Trung thu 2020: Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời hoặc trong nhà. Có nhiều nơi, các gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ Trung thu cúng gia tiên để cầu cho gia đạo an vui
Theo các nhà nghiên cứu sử học, truyền thống xưa không đặt nặng về mâm cúng mặn trong trung thu như ngày rằm tháng 7 hay Tết cổ truyền. Ẩm thực đặc trưng của ngày này là mâm bánh trái để trẻ nhỏ phá cỗ, vui Trung Thu. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn muốn chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng trung thu bên cạnh mâm hoa quả bánh kẹo ngọt để con trẻ phá cỗ. Dưới đây là mâm cỗ cúng gia tiên đầy đủ cả mặn ngọt để dâng lên gia tiên, cầu mong an yên trong gia đạo.
Mâm cỗ Trung thu cúng gia tiên cầu mong gia đạo an vui. Ảnh minh họa
Đầu tiên là trái cây trong mâm cỗ. Cúng Rằm Trung thu thường có chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra, các loại quả trong mâm cỗ truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.
Bên cạnh trái cây, bánh Trung thu là món không thể thiếu. Bánh Trung thu gồm có bánh nướng và dẻo. Hai loại bánh này thường có hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất, hoặc có thể là hình cá chép, hay chú lợn béo tròn. Ngoài ra, trà hoa sen, trà hoa nhài… cũng được dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
Ngoài ra, còn có các loại hoa quả đặc trưng cho mùa thu như bưởi, na, chuối chín trứng cuốc, cốm…
Phụ nữ khéo tay có thể cắt tỉa bưởi, dưa hấu thành hình các con vật với mục đích tạo niềm vui, thích thú cho trẻ nhỏ. Rằm Trung Thu cũng là thời điểm học sinh vừa bước vào năm học mới nên người xưa có tục lệ cúng tiến sĩ giấy với mong muốn trẻ con học hành tiến tới, đỗ đạt. Về khuya, thiếu nhi phá cỗ, còn tiến sĩ giấy được để trên bàn học
Các loại đèn trang trí bày cùng mâm bánh trái gồm đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, đèn con thỏ… Ngoài ra, với mâm cỗ cúng mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, tránh sử dụng thịt chó, mèo…
Tết Trung thu đang đến gần, bởi vậy để có một ngày trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy chúng ta đừng quên chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên đủ đầy để cầu mong gia đạo an vui nhé.
Những loại bánh trung thu đẹp rụng rời, ngon tuyệt hảo
Với những thiết kế độc lạ cùng màu sắc sặc sỡ, bánh trung thu hiện đại đốn tim người tiêu dùng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Những năm gần đây, bánh trung thu được làm ra không chỉ để ăn mà còn để ngắm, thậm chí để check in, sống ảo. Thay vì bánh cổ truyền quen thuộc, nhàm chán, những người thợ bánh đã sáng tạo vô biên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trẻ t.uổi.
Những chiếc bánh được thiết kế và trang trí với nhiều hình thức độc đáo, đẹp và lạ mắt đang thu hút lượng lớn người mua hàng với mức giá từ 40.000 – 100.000 đồng/chiếc.
Những chiếc bánh trung thu trông như một vườn hoa đang nở rộ và luôn thơm mùi bánh. Ảnh: Tô Hưng Giang
Các mẫu bánh được tạo hình, cắt tỉa theo hình các loài hoa rất công phu. Ảnh: Py Fam.
Dù chưa tới Rằm tháng 8 nhưng không khí được tạo ra bởi những chiếc bánh trung thu homemade vẫn chưa hề giảm nhiệt, được chia sẻ khắp mạng xã hội.
Bánh trung thu rau câu với nhiều họa tiết và màu sắc rực rỡ.
Tìm hiểu thêm: Xào rau muống nhớ kỹ “1 ngâm, 3 không” rau xanh mướt mườn mượt, giòn ngon không kém ngoài hàng
Bánh trung thu Namagashi kiểu Nhật với cách làm tỉ mỉ tinh tế. Ảnh: Py Fam.
Những bông hoa xinh xắn được gắn một cách khéo léo tạo lên những chiếc bánh nướng độc đáo đầy màu sắc. Ảnh: Tô Hưng Giang
Bánh tạo hình 3D đang rất hút khách dịp Tết Trung thu. (Ảnh: KT)
Sự độc đáo, hài hòa và nổi bật trong cách tạo màu, gắn hoa khiến chiếc bánh thu hút hàng nghìn lượt yêu thích. Ảnh: Tô Hưng Giang
Giá bánh nướng dao động trong khoảng 40.000 – 60.000 đồng/chiếc.
Bánh trung thu kem lạnh độc lạ thu hút giới trẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách làm thịt heo kho sả ớt ngon chuẩn cơm mẹ nấu
Các chi tiết hoa nổi 6D trên mặt bánh tạo thành điểm nhấn, thu hút người mua. Ảnh: Bánh trung thu nghệ thuật.