Đông về trời se se lạnh, còn gì hơn khi được thưởng thức chén chè trôi nước nóng hổi giữa trời mưa lạnh. Cách nấu chè trôi nước bằng bột nếp khô vô cùng đơn giản, không bị cứng cực kỳ thơm ngon chuẩn xứ Huế được Blogmonngon.edu.vn chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn chế biến một cách dễ dàng nhất.
Nguyên liệu nấu chè trôi nước
- 300 gram bột gạo nếp
- 3 muỗng đường cát trắng
- 200 gram đường thốt nốt
- 50 gram dừa nạo
- 200ml nước cốt dừa
- 100 gram đậu xanh cà vỏ
- 50 gram khoai lang
- 70 gram gừng
- 3 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê bột năng
- Lá dứa
- Vừng rang
- 250ml nước ấm
Hướng dẫn làm chè trôi nước
Sơ chế nguyên liệu
- Đậu xanh mua về mang đi rửa sạch rồi mang đi ngâm nước ấm khoảng 5-6 tiếng cho đậu nở đều. Sau đó, rửa sạch và để ráo nước.
- Khoai lang mua về gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.
- Chuẩn bị xửng hấp, cho khoai lang và đậu xanh vào hấp cách thủy khoảng 25 phút đến khi chín mềm thì cho ra 2 tô riêng.
- Tiến hành nghiền nhuyễn khoai lang. Phần đậu xanh cho vào máy xay cùng ít nước để xay nhuyễn.
Tiến hành làm nhân đậu xanh
- Sử dụng chảo chống dính để sên nhân đậu xanh. Rây phần đậu xanh vào trong chảo, bắc chảo lên bếp, bật lửa vừa.
- Tiếp theo, cho 80ml nước cốt dừa, 2 muỗng đường trắng, dừa sợi, ít muối vào sên đến khi thành khối dẻo mịn thì tắt bếp.
- Cho phần nhân ra tô, để nguội rồi viên thành những viên nhân nhỏ khoảng 2-3cm. Dùng màng bọc bọc lại để nhân không bị khô.
Cách trộn bột bánh trôi nước
- Chuẩn bị một cái âu, cho bột nếp, 50 gram khoai lang, ¼ muỗng cà phê muối vào.
- Tiếp theo, đổ từ từ nước ấm vào tiến hành nhồi bột đến khi không dính tay thì dùng màng bọc bọc lại, để bột nghỉ trong 20 phút.
Tiến hành nặn bánh trôi nước
- Sau khi bột tới, chia nhỏ phần bột ra và vo tròn lại. Ấn giữa viên bột rồi cho phần nhân vào và nặn phần vỏ bánh bọc xung quanh nhân.
- Nếu phần bột bánh nhiều hơn nhân, có thể viên thành các viên nhỏ không nhân.
Cách nấu nước cốt dừa ăn chè trôi nước
- Chuẩn bị nồi, cho nước cốt dừa, 100ml nước lọc, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng bột năng vào.
- Tiến hành đun trên lửa vừa, khuấy đều đến khi phần nước cốt sôi nhẹ thì tắt bếp.
Cách nấu chè trôi nước truyền thống
- Bắc nồi lên bếp, thêm 200 gram đường thốt nốt, 1 lít nước, 1 muỗng cà phê muối vào đun đến khi tan đường.
- Cho gừng thái sợi, 1 ít lá dứa vào nấu đến khi gừng sợi trong và dậy mùi thơm thì vớt lá dứa ra.
- Cho bánh trôi nước vào nấu khoảng 10-15 phút đến khi viên chè nổi trên mặt nước thì vớt chè ra, tắt bếp.
Trưng bày và thưởng thức
- Múc chè ra chén, cho nước gừng vào, thêm ít dừa sợi lên trên, chan thêm nước cốt dừa và ít mè rang lên là có thể thưởng thức chèn chè nóng hổi.
Thành phẩm
- Tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi chén chè trôi nóng thơm nồng nàn còn gì tuyệt vời hơn.
- Những viên bánh căng tròn, khi ăn cảm nhận được phần mềm dẻo của vỏ bánh, kèm với vị thơm béo của phần nhân hấp dẫn vô cùng.
Cách bảo quản chè trôi nước
Chè trôi nước sử dụng trong ngày để thưởng thức ngon, trọn vị nhất. Tuy nhiên, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 ngày. Khi sử dụng thì mang đi hâm nóng lại.
Cách làm chè trôi nước truyền thống tuy nhiều công đoạn nhưng không quá khó để thực hiện. Bạn đã chinh phục được món chè tuyệt phẩm này chưa nào? Nếu chưa thì nhanh tay làm ngay bạn nhé! Chúc bạn thành công!