Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc

Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng… bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Gạo nếp vo sạch và ngâm 6-8 tiếng sau đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.
Đầu tiên, vo gạo cho sạch rồi ngâm nước khoảng 6-8 giờ, vớt ra rổ để ráo. Tiếp theo người Thái trộn gạo với gừng giã và muối, rồi đổ gạo vào ống nứa, thêm nước ngập gạo.

Để cho món cơm lam ngon, người Thái không đổ nhiều gạo mà cách miệng ống khoảng một đoạn để khi gạo chín sẽ nở đầy kín miệng ống.

Sau đó dùng lá chuối đậy kín miệng ống rồi nướng trên lửa. Khi nướng liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Sau đó chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn bóc vỏ và ăn cùng với muối vừng sẽ rất ngon.

Cơm lam là một món ăn giản dị, độc đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non.

“Ngày xưa, cơm lam là món ăn mang đi rừng dài ngày của đồng bào dân tộc Thái. Người đi rừng chỉ việc mang đi ít gạo, lên rừng chặt ống nứa, dùng nước suối và tìm củi khô để chế biến cơm lam. Ngày nay, trong ngày hội văn hóa các dân tộc, người Thái thường trình diễn món cơm lam để giới thiệu nét ẩm thực đặc sắc gắn với văn hóa tộc người đến với bạn bè gần xa,” nghệ nhân Nông Văn Nhay, chuyên chế tác đàn tính của người Thái ở xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, cho biết.

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Gạo được cho vào ống nứa.

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Cơm lam được nướng bằng lửa bếp.

Tìm hiểu thêm: Con trai vào bếp còn khéo hơn cả con gái

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Sau khi cơm chín, phần vỏ ngoài ống nứa được dóc bỏ.

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Thành phẩm cơm lam.

Món ăn ‘siêu thối’ ít người dám thử của đồng bào Tây Bắc

Món da trâu thối của người Thái vùng Tây Bắc khiến không phải ai cũng dám thử, nhưng đây lại là món đặc sản đối với những người thích khám phá hương vị “độc lạ”.

Da trâu thối hay còn gọi là năng min là một món ăn đặc trưng của người Thái vùng Tây Bắc. Nguyên liệu để làm ra món ăn này là da con trâu. Sau khi lọc sơ chế, da trâu được đem gói lá chuối ủ khoảng hai ngày tùy điều kiện thời tiết.

Vào thời tiết mùa hè, nhiệt độ cao khiến da trâu nhanh “thối” hơn. Còn vào mùa đông người dân phải ủ thêm vài ngày mới lấy ra chế biến được.

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Sau khi ủ, da trâu bốc mùi sẽ được đem rửa sạch. Ảnh: Ytimg

Sau một thời gian ủ, da trâu bốc mùi được đem rửa sạch thì lông sẽ rụng hết. Sau đó, người ta đem miếng da đi phơi, rồi dùng nấu canh, nấu hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích.

Với người dân địa phương đây là một đặc sản có mùi vị đặc trưng. Nhưng đối với nhiều người, chỉ nghe thấy tên và ngửi thấy mùi đã không muốn thưởng thức món ăn độc lạ này.

Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc

>>>>>Xem thêm: 3 món kho mềm ‘ngon quên sầu’ cho những ngày thời tiết ẩm ương


Với món da trâu thối này, đồng bào người Thái thường dùng nấu canh hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích. Ảnh: Ytimg

Được biết, ngoài da trâu thối, đồng bào vùng cao Tây Bắc cũng nổi tiếng với món da trâu gác bếp. Da trâu gác bếp trong nhiều tháng liền nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng, nhất là vị ngọt, lại kèm thêm mùi thơm lạ của những loại gỗ bám trên da.

Để làm da trâu gác bếp, da trâu được ngâm nước nhiều giờ, đến khi mềm thì đem thái thành từng miếng nhỏ. Tiếp đến, da trâu được ướp với các loại gia vị như: Ớt, sả, muối, mì chính và mắc khén rồi chế biến thành canh hoặc nộm da trâu, da trâu muối…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *