Nhiều thực khách tò mò vì chè và thịt quay là hai món ngọt và mặn, không có sự liên quan. Thế nhưng, sự kết hợp tưởng chừng lạ lùng này lại sáng tạo nên một món ăn có hương vị độc đáo ở vùng cố đô.
Bạn đang đọc: Lạ miệng chè heo quay ‘độc nhất vô nhị’ ở Huế, thách thức tín đồ ẩm thực
Chè là món ăn quen thuộc đối với người Việt. Ở mỗi nơi, chè lại được chế biến theo nhiều cách khác nhau, đa dạng từ nguyên liệu đến hương vị. Thế nhưng ở Huế có một món chè lạ miệng khiến thực khách nghe thì e dè nhưng thưởng thức rồi lại “gật gù” khen ngon. Đó là chè heo quay.
Ngay từ tên gọi, món ăn này đã khiến thực khách phải tò mò và có phần hoang mang bởi chè và thịt quay vốn là hai món ngọt, mặn, không có sự liên quan đến nhau thì khi kết hợp sẽ như thế nào. Tuy nhiên, với người dân cố đô, chè heo quay đã trở thành món ngon nức tiếng, dù đi đâu xa cũng nhớ mãi hương vị của thức quà quê này.
Nói tới ẩm thực xứ Huế không thể không nhắc đến món chè heo quay “trứ danh”. Ảnh: Nguyen An
Chè heo quay thực chất là những viên bột lọc bọc nhân thịt quay. Người Huế có thói quen ăn uống rất tinh tế nên sự kết hợp trong món ăn không phải ngẫu nhiên mà ẩn chứa cả triết lý âm dương, ngũ hành. Bởi vậy, chè heo quay nghe lạ lẫm nhưng khi ăn kèm với nhau lại có hương vị rất riêng.
Với nguyên liệu chính là bột lọc và thịt, để làm được món chè ngon, người chế biến cần có sự kỳ công, khéo léo.
Bột lọc phải chọn loại ngon, nhào với nước ấm đến khi thật mịn và dẻo, không dính tay là đạt chuẩn. Sau đó ngắt bột đã nhào thành những viên nhỏ để bọc nhân.
Đúng như tên gọi, chè heo quay gồm 2 thành phần chính là bột lọc và thịt heo quay. Ảnh: Nguyễn Hoàng Bảo
Thịt quay xong được thái nhỏ thành hình hạt lựu, trộn đều cùng muối, đường và chút nước gừng rồi rim trên bếp nhỏ lửa. Khi hