùm được ngon, ngọt và thịt mềm, bạn nên vặn nóng lò trước khi cho tôm vào, khi nướng dùng dụng cụ phết dầu ăn để phết xốt bơ tỏi cho thấm, đều. Món ăn này dùng chung với rượu vang trắng rất ngon.
Theo BĐVN