Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Các món muối chua là món ăn dân dã quen thuộc với người Việt Nam. Đây cũng là món ăn kèm, giải ngán cho những món nhiều dầu mỡ, kích thích vị giác và giúp bạn ngon miệng.

Dưa muối chua là món ăn vô cùng quen thuộc mang hương vị đặc trưng giúp cho bữa cơm thêm phần ngon miệng. Ngoài ra dưa muối chứa rất nhiều vitamin có thể trung hòa, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Đậu bắp ngâm giấm

Nguyên liệu:

Đậu bắp: 500g.

Giấm: 1.5 chén.

Nước: 3 chén.

Đường: chén.

Muối: 2 thìa cà phê.

Mì chính: 1 thìa cà phê.

Tỏi: 4 tép.

Ớt: 2-3 quả.

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Đậu bắp ngâm dấm

Sơ chế:

Bạn rửa sạch đậu bắp nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo.

Đun sôi một nồi nước với vài hạt muối.

Tỏi thái lát.

Ớt bỏ hạt hoặc để nguyên quả.

Cách làm:

Bước 1:

Khi nồi nước sôi, bạn thả đậu bắp vào đun sôi khoảng 20 giây rồi vớt ra và thả luôn vào chậu nước đá rồi vớt ra để ráo (nước lạnh sẽ giúp đậu được xanh và giòn).

Bước 2:

Bạn cho giấm và nước đã chuẩn bị vào nồi đun sôi sau đó cho đường, muối, mì chính vào, cuối cùng là cho tỏi và ớt vào đun vài giây rồi tắt bếp sau đó để cho nước nguội.

Bước 3:

Khi nước đã nguội, bạn xếp đậu bắp vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước đã đun vào.

Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 3-4 ngày hoặc để đậu bắp muối bên ngoài trong nhiệt độ nóng thì chỉ cần 1-2 ngày là ăn được.

Đủ đủ muối chua ngọt

Nguyên liệu:

Đu đủ xanh: 1 quả vừa

Cà rốt: 1 củ

Tỏi: 2 nhánh

Ớt: 1 quả

Đường, muối, giấm – vừa đủ

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Đu đủ muối chua ngọt

Sơ chế:

Gọt vỏ đu đủ, ngâm nước cho ra bớt nhựa, rửa sạch sau đó bổ bốn hoặc sáu tùy quả, thái lát.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, thái lát.

Cách thực hiện:

Bước 1:

Ngâm đu đủ vào nước lạnh khoảng 30 phút cho ra nhựa hoặc ngâm nước nóng, bóp nhẹ tay khoảng 5 phút cho ra hết nhựa.

Bước 2:

Cho đu đủ và cà rốt và một cái bát lớn, thêm một chút giấm, muối, đường, dùng găng tay và bóp nhẹ cho hỗn hợp ngấm gia vị và giòn.

Bước 3:

Pha giấm, nước, đường, muối, nếm thử thấy chua chua ngọt ngọt thì cho tỏi, ớt vào, khuấy đều.

Bước 4:

Cho đu đủ, cà rốt vò hũ thủy tinh, đổ nước giấm đường ở bước 4 vào ngập đu đủ.

Bước 5:

Dọn ra đĩa và cùng thưởng thức (Có thể ăn ngay đu đủ ngâm chua ngọt hoặc để trong tủ lạnh ăn dần)

Hoa chuối muối chua

Nguyên liệu:

Bắp hoa chuối: 1 cái.

Muối hạt:1 ít.

Riềng: 1 củ.

Sả: 4 cây.

Trái ớt tươi: 1 ít.

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Hoa chuối muối chua

Sơ chế:

Hoa chuối bạn dùng dao 2 lưỡi, thái mỏng hoa theo hình tròn từ chóp hoa và ngâm nước muối 30 phút, sau đó vớt ra vắt khô nước.

Sả và riềng bạn rửa sạch, thái mỏng.

Ớt rửa sạch thái mỏng.

Cách làm:

Bước 1:

Cho hoa bắp chuối vào thau, cho thêm sả và gừng đã cắt mỏng vào. Dùng tay nhồi đều sao cho nguyên liệu trộn đều vào nhau.

Bước 2:

Cho hỗn hợp bắp chuối vào hũ thủy tinh sạch. Dùng tay nén chặt phần hoa chuối. Thêm ớt cắt mỏng vào hũ.

Bước 3:

Tiếp đến, bạn pha loãng hỗn hợp nước muối hạt. Sau đó cho nước muối loãng vào hũ thủy tinh sao cho nước muối ngập hoa chuối.

Bước 4:

Đổ nước vào túi nilon rồi cột lại, tiếp theo bạn đặt túi nilon có nước lên trên mặt hoa chuối để đảm bảo hoa chuối không bị nổi lên trên mặt nước.

Bước 5:

Để sau 3 – 5 ngày, hoa chuối chuyển màu hồng ngả vàng thì đã ăn được. Nhút hoa chuối chua chua, bùi bùi chấm với chút ruốc hay nước mắm rất là hao cơm đấy.

Nếu có cơ hội thì hãy thử một lần làm món dưa muối này để thưởng thức cùng gia đình bạn nhé! Đừng quên thường xuyên ghé Emdep.vn để biết thêm nhiều món ăn thơm ngon nữa nhé!

Tết này làm ngày 4 món muối chua đơn giản, đảm bảo vừa ngon lại hao cơm

Những món muối chua sẽ giúp bạn có thể giải ngán cho mâm cơm nhiều dầu mỡ trong suốt những ngày Tết đến Xuân về.

Cách làm dưa cải muối chua

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Nguyên liệu

1 kg cải bẹ xanh: Bạn nên chọn loại cải tươi, không non, không già, không dập nát, héo úa ngả màu vàng.

1 lít nước đun sôi (để nguội)

20g đường

60g muối, loại hạt to

3 thìa cà phê nhỏ giấm.

Hành củ, hành lá, ớt tươi

1 dụng cụ muối dưa: hũ, bình, chum, vại, âu…

Các bước làm

Bước 1: Làm héo rau cải

– Cải xanh mua về rửa sạch loại bỏ các lá sâu, úa hỏng sau đó mang ra nắng phơi khoảng 2-3 tiếng, nếu trời không có nắng thì để trong mát khoảng nửa ngày.

– Quan sát rau cải khi thấy lá đã héo lại, các bẹ hơi co lại, sờ vào lá rau cảm giác mềm và dai hơn là được.

– Rau cải sau khi được làm héo d.ùng d.ao c.ắt bỏ đoạn dễ thừa và các đoạn sâu, cắt rau thành các khúc khoảng 3 – 5cm. Rửa sạch lại bằng nước và để cho rau khô ráo trước khi muối.

– Hành củ, hành lá: rửa sạch, cắt khúc vừa phải

Bước 2: Làm sạch dụng cụ muối

Hũ rửa sạch, để khô ráo. Bạn có thể tiến hành vệ sinh kỹ càng hơn bằng cách úp vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút, dùng khăn hoặc giấy khô lau sạch, để khô. Đây là cách tiến hành khử trùng cho dụng cụ.

Muối dưa bằng hũ sẽ ngon hơn

Bước 3: Pha nước muối dưa cải

Nước muối dưa cải quyết định đến vị của dưa sau khi muối vì những thành phần gia vị trong đó nên bạn cần chú ý hơn.

Pha nước đun sôi để nguội với muối theo tỷ lệ 1:3:1 (1 lít nước cần 3 thìa muối hạt và 1 thìa đường). Dùng đũa khuấy đều. Bạn có thể thử trước vị của nước xem vừa chưa, có thể điều chỉnh theo khẩu vị của mình và người khác nếu đã biết. Bạn có thể cho 1 ít giấm chua để quá trình lên men nhanh hơn.

Bước 4: Cách muối dưa giòn, ngon

Khi cho dưa vào dụng cụ muối, bạn nên xếp lần lượt theo thứ tự cọng xuống trước, lá phủ lên trên vì cọng là phần cứng nhất nên cần nhiều thời gian để chín hơn. Lớp cuối cùng bạn thêm hành củ, hành lá, các loại gia vị khác.

Rau cải cho vào hũ ngập nước và đậy không cần quá kín để có oxy lên men dưa.

Lưu ý quan trọng là bạn phải để dưa ngập nước để tránh bị thâm, không chín đều. Nếu không đủ nước hãy dùng vật nặng đè xuống (như túi nước) hoặc thanh tre nén dưa cải xuống.

Bước 5: Bảo quản và sử dụng dưa cải muối

Khi muối xong, bạn chọn nơi khô thoáng, để dưa muối khoảng 2 ngày là dưa vàng, rất ngon. Nếu có nắng, bạn đem phơi hũ dưa ngoài nắng 1 ngày, ngày hôm sau để lọ dưa ở nơi mát.

Khi lấy dưa muối ra, bạn dùng đũa gặp nhẹ nhàng từ phần trên xuống. Nếu muốn ăn phần cuống, bẹ thì nên để sang ngày hôm sau cho bớt hăng.

Cách làm dưa bắp cải muối chua

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Nguyên liệu

1 cây cải bắp

1 củ cà rốt

1 mớ rau răm

Hành khô, gừng, đường, muối trắng, nước

Cần nước

Các bước làm

– Bắp cải rửa sạch, thái sợi nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, thái sợi.

– Rau răm rửa sạch, cắt khúc khoảng 1cm.

– Hành khô bóc vỏ, cắt lát.

– Gừng cạo vỏ, cắt lát.

– Cần nước rửa sạch, nhặt lá, rồi cắt khúc khoảng 5cm.

– Các nguyên liệu trên sau khi cắt rửa sạch thì ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi để ráo nước

– Chuẩn bị 1 nồi nước ấm, cho vào khoảng 2 thìa muối, 1 thìa đường. Mọi người chú ý phải cho muối trắng không dùng bột canh thay thế, nếu không bắp cải muối lên sẽ khú không được giòn ngon nữa. Nếm thấy nước có vị hơi hơi mặn là được. Nếu muốn nhanh được ăn hơn nữa thì có thể thay đường bằng giấm gạo.

– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước muối đường, dùng tay đảo đều rồi cho vào bình, nên dùng 1 chiếc đĩa nhỏ hay thứ gì đó cố định để rau luôn ở dưới mực nước.

– Đợi khoảng 1 ngày là có thể dùng được. Dưa bắp cải ăn kèm với thịt luộc, thịt quay, cơm rang hay đơn giản chỉ chấm nước mắm ớt thôi cũng ngon…

Cách làm dưa leo muối chua

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Nguyên liệu

2kg dưa leo non

100grmuối hạt

100g đường

1,8 lít nước vo gạo

200 ml nước lọc

1 Chiếc lọ thủy tinh

Các bước làm

Dưa leo đem rửa qua nhiều nước cho sạch, sau đó đem ra ngoài trời phơi ngoài trời khoảng 2-3 giờ.

Lọ thủy tinh rửa sạch, phơi khô.

Bắc nồi lên bếp, đổ vào nồi nước lọc cộng thêm nước vo gạo, tiếp đến cho muối và đường vào. Bật bếp vừa đun vừa khuấy đều tay để muối và đường tan hết khi thấy nước sôi thì tắt bếp. Để nước nguội hẳn rồi mới muối dưa.

Xếp dưa leo vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước muối đường đã để nguội lên. Dùng chiếc chén nhỏ nén xuống hoặc túi nilon nước lên trên để dưa không bị nổi lên và đậy nắp lại. Để ở chỗ râm mát trong thời gian khoảng 3 ngày thì dưa sẽ chua. Sau 3 ngày bạn mở lọ dưa muối ra và lấy dưa ra ăn bạn sẽ thấy mùi thơm nhẹ, vị giòn ngọt.

Cách làm củ kiệu muối chua

Hướng dẫn từ A-Z công thức 3 món dưa muối chống ngán, dai giòn sần sật

Nguyên liệu

1kg kiệu sau khi đã sơ chế sạch (bạn có thể mua khoảng 1.3 – 1.5kg kiệu còn gốc và thân)

300g đường cát

300g đường phèn

600ml giấm

8g muối xay

120g muối hạt

5g phèn chua

Các bước làm

Sau khi mua kiệu về, bạn rửa với nước cho sạch đất cát, bụi bẩn. Sau đó, pha 120g muối hạt với 1.5 lít nước, khuấy đều tay cho muối tan ra. Tiếp theo, cho tất cả số kiệu vào ngâm trong 24h.

Sau 24h ngâm, bóp thấy kiệu hơi mềm tay là được. Khi đã ngâm đủ thời gian, xả lại kiệu dưới vòi nước nhiều lần cho sạch.

Tiếp theo, hòa 5g phèn chua với 5 lít nước, khuấy cho phèn chua tan rồi đổ kiệu vào ngâm trong khoảng thời gian 5 – 6h. Sau khi đã ngâm đủ thời gian, bạn xả lại nhiều lần với nước cho sạch.

Rải đều kiệu ra sàng tre hoặc mẹt tre… để phơi dưới nắng to. Thời gian phơi khoảng 4h. Không nên phơi quá khô vì sẽ làm cho lớp vỏ lụa dính chặt vào kiệu, rất khó lột bỏ.

Sau khi đã phơi đủ thời gian, dùng dao nhỏ cắt bỏ gốc. Chỉ cắt sơ bên ngoài không cắt sâu sát vào bên trong sẽ khiến cho món ăn không giữ được độ giòn. Sau khi cắt gốc, bạn chuyển sang lột nhẹ lớp vỏ lụa bên ngoài và gọt bỏ phần đuôi kiệu 1 chút.

Cho kiệu vào âu lớn, đổ 300ml giấm vào ngâm trong khoảng 8h.

Khi đã ngâm giấm đủ thời gian, bạn vớt ra. Cho kiệu ra âu, rắc 300g đường cát đều vào kiệu, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu, để ướp trong 2 ngày cho đường tan hết. Sau 2 ngày, bạn vớt kiệu ra, giữ lại lượng nước đường.

Bắc nồi lên bếp cho vào 300ml giấm, 300g đường phèn, 8g muối và phần đường ướp kiệu, đun sôi hỗn hợp cho tan hết đường, tắt bếp, để nguội.

Xếp kiệu vào hũ thủy tinh. Để đẹp mắt hơn, bạn xếp đầu kiệu quay ra ngoài, đuôi quay vào trong, những củ kiệu nhỏ không đẹp cho vào giữa.

Múc nước giấm đường cho vào hũ kiệu, đậy kín nắp, để ở nhiệt độ phòng sau 3 ngày là đã có thể dùng được. Sau 3 ngày, cho hũ kiệu vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian bảo quản có thể lên đến 8 – 12 tháng mà vẫn giòn ngon.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *