Mâm cỗ ngày Tết sẽ đủ đầy, may mắn hơn khi có món canh bóng cuộn ngũ sắc.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách làm món canh bóng cuộn ngũ sắc thơm ngon cho ngày Tết
Canh bóng cuộn ngũ sắc không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu sắc trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội.
Điều đầu tiên cần nói đến chính là sự tượng trưng của ngũ sắc trong món canh này. Theo quan niệm phương Đông, ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ được biểu hiện qua năm màu vàng, xanh, trắng, đỏ và đen tương ứng. Việc kết hợp các màu sắc này trong một món ăn không chỉ để tạo ra sự ăn hấp dẫn về mặt thị giác mà còn để cầu chúc sự cân bằng, hài hòa và thịnh vượng trong năm mới.
Món canh bóng cuộn ngũ sắc thường được làm từ bóng heo, hay còn gọi là da heo, đã được làm sạch và chế biến cẩn thận. Bóng heo sau khi được cuộn tròn sẽ được nấu cùng với nước dùng giàu hương vị. Các loại rau củ như cà rốt, hành lá, rau mùi, nấm hương và trứng sẽ được thái nhỏ và cuốn bên trong từng lát bóng heo, không chỉ tạo nên vẻ ngoài bắt mắt với đủ màu sắc mà còn góp phần tạo ra hương vị phong phú cho món canh.
Ảnh: Vũ Thu Hương
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, mỗi loại thực phẩm đều mang một thông điệp riêng biệt. Cà rốt với màu cam tươi tượng trưng cho sự may mắn, hành lá xanh tượng trưng cho sức khỏe, rau mùi xanh thẳm mang ý nghĩa của sự giàu có, nấm hương với sắc nâu đậm đà gợi lên sự ấm no, còn trứng với màu vàng của lòng đỏ thể hiện cho sự sung túc và thịnh vượng. Mỗi nguyên liệu khi kết hợp lại không những tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mà còn hòa quyện vào nhau như lời cầu nguyện cho một năm mới đầy đủ và viên mãn.
Ngoài ra, việc chuẩn bị và thưởng thức món canh bóng cuộn ngũ sắc trong dịp Tết còn là cách để mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc quý giá, gìn giữ và truyền bá văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nói cách khác, món canh không chỉ đơn thuần là một bữa ăn mà còn là một phần của nghi thức tạo nên không khí ấm cúng, gắn kết tình thân trong những ngày Tết.
Canh bóng cuộn ngũ sắc cũng thể hiện trình độ tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Quá trình chuẩn bị món ăn đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến cách cuộn bóng và trình bày món ăn. Điều này không chỉ phản ánh truyền thống tôn vinh sự cần mẫn và tài nghệ trong bếp núc của người Việt mà còn là cách thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn trọng đối với những người được mời thưởng thức món ăn này.
Tóm lại, món canh bóng cuộn ngũ sắc không chỉ là một phần của bữa cơm ngày Tết mà còn là sự hòa quyện của văn hóa, truyền thống và tình cảm gia đình. Mỗi bữa ăn cùng nhau, nơi mà người ta không chỉ “ăn” mà còn “nếm” trọn vị ngọt ngào của cuộc sống, “thưởng thức” trọn vẹn hương vị của hạnh phúc và “tiếp năng lượng” để bắt đầu một năm mới tràn đầy hy vọng và thành công.
Hướng dẫn nấu canh bóng cuộn ngũ sắc
Nguyên liệu cần thiết làm canh bóng cuộn ngũ sắc
– 100g bóng bì lợn (chọn miếng vuông vức, tươi mới), 1.5l nước luộc gà, 100g giò sống, 20g tôm nõn khô, 2 quả trứng gà.
– 1 cây súp lơ xanh – 1 cây súp lơ xanh loại nhỏ, cà rốt – đậu Hà Lan – ngô bao tử mỗi loại 50g, 15 cái nấm hương, 20g hạt sen, 10g mộc nhĩ, 20g đậu que, 10g thịt gấc.
– Gừng, rượu trắng, bột canh, hạt tiêu, rau mùi ta, nước mắm.
Cách thực hiện canh bóng cuộn ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế
– Mang bóng bì ngâm trong nước vo gạo đến khi mềm rồi rửa sạch. Bạn có thể ngâm nước thường, tuy nhiên nước gạo sẽ giúp bóng mềm, nở nhanh hơn. Sau đó, lại bóp bóng bì với rượu trắng và gừng đ.ập dập để loại bỏ mùi hôi. Làm như vậy không những giúp bóng bì thơm và còn có màu đẹp hơn khi nấu canh. Xả lại với nước nhiều lần và vắt khô.
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Súp lơ xanh và trắng mang rửa sạch dưới vòi nước. Chẻ dọc thân rồi cắt thành các miếng nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Nếu bạn muốn bát canh trông đẹp hơn, có thể tỉa hoa cà rốt, còn lại một ít mang bào nhỏ, để riêng.
– Đậu Hà Lan tước vỏ, ngô bao tử nhặt bỏ râu, cắt đôi theo chiều dọc. Rau mùi ta nhặt rễ. Tất cả mang rửa sạch, để ráo.
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Nấm hương khô, mộc nhĩ ngâm nước ấm và cho chút bột mì vào cho nở nhanh. Sau đó thái nhỏ mộc nhĩ.
– Tôm khô ngâm nước nóng cho nở, đậu que rửa sạch, tước sơ.
Bước 2: Chế biến
– Đầu tiên, dùng nước luộc gà bỏ thêm tôm khô vào hầm để tạo nước dùng ngon ngọt. Nêm nếm cho vừa miệng.
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Cho chảo chống dính lên bếp, đợi chảo nóng, phết một lớp dầu ăn thật mỏng, đổ trứng đã đ.ánh tan vào tráng một lớp mỏng.
– Lấy 1/3 lượng giò sống trộn với 10g thịt gấc để tạo mọc màu đỏ son.
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Bóng bì mang cắt làm 2 phần, dùng thìa lấy 1/3 giò sống phết 1 lớp lên miếng bóng, đặt trứng tráng mỏng lên, thêm 1 lớp mọc đỏ son. Cho đậu que, mộc nhĩ, cà rốt lên trên rồi cuộn chặt miếng bóng lại. Dùng chỉ buộc chặt lại. Làm tương tự với miếng bóng còn lại.
Tìm hiểu thêm: Phở Việt đứng thứ 2 trong Top 20 món nước ngon nhất thế giới
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Chỗ giò sống còn lại nhồi vào nấm hương làm mọc. Khi nước sôi độ 7 phút, cho 2 cuộn bóng vào chõ hấp chín, bỏ ra để nguội. Để vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn nên làm món trước đó vài tiếng để cuộn bóng chắc lại, khi thái sẽ đẹp hơn. Khi cắt, bỏ dây buộc, thái lát 1cm.
Bước 3: Nấu canh bóng
– Luộc sơ các loại rau củ. Lần lượt thả từng loại rau củ và bóng cuộn vào nồi nước dùng. Khi chín tới, vớt các loại ra để riêng. Thả viên mọc vào nồi nước dùng đang sôi, đun khoảng 2 đến 5 phút cho đến khi các viên mọc nổi lên trên mặt nước. Mọc chín cũng vớt ra bát riêng.
Ảnh: Vũ Thu Hương
– Chuẩn bị bát tô lớn, xếp bóng bì, rau củ, mọc giò nấm hương, tôm khô, rau mùi ta, rắc chút hạt tiêu cho hài hòa trong bát. Sau đó, chan nước dùng còn đang sôi trên bếp vào ngập bát. Món ăn thưởng thức khi còn nóng ấm sẽ ngon nhất.
Thành phẩm: Canh bóng bì cuộn ngũ sắc nước canh trong, vị ngọt dịu từ thịt gà và tôm khô, mùi nấm hương, gừng và tiêu đều dậy. Các loại rau củ chín tới, không bị nhừ nát, giữ được màu sắc tươi đậm, ăn ngọt giòn mà không bị sượng. Đặc biệt, bóng bì ngọt đậm đà ngậm nước dùng thơm ngọt và mọc giòn, không bở, không bã.
Chúc bạn thực hiện canh bóng bì cuộn ngũ sắc thành công!
Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc ngày Tết siêu dễ, lên món vừa ngon lại đẹp mắt
Muốn nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc chuẩn vị Hà Nội, đừng ngại học theo mẹo sau nhé chị em.
Canh bóng bì (canh bóng thả) là món ăn đặc sắc ngày Tết được chế biến theo nhiều nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn như canh bóng bì trứng cút, canh bóng bì thập cẩm, canh trứng bóng bì, canh bóng bì lợn, canh bóng cuộn giò sống,… Từ bóng bì chế biến được nhiều món canh ngon, nhưng để mâm cơm Tết thêm đẹp mắt và trọn vị, canh bóng cuộn ngũ sắc là ý tưởng thú vị hơn cả.
Gợi ý cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc
Muốn nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc chuẩn vị miền Bắc, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau.
Nguyên liệu cần thiết
Bóng bì – 200g, giò sống 100g, súp lơ xanh 100g, su hào 1 củ nhỏ, xương lợn 500g, tôm nõn khô 60g, trứng gà 3 quả, nấm hương 5 tai, cà rốt 1 củ, đậu Hà Lan 50g, gừng, hành tây, thịt gấc tươi, hành lá
Gia vị gồm hạt nêm, đường, muối, nước mắm, bột bắp.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế bóng bì (da heo) và rau củ
Bóng bì mua về mang ngâm với nước cho nở mềm. Gừng giã nhỏ pha với rượu trắng thêm chút nước chà khắp mặt bóng bì để khử mùi. Rửa lại vài lần cho sạch sẽ, bóp cho bớt nước và để ráo.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng hình hoa hoặc khối vừa ăn.
Súp lơ xanh ngâm với nước muối hoặc bột mì cho sạch. Cắt thành các miếng nhỏ. Su hào gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đậu Hà Lan nhặt bỏ xơ, rửa sạch, để ráo. Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch và để ráo.
Xương lợn rửa sạch, chần qua nước sôi và rửa lại lần nữa. Hành lá chần sơ cho mềm.
Bước 2: Đun nước dùng
Cho xương lợn, tôm khô vào nồi lớn, thêm nước và chút muối. Nấu chín nhừ để lấy nước dùng ngọt tự nhiên. Nhớ vớt bọt thường xuyên để nước dùng xương trong hơn.
Trong quá trình hầm xương, vớt bọt liên tục để có màu nước dùng trong.
Bước 3: Ướp giò sống
Cho giò sống vào bát, thêm thịt gấc đỏ cùng hạt nêm, tiêu xay rồi trộn đều. Phần bóng bì cũng có thể cho chút thịt gấc để tạo màu đẹp hơn.
Đập trứng gà ra bát, thêm chút tiêu và khuấy đều. Tráng trứng trên chảo lớn để tạo thành lớp mỏng.
Bước 4: Cuộn bóng bì ngũ sắc
Trải miếng bóng bì ra, phết giò sống lên trên dính vào bề mặt miếng bóng (chừa lại ít giò sống để dùng sau). Thêm lên trên trứng chiên vàng rồi cuộn tròn. Dùng hành lá đã chần sơ buộc định hình lại.
Giò sống được nhuộm màu gấc chỉ cần phết lớp mỏng không quá dày để cuộn ngũ sắc nhìn đẹp hơn. Ảnh: Điện Máy Xanh
Hấp cách thủy bóng bì cuộn trong khoảng 15 phút. Vớt ra, cắt khoanh nhỏ vừa ăn. Phần giò sống còn lại trám lên nấm hương để tạo mọc.
Bước 5: Nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc
Nước dùng đã chuẩn bị xong, chị em cho cà rốt, su hào, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, mọc nấm hương vào nấu. Nêm nếm với chút muối, đường, hạt nêm và 1 thìa nước mắm cho đậm đà.
Cho bóng bì cuộn vào. Nấu thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp. Múc canh bóng bì ra bát, thêm một vài nhánh mùi lên trên để trang trí.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh mỳ bơ tỏi tại nhà thơm ngon, hấp dẫn
Canh bóng bì cuộn ngũ sắc giúp mâm cỗ ngày Tết thêm đẹp mắt và hấp dẫn. Ảnh: Điện Máy Xanh
Chúc bạn thực hiện món canh bóng bì cuộn ngũ sắc ngày Tết thành công nhé!