Làm thế nào để có một ly nước ép rau củ detox thanh lọc cơ thể – ngon nhất, dễ uống nhất? Tỉ lệ giữa loại rau, củ, quả nên cân đối thế nào?
Bạn đang đọc: Hướng dẫn làm nước ép rau củ detox thanh lọc cơ thể ngon nhất
Chúng ta cần xác định tỉ lệ phần trăm rau củ và trái cây trước khi làm nước ép. 6 lá cải xoăn có thể không nhiều nước bằng một quả táo, nhưng đấy là trước khi cho vào máy xay, thực tế thì nó nhiều hơn táo nhiều!
Không nhất thiết phải có một con số chính xác tuyệt đối khi thực hành làm nước ép detox. Chúng ta cứ bắt đầu bằng cách xác định có bao nhiêu miếng trái cây và rau củ bạn sẽ thêm vào nước ép và mỗi ngày bạn uống bao nhiêu cốc. Mình khuyên bạn nên uống từ 4 đến 6 cốc nước ép mỗi ngày, mỗi cốc từ 200 đến 300ml, cộng với tối thiểu là 2 lít nước.
Ví dụ nếu chúng ta làm một cốc nước ép có 5 thành phần, thì 4 loại trong đó là rau còn 1 loại là trái cây. Hoặc có thể uống 1 cốc nước ép 100% từ trái cây còn 4 cốc còn lại trong ngày 100% là nước ép rau.
Rau cũng có thể có vị ngọt!
Hãy nhớ rằng rau củ như cà rốt, củ cải đường, khoai lang và các loại rau có tinh bột khác có thể thêm hương vị ngọt tự nhiên cho cốc nước ép trong khi chúng vẫn được coi như là một loại rau. Và các quả họ cam như chanh xanh, chanh vàng hay bưởi rất thấp đường, chúng cũng được tính như một loại trái cây.
Ăn đa dạng mỗi ngày ( rau xanh là chủ yếu)
Mình cũng khuyên các bạn 50% nước ép hoặc các thành phần hàng ngày của bạn nên là rau xanh để đảm bảo bạn cũng uống nước ép ít đường kết hợp cùng các loại nước có lượng đường và carbohydrate cao hơn.
Theo cách mà mình lập ra, các bạn nên sử dụng 2 đến 3 loại nước ép trái cây có màu sắc khác nhau kết hợp 3 loại nước ép rau có màu xanh. Điều này này khuyến khích việc tiêu thụ nhiều màu sắc trong suốt cả ngày để đảm bảo việc bạn ăn uống đầy đủ các vi chất dinh dưỡng, chất chống oxy hoá và các chất dinh dưỡng khác từ thực vật, vì mỗi màu sắc đại diện cho các chất dinh dưỡng khác nhau mà chúng sở hữu. Một quy tắc vàng khác cho một kế hoạch ăn uống lành mạnh là tiêu thụ đã dạng các thức ăn màu sắc hàng ngày, như cầu vồng vậy!
Định lượng mỗi phần như thế nào?
Một phần trái cây = 1 miếng – táo, cam, lê hoặc 1 cốc quả cắt nhỏ
Một phần rau = 1 chén rau xắt nhỏ
Ví dụ mẫu về nước ép 80/20
Dưới đây là một số cách chúng ta có thể thực hiện theo quy tắc 80/20:
Nước ép đầu tiên trong ngày của bạn là trái cây 100% trong khi 4 loại nước ép còn lại các loại rau, 2-3 trong số đó là các loại nước rau củ có màu xanh lá cây.
Nước trái cây 1 và 2 trong ngày là 50% trái cây và 50% rau, trong khi 3-4 cốc nước ép còn lại là toàn rau.
Nước ép từ 1 đến 6 có thành phần 1 đến 2 miếng hoa quả với 4 đến 8 phần rau trong một cốc. Trong đó 50% cốc nước ép có màu xanh
Đây chỉ là gợi ý cho bạn tham khảo, đừng quá cứng nhắc ép nó vào bản thân bạn nhé!
Món ăn may mắn đầu năm
Trên khắp thế giới, người dân chào đón năm mới theo nhiều cách khác nhau, từ những màn trình diễn pháo hoa có một không hai tại Australia đến những màn tát nước trên đường phố Thái Lan.
Tuy nhiên, có một hoạt động mà tất cả các lễ kỷ niệm năm mới đều có điểm chung, đó là thưởng thức các món ăn mang lại may mắn vào dịp đầu năm. Hầu hết các món ăn đều mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và sức khỏe, đem lại niềm hy vọng cho người dân trên thế giới về một khởi đầu tốt lành.
Phong tục tập quán một số nước trên thế giớiThế giới đón TếtĐón Tết vòng quanh thế giới
1. Canada: Bánh nhân thịt Tourtiere
Món bánh nhân thịt Tourtiere có nguồn gốc từ thành phố Quebec và được dùng vào dịp Giáng sinh hoặc năm mới.
Đây là món ăn thực sự đặc biệt bởi sự kết hợp của cả vị ngọt và mặn từ thịt bò, thịt lợn, khoai tây, hành tây và các loại gia vị cùng lớp vỏ bánh bơ xốp. Hiện nay, để thay đổi công thức truyền thống, một số đầu bếp nổi tiếng tại Canada đã kết hợp thêm các vị khác vào trong bánh như quả nhục đậu khấu, quế và đinh hương.
2. Trung Quốc: Há cảo và thịt viên
Há cảo và thịt viên đều là những món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Các món ăn này tượng trưng cho sự đoàn viên và kết nối gia đình. Thịt viên thường được nấu cùng há cảo trong các món súp.
Tại Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác, vào ngày đầu năm mới, mọi người thường ăn món mì bởi sợi mì dài biểu thị cho sự trường thọ. Món mì xào thường được ưa chuộng hơn trong dịp này bởi sợi mì không bị nát hoặc cắt ngắn trong quá trình nấu.
3. Hy Lạp: Bánh năm mới Vaselopita
Có tên gọi khác là Vasilopita, món bánh màu cam được dùng trong ngày đầu năm mới tại Hy Lạp và một số vùng khác của Đông Âu. Bánh Vaselopita được làm từ nhiều loại bột tùy thuộc vào từng vùng miền ở Hy Lạp.
Nếu người nào tìm thấy một đồng xu hoặc một đồ trang sức ẩn trong mỗi bánh, người đó có thể sẽ đón nhận một năm đầy may mắn. Những người còn lại cũng được cho là sẽ nhận may mắn khi cùng quây quần với gia đình cắt bánh ăn.
4. Ireland: Bánh mỳ Bannock
Vào năm mới, người Ireland có truyền thống ném bánh mỳ có tên gọi Bannock vào tường nhà để xua đuổi những điều xui xẻo và tà ma.
Tìm hiểu thêm: 2 cách làm bánh gạo nếp socola mềm mịn, dẻo dai thơm ngon khó cưỡng
Bánh Bannock là một loại bánh mỳ dẹt được nướng trên vỉ hoặc chiên trên chảo. Bánh thường ăn cùng với trà, cà phê và quả phúc bồn tử.
5. Anh: Rượu Wassail
Thức uống Wassail được dùng trong dịp năm mới ở một số vùng tại Anh có ý nghĩa mang lại sức khỏe cho người thưởng thức. Wassail được kết hợp từ rượu táo nóng và một số loại gia vị như mật ong và một vài quả trứng.
Thông thường, trong ngày đầu năm, người Anh sẽ đi thành từng nhóm từ nhà này sang nhà khác với những bình rượu Wassail và hát các bài hát truyền thống để lan truyền điều vui vẻ và tốt đẹp.
6. Hàn Quốc: Súp bánh gạo Tteokguk
Món súp bánh gạo Tteokguk mang ý nghĩa đem lại may mắn cho năm mới. Đây là món ăn truyền thống luôn có mặt trong bữa ăn của người Hàn Quốc dịp Tết Nguyên đán. Tteokguk gồm súp nấu với thịt và bánh gạo.
Theo người Hàn Quốc, bánh gạo màu trắng biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sạch – đây là khởi đầu tốt lành cho năm mới; trong khi đó, bánh gạo được nặn thành hình tròn giống như đồng xu – tượng trưng cho sự thịnh vượng.
7. Nga: Salad cá trích và củ cải đường
Tại Nga, bàn ăn năm mới thường được bày biện đầy đặn với những đĩa lớn gồm salad, thịt và bánh nướng. Món salad cá trích và củ cải đường có tên gọi Seledka Pod Shyboi – đây là một trong những món ăn đặc trưng nhất trong bữa tiệc đêm giao thừa của người Nga.
Món ăn được chế biến bằng cách xếp các lớp cá trích, hành tây, khoai tây và củ cải, giữa mỗi lớp đều được phủ sốt mayonnaise và kèm chua. Lớp trên cùng được trang trí một vài quả trứng luộc cắt lát mỏng.
8. Thổ Nhĩ Kỳ: Lựu đỏ
Quả lựu tượng trưng cho sự may mắn ở Thổ Nhĩ Kỳ vì những đặc điểm như: màu đỏ của lựu tượng trưng cho trái tim, biểu thị của sự sống, khả năng sinh sôi, sức khỏe; hạt tròn của lựu tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Vào đêm giao thừa, người Thổ Nhĩ Kỳ thường đ.ập một quả lựu xuống sàn trước cửa nhà để cầu mong may mắn và sức khỏe.
9. Italia: Súp đậu lăng
Tại Italia (và một số quốc gia khác), đậu lăng được cho là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng vì hình thù giống đồng xu.
Trong đêm giao thừa, người Italia thường nấu món súp đậu lăng để làm ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá. Đậu lăng được coi là thực phẩm giàu chất sắt, phốt pho, đồng, vitamin B, kali, chất xơ, mangan, folate và là năng lượng tốt cho sức khỏe.
10. Áo: Thịt lợn nướng Sylvesterabend
Để cầu một năm may mắn, người Áo thường quay lợn sữa vào đêm giao thừa – món ăn này có tên gọi Sylvesterabend.
>>>>>Xem thêm: Hôm nay nấu gì: Bữa cơm chưa đến 100 nghìn đồng nhưng ngon và đủ chất
Bên cạnh đó, người Áo cũng trang trí các loại bánh hạnh nhân hình chú lợn nhỏ quanh bàn ăn đêm giao thừa. Đối với người dân một số nước và người Áo, lợn tượng trưng cho sự thịnh vượng. Ăn cùng món thịt lợn nướng, người Áo thường nhâm nhi một ly rượu vang đỏ trộn với quế, đường và các loại gia vị khác.