Hương vị quê hương: Mát lành dưa non

Những ngày nắng chói chang trên đồng, người dân quê lưng áo ướt đẫm mồ hôi cắm cúi chăm sóc ruộng dưa. Họ hái tỉa dưa non chừng bằng cổ tay người lớn, mỗi dây chỉ giữ lại 1 – 2 quả đến khi thu hoạch.

Bạn đang đọc: Hương vị quê hương: Mát lành dưa non

Hương vị quê hương: Mát lành dưa non

Nguyên liệu chủ yếu chế biến nộm dưa non TRANG THY

Những quả dưa non được người dân quê mang về chế biến thức ăn: muối chua, xào, nộm, nấu canh… Gọt vỏ vài quả rồi rửa sạch, xắt lát mỏng nấu với cá cơm là đã có món canh ngọt lành. Cá rửa sạch cho vào nồi nước đang sôi trên bếp cùng ít muối hạt. Đợi nước sôi trở lại thì cho dưa vào nồi chừng vài phút sau nêm gia vị vừa ăn, thêm rau thơm xắt nhỏ rồi nhấc khỏi bếp.

Những lát dưa mỏng giòn mềm thấm vị ngọt từ cá cùng hương thơm của rau “vấn vương” nơi đầu lưỡi. Những con cá cơm bé nhỏ cũng không chịu “nhún nhường” khi dâng cho đời hương vị đậm đà từ biển cả. Vị ngọt thanh tao từ muỗng nước canh dần trôi qua miệng rồi xuống thực quản khiến cho lòng lâng lâng hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến]- Dẻo thơm xôi lá nếp

Hương vị quê hương: Mát lành dưa non

Nộm dưa non ăn cùng bánh tráng nướng ẢNH: TRANG THY

Dưa non còn được người dân quê chế biến món nộm trong bữa cơm gia đình và là món ăn vặt ưa thích của con trẻ. Rửa sạch dưa đã gọt vỏ, xắt lát mỏng và trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, cho dưa vào thau nhựa trộn với muối hầm, đường, tỏi và ớt băm nhỏ, vắt thêm tí nước cốt chanh. Tiếp đến, cho ít tiêu xay nhuyễn cùng đậu phộng rang giã dập và rau thơm vào trộn đều rồi múc ra đĩa.

Trẻ thơ líu ríu đón đĩa nộm to tướng cùng bánh tráng nướng chín từ tay mẹ rồi bưng ra hiên nhà gọi lũ bạn chung xóm. Cả bọn quây quần, tay bẻ bánh tráng xúc nộm ăn ngon lành. Hương thơm của rau hòa cùng mùi gia vị thấm vào lát dưa mát lạnh. Nộm dưa non còn là món đưa cay để cha chú nhâm nhi sau ngày dài lao động vất vả.

Dưa non lăn lóc trên đồng có thể là “đồ bỏ” đối với bao người. Nhưng qua đôi tay khéo léo trở thành các món ăn dân dã và mát lành. Những món ăn ấy hiện diện trong bữa cơm của người dân quê lam lũ khi nắng chói chang tràn về.

Hương vị quê hương: Gỏi cá hồng Bỉ xứ Nghệ

Mới đây phiêu du xứ Nghệ, tôi được chiêu đãi món gỏi cá hồng Bỉ. Điều thú vị là, kể cả dân Nghệ An cũng không mấy người biết món ngon độc lạ này.

Hương vị quê hương: Mát lành dưa non

>>>>>Xem thêm: 5 món ăn ngon mê ly từ tai heo, bảo sao chồng nghiện cơm nhà làm

“Núi gỏi, rừng rau” cá hồng Bỉ ẢNH: QUANG VIÊN

Mấy ông bạn ở thành Vinh thao thao bất tuyệt, hồng Bỉ là giống cá hồng từ Bỉ mới nhập về mấy năm gần đây, nuôi thử nghiệm rất ít ỏi ở vùng biển H.Quỳnh Lưu. Vì thế, phải may mắn và đúng vụ thì mới đặt được một vài suất cá đủ chuẩn làm gỏi. Cá hồng Bỉ làm gỏi phải nặng trên 1 kg/con mới ngon. Loại cá này có thể luộc, hấp, nướng, xốt… Nhưng ai nghĩ ra dùng cá hồng Bỉ làm gỏi thì tôi bái phục. Cá hồng Bỉ thịt trắng phau, dai, cực ráo; vị rất ngọt, không tanh, chọn làm gỏi là hết sức “đúng bài”.

Tôi sinh ra ở vùng biển, lại là “fan cuồng” gỏi cá nên các loại gỏi cá như trích, mai, chỉ vàng, đục, lị, nhệch… trứ danh của nhiều vùng miền đã ăn “mòn răng”. Nhưng thật lòng, khi thưởng thức gỏi cá hồng Bỉ rồi phải bỏ cái tật “cục bộ” vùng miền để trân trọng xếp gỏi cá hồng Bỉ ở Vinh vào hàng trứ danh.

Bỏ qua các công đoạn “kinh điển” phải tuân thủ khi làm món gỏi cá mà hầu hết mọi người đều biết, luận một chút về “độc lạ” của món gỏi cá hồng Bỉ mà tôi trải nghiệm. Ấn tượng đầu tiên là độ “hoành tráng” của món gỏi. Quả thật, trông phần gỏi mà những ông bạn ở Vinh đãi, tôi phải thốt lên “núi gỏi, rừng rau” chứ không chỉ là đĩa gỏi bình thường.

Cùng với các loại rau mùi, gia vị, chuối chát, khế… như thường thấy ở nhiều món gỏi cá, ở đây còn thêm sum suê các loại lá xoài, cốc, sung, đinh lăng, mơ… Gắp miếng gỏi cá tái chanh vừa tới và đã thấm gia vị cuốn với đủ “bộ sưu tập” rau nhón vào chén nước chấm, thong dong nhai, đưa cay bằng rượu nếp Nghi Ân nấu theo phương pháp thủ công truyền thống thì không ngon “nhức nách” mới lạ.

Rượu nếp Nghi Ân loại ngon nhìn chén rượu mới rót có dòng bọt tăm sủi lên, người dân nơi đây gọi rượu “sôi tăm mắt cua”. Về nước chấm cũng có mấy loại, nhưng đừng quên trải nghiệm với chén tương Nam Đàn. Bên cạnh đó, hãy để mắt đến xấp bánh đa (bánh tráng) được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Kẹp gỏi với bánh đa này cảm nhận hương vị vùng miền trọn vẹn hơn.

Về Vinh, nếu may mắn ăn được gỏi cá hồng Bỉ chế biến đúng điệu, chắc tín đồ gỏi cá cho rằng tôi nói không ngoa chút nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *