Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Mác cai rừng (theo tiếng địa phương) mang đậm phong vị chua của núi rừng, thanh mát và có mùi thơm. Vị chua đặc biệt của loại quả này đã góp phần làm phong phú và tạo nên nét đặc trưng rất riêng cho các món ăn khi chế biến cùng.

Bạn đang đọc: Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng
Mác cai rừng được bày bán tại chợ phiên thị trấn Bảo Lạc.

Đến các chợ phiên ở các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm… rất dễ gặp những chùm mác cai rừng như quả xoài xanh khi còn nhỏ được bày bán thu hút nhiều người mua. Quả mác cai rừng chỉ to như quả trứng gà, vỏ quả màu xanh đậm, tròn phần eo và nhỏ dần về đuôi quả. Nếu quả non vị chua không đậm và có màu xanh nhạt. Trái chín nhiều vào khoảng tháng 5, 6 trong năm và được người dân mua về dự trữ trong tủ đá làm gia vị chính để chế biến nhiều món ăn quanh năm.

Món ăn nổi tiếng nhất chỉ có tại các huyện miền Tây là canh cá chua mác cai. Nguyên liệu cá được đ.ánh bắt từ sông Gâm vốn nổi tiếng với các loại cá quý, thơm ngon như: Cá anh vũ (cá mõm lợn), cá lăng, cá bống, cá dầm xanh; đặc biệt là cá chiên – loài cá nằm trong Sách đỏ. Sau khi làm sạch cá cắt khúc để ráo, ướp gia vị. Mác cai rừng rửa sạch để nguyên vỏ, bổ múi cau. Cho mác cai vào nồi với một lượng nước vừa đủ đun sôi để mác cai chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì cho cá, cà chua vào. Tiếp tục đun trên bếp khoảng 10 – 15 phút, trước khi bắc xuống cho chút rau răm thái nhỏ vào. Bát canh hòa quyện với nhiều màu sắc hấp dẫn, đặc biệt, mùi thơm từ mác cai làm mất đi mùi tanh của cá, nước canh có vị chua nhưng rất thanh. Khi ăn hương vị thơm ngon khó nơi nào có được.

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Món canh cá chua từ mác cai rừng thơm ngon, độc đáo.

Mác cai rừng còn được dùng để làm gia vị chính khi làm món cá kho. Cá làm sạch, ướp tiêu, đường, mắm, bột ngọt, rồi cho mác cai đã dằm nát vào nồi hoặc rửa mác cai rồi cho vào kho ngay. Cách kho này tạo cho nồi cá kho có vị và mùi thơm đặc trưng. Trong tiết trời se se lạnh, một bát cơm trắng với miếng cá kho cùng vị chua mác cai sẽ khiến mọi người ăn mãi không ngán.

Món ăn chế biến từ mác cai rừng phổ biến nhất, dễ nấu, dễ ăn nhưng lại tạo sự ngon miệng chính là nước canh chua từ rau luộc. Bất kể nước luộc rau muống, cải, bí xanh… sau khi vớt ra chỉ cần thêm 2 – 3 quả mác cai là có ngay món canh chua vừa ngon và mát. Ngoài ra, món canh từ nước luộc thịt cũng rất hấp dẫn, khi để tăng thêm hương vị người ta lấy mác cai vào, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi.

Khác với quả me, tai chua, sấu… thường sử dụng kèm với nhiều gia vị thì với vị chua, mát và có mùi thơm rất riêng nên mác cai thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ. Các món ăn chế biến với mác cai rừng cũng như con người vùng cao giản dị, mộc mạc nhưng giàu bản sắc, đậm đà, khó quên.

Đến miền Tây thưởng thức 4 vị lẩu ngon

Lẩu miền Tây hấp dẫn thực khách với nhiều kiểu biến tấu cùng hương vị độc đáo từ những đặc sản vùng sông nước. Dưới đây là 4 loại lẩu bạn nên thử khi ghé nơi này.

Nồi lẩu của người miền Tây đơn giản nhưng hấp dẫn thực khách nhờ những loại rau, cá đặc trưng của vùng này.

Lẩu mắm

Lẩu có nước dùng được nấu từ những loại mắm đặc sản Tây Nam Bộ gồm mắm sặt, mắm linh và mắm trèn. Lẩu mắm thêm dậy vị nhờ các loại rau vùng sông nước như rau đắng, bông điên điển, cọng bông s.úng, hoa so đũa, thèo nèo…

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Mắm sặt, mắm linh và mắm trèn làm nên nét riêng cho lẩu mắm. Ảnh: homnay_tuiangi.

Đồ nhúng lẩu còn có cà tím, đậu bắp, các loại hải sản tươi, thịt và bún. Lẩu có vị đậm đà, hương thơm quyện vị của sả và mùi mắm đặc trưng.

Lẩu cá linh bông điên điển

Đến miền Tây mùa nước nổi, thực khách không thể bỏ lỡ món lẩu cá linh bông điên điển. Tháng 9-11, cá linh xuất hiện nhiều, bông điên điển cũng nở rộ khắp ven sông, cũng vì thế mà lẩu cá linh ngon nhất vào thời điểm này.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết làm miến xào hải sản sợi tơi mềm, không vón cục

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Lẩu cá linh ăn kèm bông điên điển mới hợp vị. Ảnh: Vulcdaika.

Cá linh tươi được làm sạch, ướp gia vị đậm đà. Nồi lẩu thêm hấp dẫn nhờ có nước dừa tươi, chút me chua dậy vị. Một số nơi còn có thêm ngò gai và tỏi phi trong nước dùng. Cá linh không được nấu cùng nước lẩu từ đầu vì cá mau chín. Món lẩu này có hương vị và màu đặc trưng nhờ sắc vàng của bông điên điển.

Lẩu cháo cua đồng

Món ăn này có vị thơm ngọt đặc trưng từ cua đồng. Cua phải tươi, dày thịt mới khiến món lẩu thơm ngon. Sau khi bắt cua, người nấu sẽ bỏ yếm, gỡ mai cua, giã nát thịt cua, nêm gia vị và nấu trên nồi nước sôi. Khi nước sôi, thịt cua sẽ đóng lại từng mảng lớn, khi ăn có vị ngọt đậm đà.

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

Cháo cua đồng được nấu loãng để nhúng rau và đồ ăn kèm. Ảnh: lephuong0803.

Nồi lẩu cháo cua thêm bắt mắt khi có nấm rơm, hành tím và hẹ. Vì là lẩu cháo, cháo được nấu loãng để người ăn nhúng rau. Các loại rau ăn kèm thường là rau ngót, mồng tơi và rau má.

Lẩu vịt nấu chao

Món lẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long có công thức chế biến khá khác biệt. Thịt vịt được ướp cùng 4 loại gia vị gồm rượu trắng, gừng già, chao trắng, chao đỏ vòng 4 tiếng để tạo nên hương và màu sắc đặc biệt.

Lẩu vịt nấu chao ăn kèm với khoai môn, cải bẹ xanh, rau muống và bún tươi.

Hương vị độc đáo từ mác cai rừng

>>>>>Xem thêm: Cách làm món cá nướng lá chuối thơm nức mũi

Thịt vịt được nêm nếm, tạo hương vị đặc trưng cho món lẩu. Ảnh: thanhdifood.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *