Khoai sọ là một loại củ không còn mấy xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Món khoai này không chỉ có nhiều dinh dưỡng mà còn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với mọi khẩu vị của mọi lứa t.uổi.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại khoai sọ đặc biệt này nhé.
1. Khoai sọ là gì?
Khoai sọ là một loại củ thuộc họ Ráy (họ Môn). Loại cây cho củ này thường được trồng nhiều ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm như Thái Lan, Ấn Độ,… bao gồm cả Việt Nam.
Trong khi đó, khoai sọ ở Việt Nam không chỉ có một mà gồm rất nhiều giống khoai khác nhau, chẳng hạn như: khoai sọ núi, khoai sọ nghệ, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc tía, khoai sọ tím,… Một trong số đó, phổ biến nhất chính là giống khoai sọ dọc trắng mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng.
Khoai sọ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khi bản thân nó giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Khoai sọ là một loại củ rất quen thuộc tại Việt Nam
Đặc biệt, ăn khoai sọ một cách hợp lý còn giúp bạn giảm cân, do thành phần dinh dưỡng chính chủ yếu là nước, tinh bột nên khi ăn bạn có cảm giác nhanh no, no lâu, từ đó ăn khoai sọ giảm cân là nhờ vào việc bạn đã hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, khoai sọ còn thường được sử dụng làm món ăn cho trẻ nhỏ. Chế biến khoai sọ cho bé ăn dặm bằng cách nghiền nhuyễn khoai, kết hợp cùng với các món cháo sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
2. Khoai sọ có phải là khoai môn không?
Bởi vì có vẻ ngoài khá giống nhau mà rất nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn khoai môn và khoai sọ. Vậy đâu là sự khác nhau giữa khoai sọ và khoai môn?
Thực chất, hai loại khoai này đều có chung nguồn gốc từ loài Colocasia esculenta. Chúng đều là những loại cây ăn củ, củ lại gồm hai loại là củ cái và củ con. Mặc dù có những điểm chung như vậy, chúng vẫn có một số điểm khác nhau như sau:
Khoai môn có củ thường là củ cái, to và nặng tầm 1.5-2kg, đồng thời cho rất ít củ con. Lớp vỏ khoai môn có màu nâu, chia thành các đường vân ngang và láng, nhẵn hơn khoai sọ. Phần ruột của khoai môn có màu trắng đến vàng hoặc tím nhạt.
Khoai sọ thường hay bị nhầm lẫn với khoai môn
Ngược lại, khoai sọ cho nhiều củ con hơn, trọng lượng mỗi củ cũng bé hơn. Mỗi củ chỉ to nhất cỡ một nắm tay. Lớp vỏ phía ngoài thường đậm hơn khoai môn, có lông dài, nhám hơn. Phần thịt bên trong có màu trắng.
Mặc dù khác nhau như vậy nhưng nói chung, nhiều địa phương vẫn thường gọi tên hai loại khoai này là một bởi công dụng của chúng cũng gần như tương tự nhau. Khoai sọ và khoai môn thường được dùng để nấu canh xương, hầm nước lẩu hay om vịt, rất ngon và ngọt nước.
3. Khoai sọ nấu gì ngon?
3.1. Khoai sọ lệ phố
Khi nhắc tới các món ăn vặt được giới trẻ yêu thích chắc chắn không bạn nào còn xa lạ gì với món khoai môn lệ phố nữa phải không nào? Không chỉ khoai môn mới có thể làm được món này mà khoai sọ, vốn cùng tính chất và đặc đ.iểm gần giống như khoai môn cũng có thể được sử dụng để tạo nên những viên khoai sọ lệ phố giòn, ngon, ngộ nghĩnh. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu:
Dầu ăn: 200ml
Khoai sọ: 500gr
Bột chiên xù: 20gr
Hạt nêm: 5gr
Bột chiên giòn: 20gr
Muối: 3gr
Trứng: 1 quả
Cách chế biến:
Đầu tiên rửa sạch khoai rồi cho khoai sọ luộc chín. Tiếp theo, bạn vớt ra ngoài để nguội rồi mới lột vỏ.Dùng muống hoặc dụng cụ chuyên dụng nghiền nát khoai thành dạng mịn. Trộn tiếp chỗ khoai vừa nghiền với 5gr hạt nêm, 3gr muối và 200gr bột chiên giòn. Tiếp đến, dùng tay nặn khoai thành từng viên tròn, đường kính 3-4cm.Sau đó, bạn lăn khoai qua bột chiên giòn, tiếp đến lăn qua trứng. Cuối cùng lăn thêm qua một lớp bột chiên xù.Bắt chảo ngập dầu lên bếp, khi dầu nóng cho khoai vào chiên đến khi viên khoai vàng đều.
