Ký ức mùa nhót quê hương

Mỗi độ xuân về, trong màn mưa bụi những cây nhót ở quê tôi lại bắt đầu ra hoa. Những chùm hoa nhỏ li ti, màu trắng phủ kín cành cây như báo hiệu một mùa nhót xum xuê đang đến gần.

Bạn đang đọc: Ký ức mùa nhót quê hương

Khi những cánh hoa mong manh bị những cơn gió xuân thổi rụng rơi cũng là lúc từ bên trong nhụy hoa bắt đầu xuất hiện những trái nhót nhỏ xíu. Trái nhót ban đầu chỉ như hạt đỗ, mươi ngày sau đã bằng đốt ngón tay người và lớn dần lên, bắt đầu nhú thịt. Những thớ thịt căng mọng nằm bên trong lớp vỏ màu xanh và được bao phủ bởi một lớp phấn trắng.

Đến cuối tháng 3, gió thổi đung đưa vòm lá, trên những cành nhót đã bắt đầu xuất hiện những quả nhót chín đỏ chót. Trong màu nắng vàng nhạt, những quả nhót hiện lên càng sinh động hơn. Màu nắng chiếu vào lớp phấn trắng phủ bên ngoài làm nó ánh lên như sắc kim tuyến.

Hồi nhỏ, nhà tôi không trồng nhót nhưng tôi lại rất thích ăn nhót vì cái vị chua chua, ngọt ngọt, chan chát của nó làm cho tôi không sao cầm lòng được. Nhiều hôm, tôi cùng mấy đứa bạn rủ nhau “đột kích” vườn nhót nhà hàng xóm. Mấy đứa tranh thủ vặt nhót nhét đầy túi quần, túi áo rồi về chia nhau. Cả lũ hí hửng cầm nhót lau vào gấu quần, gấu áo để lớp phấn ngoài bay đi và lộ ra lớp vỏ ngoài căng mịn, đỏ chót. Cắn một miếng, vị chua, chát của nó làm cho đứa nào mặt cũng nhăn nhó nhưng lạ thay càng ăn càng thấy ngọt. Vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi làm cho đứa nào ăn rồi cũng muốn ăn nữa. Nhót chín chấm với muối ớt thì đúng là ngon tuyệt mà không loại quả nào ngon bằng.

Còn nhớ nhiều hôm đi học, lũ bạn tôi mang đầy một cặp sách nhót chín. Thế là đến lớp cả lũ chúi đầu vào ăn mà quên mất đang trong giờ truy bài nên bị cô giáo mắng nhưng tất cả đều thấy rất hào hứng.

Có lẽ ở quê tôi, nhót không phải là thứ quả đặc sản nhưng khi nhót đã chín rộ, các bà, các mẹ vẫn bứt xuống xếp đầy thúng và mang quang gánh ra chợ bán. Từng thúng, từng thúng được xếp đầy. Nhìn cả thúng nhót chín đỏ mà lũ học trò chúng tôi ứa nước bọt.

Nhót chín rất nhanh, chỉ độ trong vòng một tháng là hết mùa. Có lẽ chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, nhót sẽ được bày bán khắp những con đường Hà Nội. Từng gánh hàng rong sẽ nhuộm màu đỏ của những trái nhót to và chín mọng. Thế nhưng, với tôi, những trái nhót quê hương cùng với những kỉ niệm thời thơ ấu khó có thể nào quên.

Ký ức mùa nhót quê hương

Ký ức mùa nhót quê hương

Tìm hiểu thêm: Cách Làm Cá Chép Chiên Giòn, Chiên Xù Cuốn Bánh Tráng Cực Hợp Miệng

Ký ức mùa nhót quê hương

Ký ức mùa nhót quê hương

Theo LĐO

Bí quyết chọn và chế biến bào ngư

Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein… có lợi cho sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết chọn mua và chế biến bào ngư dưới đây.

Cách chọn

Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.

Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.

Ký ức mùa nhót quê hương

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn ăn lẩu mùa đông đúng cách

Bào ngư mua về nên sử dụng luôn

Bảo quản

Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.

Chế biến

Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.

Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.

Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.

Theo BĐVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *