Vị ngọt, đắng của cà phê nguyên chất hòa quyện với vị ngọt của sữa lên men và vị đắng muối tinh đã “đốn ngã” tâm hồn của bao tín đồ yêu cà phê khi ghé thăm Huế.
Bạn đang đọc: Lạ lùng cà phê muối xứ Huế
Cà phê muối khởi nguồn từ một quán cà phê sân vườn nhỏ trên đường Nguyễn Lương Bằng, TP Huế khoảng 10 năm trước. Khác với bạc xỉu hay cà phê trứng có thể uống nóng, cà phê muối Huế thường chỉ uống lạnh với đá. Tách cà phê muối được chuẩn bị sẵn với phin nhôm phía trên, bên cạnh là một đĩa đá viên. Từng giọt cà phê chầm chậm rơi xuống lớp váng sữa thơm ngọt, màu sắc tách cà phê dần biến đổi. Sau khi phin cà phê cạn, người uống khuấy đều cốc để nguyên liệu hòa quyện cùng nhau, rồi thêm đá là có thể thưởng thức được ngay.
Nếu trước đây mọi người đã quen với vị ngọt của sữa trong tách cà phê thì nay thực khách được trải nghiệm vị mặn mòi của muối. Một nhân viên pha chế của quán cà phê nổi tiếng trên đường Nguyễn Lương Bằng cho biết cà phê thêm vị muối để giúp trung hòa vị ngọt của sữa và vị đắng của cà phê, giúp kích thích vị giác.
Khi thưởng thức, mọi người phải thật chậm rãi để tận hưởng sự bùi béo thơm nồng đọng lại trên đầu lưỡi và không nên uống hết một lèo. Phải chăng cũng vì bản tính xứ Huế không thích sự vội vàng, người ta mới càng có nhiều thời gian để nhấm nháp từng thứ hương vị trong tách cà phê muối, vừa chiêm nghiệm về những thông điệp cuộc sống mà món uống của họ gửi gắm.
Cà phê muối là thức uống độc đáo trong bản đồ cà phê Việt Nam
Nhân viên pha chế này cũng nói với tôi rằng không có quy tắc nào về việc chọn cà phê để pha cà phê muối nhưng cà phê rang xay là thích hợp nhất. Khi cà phê được rang xay đúng độ sẽ giữ được vị thơm đặc trưng tăng thêm phần hấp dẫn cho thức uống này. Tuy nhiên, việc kết hợp các nguyên liệu phải được tính toán tỉ lệ sao cho chuẩn xác để khi phối với nhau không được quá ngọt béo, cũng không quá mặn nồng mà vừa đủ để đằm lại vị đắng, nhưng không át đi hương vị rất đặc trưng nồng và hơi gắt của cà phê rang xay.
Quán cà phê muối nổi tiếng nằm trên đường Đặng Thái Thân (số 142)
Tới Huế, quán cà phê muối nổi tiếng nhất nằm ở hai cơ sở trên đường Nguyễn Lương Bằng (số 10) và Đặng Thái Thân (số 142). Dưới tán cây xanh mát, bầu không khí trầm lặng lãng đãng và những tiếng trò chuyện khe khẽ, cùng với tách cà phê muối, du khách sẽ có dịp hòa vào nhịp sống thường nhật của người Huế.
Cà phê muối không chỉ đơn thuần là một thức uống giúp cân bằng cuộc sống, bổ sung vào danh sách ẩm thực phong phú của xứ Huế mà còn trở thành một loại cà phê độc đáo trong bản đồ cà phê Việt Nam, nâng cao thương hiệu cà phê Việt trong mắt các tín đồ ẩm thực bốn phương.
Cà phê Việt Nam nằm trong danh sách thức uống ngon nhất thế giới
Gần đây, CNN và tạp chí du lịch Canada The Travel đã có những đ.ánh giá cao về cà phê Việt Nam, xem đây là một trong những thức uống ngon nhất thế giới.
Theo đó, Việt Nam được xếp vị trí thứ 10 trong 10 nước có văn hóa cà phê độc đáo trên thế giới.
Tìm hiểu thêm: Những món hầm nóng hôi hổi vừa ngon bổ, vừa giữ ấm cơ thể trong ngày lạnh
Ảnh: Thanh Tâm
Cây bút người Canada của tạp chí du lịch The Travel, Robynne Trueman, nhận định ở Việt Nam, cà phê không chỉ là thức uống để bắt đầu một ngày mới giống các nước khác. Cà phê là thứ mọi người thích uống vào cả sáng, trưa và thậm chí là ban đêm.
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Bên cạnh quy mô doanh số xuất khẩu và nền văn hóa cà phê phong phú, cà phê Việt Nam còn được biết đến nhiều hơn về chất lượng. Trong đó, cà phê robusta chiếm khoảng 97% lượng cà phê được sản xuất tại Việt Nam bởi những hạt cà phê này mang theo hương vị chua của đất và vị đắng nguyên chất với hàm lượng caffein tương đối cao.
Hạt robusta thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan rất phổ biến hiện nay. Điều đặc biệt của cà phê Việt Nam là có thể được pha không chỉ sữa và đường. Có năm loại cà phê đặc trưng của Việt Nam, đó là cà phê muối, cà phê trứng, cà phê cốt dừa, cà phê trái cây và cà phê sữa chua. Đặc biệt, cà phê với trứng được biết đến là một trong những loại cà phê độc đáo nhất thế giới từng được làm.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, hướng dẫn viên tiếng Pháp, cho biết mỗi ngày trước khi gặp khách, anh có thói quen khó bỏ là phải có một ly cà phê đen không đường. Cà phê vỉa hè Sài Gòn với anh là không chỉ là một thức uống bình dân với mức giá tầm 12.000-15.000 đồng/ly tại chỗ hoặc mang đi mà còn là cả một nền văn hóa Á Đông gắn với t.uổi thơ của rất nhiều người Sài Gòn.
Anh kể, cứ mỗi lần dẫn đoàn khách đi Tây Nguyên, sau khi giới thiệu về cà phê, anh tìm mua cà phê hạt arabica hay robusta tại chỗ, còn nếu ở Sài Gòn, anh tìm đến các quán cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Highlands, Buôn Mê… sau đó về nhà rang lên và tự chế biến cho mình một ly cà phê phin.
Anh Thanh Tâm cùng hai khách Pháp thưởng thức cà phê và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sài Gòn từ tòa nhà Bitexco. Ảnh: Thanh Tâm
Theo CNN, ở Việt Nam, cà phê là thức uống bình dân được đông đảo người dân địa phương yêu thích. Cà phê có vai trò riêng của nó khi mọi người dành thời gian cho gia đình của họ, xây dựng các mối quan hệ của họ và thậm chí cả sự nghiệp của họ. Sau giờ làm việc, quán cà phê là điểm đến của mọi người.
Trong suy nghĩ của người Việt, cà phê không chỉ là nguồn năng lượng mà còn là một phần trong thói quen và lối sống của họ. Bất cứ lúc nào, mọi người có thể đến một quán cà phê và đọc báo, lướt mạng hoặc học tập. Đặc biệt hiện nay, cà phê ngày càng trở nên gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam hơn bao giờ hết.
Cà phê rang xay Việt Nam không chỉ được yêu thích bởi hương vị thơm ngon tuyệt hảo mà còn bởi sự độc đáo. Nó còn là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà du khách khi đi xa có thể mang về nhà cho bạn bè hoặc gia đình.
Tây Nguyên không chỉ giàu văn hóa và cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là nơi trồng cà phê phần lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các tour tham quan bảo tàng cà phê và tham quan trồng cà phê đã trở nên rất phổ biến.
Du khách đến thăm các trang trại cà phê có thể lắng nghe lịch sử của cà phê trong khi hòa mình vào thiên nhiên. Bạn cũng có thể tìm hiểu về đặc điểm của thổ nhưỡng và khí hậu giúp tạo ra hương vị đặc trưng của cà phê. Các tour này được thiết kế bài bản để người tham gia có thể trải nghiệm và tìm hiểu về cà phê bằng cả năm giác quan.
>>>>>Xem thêm: Ngày nóng thưởng thức nem nướng Nha Trang tại văn phòng.
Hai du khách Pháp Michel và Florence tham quan một trang trại cà phê chồn ở Đà Lạt trong chuyến tham quan Việt Nam năm 2019. Cả hai cho biết rất say mê và đang tìm hiểu loại cà phê độc đáo này. Ảnh: Thanh Tâm
Kể từ khi người Pháp mang hương vị độc đáo này đến Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1850, nhà nhà người người đều xem nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.
Will Frith, một nhà tư vấn cà phê sở hữu một doanh nghiệp cà phê rang xay tại TP HCM cho biết, uống cà phê hay đơn giản hơn là việc gặp gỡ bạn bè. Ông nói rằng những người uống cà phê có xu hướng tụ tập tại các quán cà phê yêu thích, một không gian riêng bên ngoài nhà và nơi làm việc, và họ thường kết giao với chủ quán và nhân viên. Anh tỏ ra ngạc nhiên khi đa số người Việt thay vì chọn ở nhà, họ có thể bỏ cả ngày ở một quán cà phê chỉ vì nơi đây có món uống họ thích và wifi để làm việc.
Frith cho biết một thế hệ mới gồm các nhà rang xay cà phê Việt Nam và các doanh nhân kinh doanh quán cà phê đang tập trung vào chất lượng, kỹ thuật chế biến cà phê cũng như thiết kế một quán cà phê. Trong vài năm gần đây, các cửa hàng cà phê ở đây đang trở nên đa dạng và lạ mắt như bất cứ thứ gì bạn tìm thấy ở London hoặc New York, anh nhận xét.