Khi gió mùa tràn về trên từng kẽ lá, cũng là lúc người ta khát khao tìm tới những món ăn ấm cúng, những giờ phút quây quần bên những người mà ta yêu mến.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách làm Lẩu Thái chua cay chuẩn vị… Việt
Còn gì tuyệt hơn khi cùng nhau ngồi lại bên nồi lẩu Thái chua cay, thơm nồng vị xả đang bốc hơi nghi ngút, bên ngoài ô cửa là từng cơn gió thu đông đang ra sức đem hơi lạnh về.
Thưởng thức một nồi lẩu Thái bốc hơi nóng hổi bên cạnh người thân yêu là món quà trong mùa đông này.
Lẩu Thái chua cay không còn là cái tên xa lạ với người Việt. Đây là một món ăn đặc trưng của Thái Lan, được nhiều nước trong khu vực biết tới và yêu thích.
Lẩu Thái dần trở nên phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, món ăn đặc biệt này lại có những biến thể sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của người dân sở tại. Tại nước ta, lẩu Thái cũng đã được biến đổi sao cho phù hợp với người Việt.
Lẩu Thái chua cay là món ăn phù hợp xoa dịu hơi lạnh mùa Đông.
Về cơ bản, lẩu Thái là một món đồ nóng. Mọi người quây quần với một nồi nước dùng chua cay đang sôi sùng sục, cùng nhau nhúng nguyên liệu sống vào và thưởng thức ngay khi chúng vừa chín tới. Hương thơm của riềng, sả, lá chanh và vị chua cay của nước dùng, hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt của nguyên liệu tươi ngon vừa chín tạo nên một món ăn tuyệt vời cho mùa đông đang tới.
Cách chế biến lẩu Thái … chuẩn Việt
Chuẩn bị Nguyên liệu nước dùng
Xương ống: 0.5 kg
Lá chanh: 15 lá
Sả: 4 củ
Hành tây: 1 củ
Quế, hồi: 2 nhánh
Ớt tươi: gia giảm tùy theo khẩu vị ăn
Riềng: 2 củTỏi: 2 củ
Cà chua: 4 – 5 quả
Gia vị: tương ớt, tương cà, muối, đường, bột ngọt, nước mắm, sa tế.
Nguyên liệu nước chấm
Chanh/
Quất: 1 quả (chanh), 2 quả (quất).
Đường: 3 muỗng cà phê
Muối: 3 muỗng cà phê
Ớt: tùy theo khẩu vị ăn.
Cải xanh: 1 cây.
Nguyên liệu nhúng lẩu
Nguyên liệu nhúng lẩu Thái vô cùng đa dạng và có thể thay đổi linh hoạt theo sở thích.
Người Việt ăn lẩu Thái thường không quá quan trọng trong việc số định số lượng các loại đồ ăn nhúng lẩu. Thông thường, mọi người sử dụng nguyên liệu theo sở thích của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, có những món nhúng “không thể thiếu” thể có một nồi lẩu thơm ngọt, chuẩn vị nhất.
Sau đây là những loại nguyên liệu nhúng lẩu mà Tạp chí ẩm thực khuyên bạn không thể bỏ qua:
Thịt bò: 1kg
Tôm: 1kg
Mực: 1kg
Nghêu (Ngao): 1kg
Các loại rau: rau muống, rau cần, cải thảo, bắp cải, rau susu, bông bí,….Bạch tuộc: 1kg
Bún tươi, mì tôm hoặc miến.
Các loại nấm: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm,…
Nguyên liệu chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể gia giảm tùy theo số lượng người ăn, cũng như khẩu vị của mình và gia đình.
Tiến hành nấu lẩu Thái
Nấu nước lẩu
Bước 1: Xương ống rửa sạch, chặt khúc, trần sơ với nước nóng rồi cho vào nồi cùng 3,5 lít nước, bắc lên bếp, đun sôi.
Bước 2: Sau khi nước sôi, cho nhỏ lửa trong 20 phút. Sau đó cho vào nồi quế hồi, lá chanh, riềng, sả đã đ.ập dập. Tiếp tục đun sôi nước dùng với mức lửa nhỏ nhất.
Bước 3: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng: 2 muỗng muối (3 muỗng hạt nêm), 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 5 muỗng nước mắm.
Bước 4: Trong lúc chờ nồi nước dùng hòa quyện hương liệu, bạn hãy dùng chảo phi thơm tỏi, hành, sả băm nhuyễn.
Bước 5: Sau khi các gia vị giòn, thơm, tiếp tục cho vào chảo: 1 muỗng tương ớt, 1 muỗng tương cad, cà chua và hành tây cắt nhỏ. Xào sơ qua sau đó trút vào nồi lẩu đang sôi lửa nhỏ.
Bước 6: Tiếp tục đun sôi nồi lẩu thêm 30 phút nữa, sau đó thêm sa tế và ớt tùy theo khẩu vị của gia đình.
Dù đặc điểm của lẩu Thái là vị cay nồng nhưng người Việt không phải ai cũng có thể ăn cay. Bởi vậy ớt và sa tế không nên cho quá nhiều.
Làm nước chấm
Bước 1: Cho nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng đường, 3 muỗng muối, ớt 1 quả băm nhuyễn , lá cải xanh bỏ cuống và máy xay hoặc cối.
Bước 2: Tiến hành xay nhuyễn mọi gia vị hoặc dùng cối giã đều.
Bước 3: Chia đều ra các chén nước chấm.
Số lượng nguyên liệu làm nước chấm lẩu Thái có thể gia giảm theo khẩu vị và số lượng người ăn.
Sơ chế đồ nhúng
Thịt bò rửa sạch, cắt miếng mỏng cho nhanh chín Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt râu. Bạch tuộc và mực rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng
5cm.Các loại nấm ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch.
Thưởng thức món Lẩu thái chua cay chuẩn Việt
Lẩu Thái là món ăn tuyệt vời để thưởng thức cùng gia đình, bè bạn.
Hương vị lẩu Thái mang nét đặc trưng khó có thể nhầm lẫn bởi vị thơm của gừng, xả, nồng nàn của lá chanh và cay nồng của ớt. Nếm thử lẩu xứ Chùa Vàng một lần, người ăn ngay lập tức sẽ ấn tượng bởi vị ngọt từ nước hầm xương, chua thanh và cay cay từ nhiều loại hương vị đặc biệt.
Sau khi đã chuẩn bị xong, cho nồi lẩu Thái xuống bếp mini hay bếp điện để tiếp tục đun nóng, bày tất cả các loại nguyên liệu ra đĩa, chờ nồi lẩu sôi, nhúng các loại nguyên liệu vào rồi thưởng thức cùng gia đình.
Lẩu cù lao – Tái hiện “kí ức miền Tây” giữa lòng Sài Gòn
Nhắc đến miền Tây không thể nào quên được ẩm thực dân giã nhưng lại gây nhớ thương thực khách. Một trong những món ăn làm nên t.uổi thơ của nhiều đứa con vùng sông nước chính là món lẩu cù lao một thời, nay được tái hiện giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.
Lẩu cù lao – Tái hiện “kí ức miền Tây” giữa lòng Sài Gòn
Địa chỉ tiệm lẩu cù lao: 410 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh.
Lẩu cù lao là món ăn thân thuộc của người dân miền Tây thường xuất hiện vào những bữa tiệc gia đình và giờ đây nó trở thành một kí ức t.uổi thơ của rất nhiều người mỗi khi nhắc đến.
Ảnh: @hana.closet29.
Tên món lẩu xuất phát từ hình dạng của chiếc nồi. Chiếc nồi tròn có quai, ở giữa là một ống nhôm rỗng nhô lên dành để đựng than, sức nóng từ than trong ống nhôm sẽ làm nóng phần nước dùng trong nồi mà không cần phải dùng đến bếp gas hay bếp cồn dưới đáy nồi. Ống nhôm ở giữa nồi lẩu làm người ta nhớ đến những mảnh đất cù lao nổi lên giữa sông ở miền Tây bao quanh là nước.
Với hình thức như cù lao dưới miền Tây, lẩu cù lao đang dần trở thành một xu hướng ẩm thực của người dân Sài Gòn, tiệm lẩu cù lao nằm trên đường Nguyễn Xí nổi bật với tấm bạt đỏ thông báo “hoạt động bình thường” dù có công trình đang xây kế bên. Tiệm có hai khu trong và ngoài với số lượng gần 200 bàn và mang nét đặc trưng của ẩm thực đường phố với cách trang trí đơn giản.
Ảnh: @tiemlauculao.
Thực đơn của tiệm lẩu có 3 món chính: lẩu mắm, lẩu thái và lẩu cù lao. Bên cạnh đó, tiệm còn có các món ăn khai vị như gỏi ngó sen tôm thịt, chả giò và bì cuốn.
Tìm hiểu thêm: Jambon cuộn thanh cua
Ảnh: Fb Tiệm Lẩu Cù Lao.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @tiemlauculao.
Ảnh: @tiemlauculao.
Lẩu cù lao dưới miền Tây thường sẽ không ăn cùng với cá mà sẽ được ăn cùng chả thịt, chả cá, thịt luộc, đồ lòng heo, da heo và rau củ nhưng lẩu cù lao trên Sài Gòn có vẻ đặc biệt hơn khi có thêm cá và có thêm nhiều loại nước lẩu giúp thực khách có nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức. Lẩu cù lao có bắt mắt, đủ sắc hay không là phải nhờ tay người tỉa tót hoa lá trang trí được làm từ cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, hành lá, ngò rí, ớt đỏ. Hoa tỉa xong được ngâm vào nước đá lạnh để giữ độ tươi và nở xòe đẹp mắt.
>>>>>Xem thêm: Có món bánh gạo hấp mềm ngon đến ngỡ ngàng, bạn thử mà không mê mới lạ!
Ảnh: Gia Thanh/Báo Thanh Niên.
Để ăn kèm với món lẩu cù lao này, bạn có thể dùng bún, mì hoặc có thể ăn kèm với gỏi cuốn, chả giò chiên,… Tất cả sẽ tạo nên một hương vị rất miền Tây ngay giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.