Cho khoai ra đĩa, ăn kèm với tương ớt cay nồng. Vậy là bạn đã có ngay món khoai sọ chiên xù vô cùng hấp dẫn mà trẻ con hay các bạn trẻ đều rất thích.
3.2. Khoai sọ hầm xương
Là một loại củ có tính bùi, chứa nhiều tinh bột tương tự như khoai tây, khoai môn nên không khó để hiểu rằng khoai sọ thường là thành phần chính trong các món hầm, cần nhiều thời gian chế biến. Khoai sọ nấu sườn không chỉ bùi, thơm mà còn thấm đậm vị ngọt của xương, hòa quyện vào nhau thực sự làm nên một sự kết hợp tuyệt vời.
Nguyên liệu
Khoai sọ: 500gr
Xương sườn: 300gr
Hành tím: 1 củ
Gia vị: bột ngọt, muối, hạt nêm, đường…Rau thơm
Cách thực hiện
Trước khi chế biến, ướp xương với gia vị (muối, bột ngọt, hạt nêm) và trộn đều.Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch rồi đem thái thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, đem ngâm với nước muối để loại bỏ nhớt của khoai.Cho dầu ăn vào, để nóng chảo rồi cho hành khô vào phi thơm. Sau đó, cho phần xương đã ướp vào xào trong khoảng 10 phút, tiếp đến đổ nước vào ngập xương. Chờ nước sôi rồi đun liu riu trong khoảng thời gian 25-30 phút để xương nhừ.Tiếp, 10 phút cuối cho khoai sọ vào ninh là chín. Sau khi cho rau thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra tô và thưởng thức.
Khoai sọ thường được sử dụng để chế biến các món canh hầm
Ngoài hầm với xương, bạn cũng có thể thay thế bằng móng giò khi nấu món này, cũng là một lựa chọn rất phù hợp. Hãy thử biến tấu để bữa ăn gia đình bạn thêm phần đa dạng và bổ dưỡng với khoai sọ nấu móng giò nhé.
3.3. Khoai sọ nấu vịt
Khoai sọ nấu với vịt hay còn gọi là món vịt nấu chao chắc hẳn đã đốn gục không ít bạn bởi hương vị thơm ngon đặc sắc của nó. Sau đây là cách làm món vịt nấu chao:
Nguyên liệu
Vịt 1/2 con
Chao ớt ngon 400gr
Khoai sọ 300gr
Măng tươi 200gr
Bún tươi 200gr
Rau muống 200 gr
Gừng 1/2 củ
Tỏi 3 tép
Hành tím 2 củ
Rượu trắng 2 muỗng canh
Dầu ăn 3 muỗng canh
Gia vị Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu
Cách chế biến
Đầu tiên cần khử mùi tanh của vịt bằng cách thoa muối lên cả bên trong ngoài vịt. Sau đó, dùng gừng đã rửa và đ.ập dập cùng 2 muỗng rượu trắng chà xát lên miếng thịt vịt rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
Rau muống nhặt sạch, ngâm nước muối 15 phút và rửa sạch.Khoai môn gọt vỏ, ngâm nước muối, cắt thành những miếng vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đợi sôi cho tiếp khoai vào đảo đến khi xém cạnh thì tắt bếp.
Măng tươi rửa sạch, xé thành từng sợi nhỏ.Ướp thịt với tỏi, hành đã băm, bỏ tiếp 400gr chao, nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường. Trộn đều rồi để trong khoảng 30 – 60 phút cho thịt vịt thấm gia vị.Bạn bắc nồi lên bếp để lửa vừa, thêm dầu ăn và cho thịt vịt vào xào khoảng 10 phút tới khi thịt vịt săn lại và thấm gia vị.Tiếp đến cho 2 lít nước vào và đun ở lửa nhỏ tầm 30 phút để thịt vịt chín rồi cho khoai sọ vào, nấu thêm 15 phút và cho măng vào. Cuối cùng nêm nếm gia vị và tắt bếp.Món này khi ăn ăn kèm bún tươi, khoai sọ nấu rau muống, dùng nước chấm chao hoặc nước mắm gừng.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho người đọc những thông tin bổ ích về món khoai sọ và những món ăn có thể kết hợp cùng loại củ này.
Món canh khoai sọ nấu theo cách này đơn giản nhưng thơm ngon, khoai dẻo bùi
Canh khoai sọ là món ăn khá đưa cơm. Với cách làm này, món canh trở nên vô cùng đơn giản. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được khoai sọ thơm ngon, dẻo dẻo, bùi bùi.
Canh khoai sọ nấu tôm
Nguyên liệu
– Khoai sọ
– Tôm
– Thì là
– Gia vị thông thường
Cách thực hiện
– Khoai sọ mua về bạn bào sạch vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó ngâm khoai trong nước muối loãng khoảng 20 phút để giảm độ nhớt rồi vớt ra rửa sạch lại với nước, để ráo. Để không bị ngứa khi gọt khoai bạn giữ tay thật khô trước khi gọt, để nguyên củ khoai không rửa.
– Tôm rửa sạch, cắt râu, cắt riêng đầu tôm, mình tôm lột vỏ, xử lưng, bỏ chỉ đen, ướp tôm ít hạt nêm.
– Phi thơm hành khô, dầu. Cho đầu tôm vào, dằm đầu tôm để ra gạch rồi cho khoai vào xào chung, nêm ít gia vị, cho nước vào nấu.
– Khoảng 10 phút sau khoai đã bở, bạn cho tôm đã ướp vào canh, nấu thêm 3 phút, nêm nếm lại gia vị. Cắt thì là vào canh.
Món canh có màu ngả vàng là màu gạch tôm, có mùi thơm của thì là, khoai dẻo, ăn rất ngon ngọt.
Canh khoai sọ hầm xương
Nguyên liệu
– Khoai sọ: 700g
– Xương heo: 500g
– Hành lá: 1 ít
– Ngò om: 1 ít
– Bột canh: 1/2 muỗng canh
– Gia vị thông dụng: 1 ít
Cách thực hiện
– Đầu tiên, khoai sọ mua về bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành những miếng vừa ăn. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Hành lá, ngò om bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
– Cho xương ra nồi và trụng qua 3 – 4 lần với nước sôi để xương được sạch các vết m.áu. Sau đó, cho 1.5 lít nước vào và hầm với lửa nhỏ trong khoảng 40 phút để xương mềm. Sau đó, nêm thêm vào đó 1/2 muỗng canh hạt nêm cùng 1/2 muỗng canh bột canh.
– Xương hầm được 40 phút thì bạn cho khoai sọ vào nấu ở lửa vừa. Tiếp đến, nêm thêm 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh bột canh cùng 1 muỗng cà phê muối vào nồi canh. Nấu tiếp trong vòng 15 phút, lúc này khoai sọ đã chín mềm thì nêm nếm lại gia vị. Sau cùng, cho hành lá và ngò om đã cắt nhỏ và 1 ít tiêu vào rồi tắt bếp.
Món canh khoai sọ hầm xương mang hương vị thanh mát, kết hợp với đó là vị béo bùi từ khoai. Nước canh mang vị ngọt từ xương, cùng khoai sọ mềm, bùi bùi.
Với món canh này, thưởng thức lúc còn nóng cùng với cơm trắng là ngon nhất