Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Người ta vẫn nói, “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca chỉ cần nghe qua là đã thấy tất thảy cái sự “một chín một mười” về văn hóa, ẩm thực và rất nhiều thứ khác của hai vùng địa lý này.

Trong đó đặc biệt phải nhắc đến bún thang – món ăn dân dã đậm vị truyền thống. Nếu bún thang phố cổ không thể thiếu thịt gà, thì bún thang phố Hiến lại ăn kèm lươn đồng chiên giòn.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và bún thang Phố Hiến

Cách nhau hơn 60 km, Hà Nội và Hưng Yên có những phiên bản bún thang khác biệt, từ nguyên liệu đến khâu chế biến.

Bún thang Hà Nội – Nét tinh tế của ẩm thực Kinh Kỳ

Từ lâu, bún thang Hà Nội luôn được coi là thứ quà tinh tế, thanh nhã bậc nhất trong tinh hoa ẩm thực của con người đất kinh kỳ. Để làm món ăn này cần rất nhiều nguyên liệu, đòi hỏi người chế biến phải rất tỉ mỉ, công phu. Người ăn cũng phải là tinh tế, cầu kỳ mới cảm nhận hết được vị ngon và đầy đủ mùi vị mà nó mang lại.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hà Nội – Nét tinh tế của ẩm thực Kinh Kỳ

Bún thang xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa ẩm thực của người Tràng An, bắt nguồn từ một món canh của người xưa có tên gọi là canh thượng thang. Khi đó, người ta đã được tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong dịp lễ Tết cổ truyền như tôm khô, thịt gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm… rồi kết hợp một cách khéo léo để làm tan đi cái vị ngấy béo, dư thừa trong bữa cơm thịt cá của những ngày Tết nguyên đán.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hà Nội – Nét tinh tế của ẩm thực Kinh Kỳ

Nấu bún thang ngon rất khó nên không phải ai cũng có thể tạo nên một bát bún thang Hà Nội đúng như linh hồn của mảnh đất nơi đây bởi ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đã rất cầu kỳ. Chỉ là một món bún nhưng nó cần tới 20 loại nguyên liệu khác nhau.

Nguyên liệu bún thang cổ truyền Hà Nội gồm 2 phần. Một là nước dùng làm từ tôm he khô, xương gà, xương bay lợn, nấm hương. Hai là phần thang gồm: bún sợi nhỏ, gà xé sợi, ruốc sỏi (nạc heo băm), ruốc tôm bông, trứng tráng mỏng thái chỉ, giò sợi, trứng muối, rau răm, cà cuống, sá sùng (nếu có).

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hà Nội – Nét tinh tế của ẩm thực Kinh Kỳ

Đầu tiên, người nấu cần chuẩn bị nước dùng. Nước dùng ngon phải trong, có vị ngọt tự nhiên của tôm he khô và nước xuýt gà. Nhà nào kỹ tính còn ninh thêm xương bay lợn ninh cho nước trong. Nấm chỉ là thứ điểm xuyết, cho nhiều quá sẽ át hương vị.

Tiếp theo là phần thang. Bún rối sợi mỏng bỏ vào khuấy đều cho sóng sợi để xếp vào bát tô. Sau đó, người nấu xếp các nguyên liệu mỗi thứ một ít trùm lên trên cho tới khi đầy bát, chan nước dùng ngập mặt thang, thêm chút mắm tôm.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hà Nội – Nét tinh tế của ẩm thực Kinh Kỳ

Tổng thể bát bún thang trông như một khu vườn mùa hè với đầy đủ nguyên liệu sặc sỡ. Miếng thịt gà vàng ươm. Ruốc sỏi nâu. Trứng tráng thái chỉ vàng ruộm. Giò lụa trắng. Rau răm xanh. Ở giữa bát bún đặt thêm một phần tư lòng đỏ trứng muối cho đẹp mắt.

Bún thang Hưng Yên – Đặc sản đậm vị đồng quê

Khác với tô bún thang “tổng kết” đồ ăn ngày Tết của người Hà Nội, bún thang Hưng Yên mang đậm phong vị địa phương với lươn đồng, cua đồng…

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hưng Yên – Đặc sản đậm vị đồng quê

Bún thang lươn Hưng Yên là món ăn mang đậm hương vị đồng quê cho nên chẳng kén người ăn chút nào. Đây là món quà sáng quen thuộc của người dân phố Hiến bởi vị ngon ngọt lại cộng thêm chút ngậy ngậy béo béo của bát bún thang lươn qua đó sẽ là sự khởi đầu không thể chê được cho một ngày dài phía trước.

Nguyên liệu món bún thang lươn gồm bún rối, lươn đồng chiên giòn, thịt ba chỉ ướp nghệ chiên mềm, mắm tôm, trứng, giò lụa thái chỉ, hành, tía tô…

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hưng Yên – Đặc sản đậm vị đồng quê

Nước dùng của bún thang lươn được nấu từ cua đồng ninh nguyên con cùng xương ống. Cua đồng nguyên con nướng qua cho dậy mùi thơm mới bỏ vào nồi nước dùng để ninh. Thêm ít tôm he và sá sùng gợi vị cay cay, chút mắm tôm khi ăn đưa hương thoang thoảng hấp dẫn thực khách thưởng thức.

Bát bún thang lươn nóng hổi thơm mùi sá sùng, phang phảng mùi mắm tôm – gia vị không thể thiếu như phiên bản của Hà Nội. Bên cạnh đó là ba chỉ heo thái con chì chiên già vừa tới, ăn hao hao tóp mỡ, vừa ngậy vừa thơm.

Cái tinh túy của bún thang lươn nằm ở chỗ khi cắn miếng lươn, thực khách sẽ cảm nhận phần thịt dày to, bên ngoài giòn, bên trong mềm, không hề giòn cứng, khô tóp như miến lươn ở Hà Nội.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến
Bún thang Hưng Yên – Đặc sản đậm vị đồng quê

Nếu để ý, thực khách sẽ thấy bún thang Hưng Yên có phần thang thái miếng dài, dày hơn bún thang Hà Nội. Cách trang trí cũng không xếp tuần tự thành vòng, mà theo lớp từ dưới lên trên. Gắp một ít bún, miếng lươn mềm ăn kèm với ba chỉ chiên quện vị nước dùng, thực khách sẽ cảm nhận hương vị mộc mạc của ẩm thực phố Hiến xưa.

Món bún thang lươn vừa đẹp mắt vừa bổ dưỡng ở Phố Hiến càng ăn càng ghiền

Vừa thơm ngon, đẹp mắt lại đầy bổ dưỡng, bún thang lươn hội tụ đầy đủ các yếu tố để lấy lòng thực khách. Bún thang là cái tên không hề xa lạ với những ai trót say mê ẩm thực miền Bắc.

Xuất hiện ở hàng quán nhiều vùng nhưng Hưng Yên chính là một trong những nơi nổi bật hơn cả với việc biến tấu bún thang cùng lươn.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Bún thang lươn Hưng Yên mang hương vị đặc trưng không lẫn ở đâu được. (Ảnh: lancungbamam)

Đến với vùng đất Phố Hiến, du khách nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bún thang lươn đặc sắc hương nghệ tươi. Món ăn là sự kết hợp đầy tinh tế với gần 20 nguyên liệu lớn nhỏ khác nhau, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực thú vị với sự mãn nhãn về thị giác và thỏa mãn vị giác.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Những tô bún thang lươn được bày trí đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: meieimeee)

Điều làm nên sự khác biệt với các tô bún thang thông thường đó là sự xuất hiện của lươn. Việc lựa chọn những con lươn tươi ngon, dày thịt rất quan trọng để cho ra một phần ăn chất lượng. Lươn sau khi được rửa sạch, sơ chế lóc thịt, lọc xương kỹ lưỡng sẽ ướp chung với nghệ và chiên, sao cho lớp da giòn nhưng bên trong thịt vẫn còn ẩm mềm.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Lươn được lựa chọn kỹ càng và chế biến kỳ công. (Ảnh: lancungbamam)

Bên cạnh đó, công thức nấu nước dùng đặc biệt ninh nấu từ cua đồng và sá sùng là điểm thứ hai tạo nên sự đặc trưng của bún thang lươn. Chất ngọt mộc mạc mang hương vị đồng quê Hưng Yên tỏa ra từ nồi nước dùng không thể lẫn vào đâu được.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Vị ngọt của cua đồng và sá sùng trong nước dùng tạo nên sự khác biệt của bún thang Hưng Yên so với các vùng khác. (Ảnh: ins.phucbeo0212)

Ngoài thành phần chính là lươn, còn nhiều thành phần khác quan trọng không kém để hoàn thiện tô bún thang lươn như trứng chiên thật mỏng rồi thái sợi; giò lụa sần sật; thịt lợn có quán luộc, có nơi thì biến tấu cầu kỳ hơn khi đem chiên với tóp mỡ thơm giòn…

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Bên cạnh nguyên liệu chính là lươn thì còn có các thành phần không thể thiếu như trứng, giò lụa, thịt ba chỉ… (Ảnh: tuananh.fancy)

Trên nền những sợi bún mảnh trắng tinh là lớp nguyên liệu được sắp xếp khéo léo với sắc vàng của trứng, ngà ngà của giò, vài lớp thịt ba chỉ bóng mỡ, và tất nhiên nhân vật chính của món ăn – miếng lươn nâu sậm được xếp ở trung tâm, tất cả như một bức tranh ẩm thực khiến thực khách vừa thòm thèm muốn được thử ngay nhưng cũng không nỡ tay làm hỏng tô bún đẹp mắt.

Khám phá điểm khác biệt giữa bún thang Phố cổ và Phố Hiến

Bún thang Hưng Yên hội đủ các yếu tố khiến thực khách càng ăn càng “ghiền”. (Ảnh: meieimeee)

Để thưởng thức bún thang lươn trọn vị Hưng Yên không thể không nhắc đến phần rau sống. Khác với bún thang Hà Nội không dùng kèm rau, bún thang lươn nhất thiết phải có sự xuất hiện của rau răm, rau mùi ta thái nhỏ cộng với tổ hợp xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô… để cân bằng độ ngậy của lượng thịt thà trong thành phần chính.

Bún thang lươn Hưng Yên với tất cả sự cầu kỳ và tỉ mỉ trong cả việc chế biến lẫn trình bày, không chỉ là một món ăn đẹp mắt, ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng. Như một tác phẩm nghệ thuật, bún thang lươn chắc chắn sẽ chinh phục được cả những thực khách khó tính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *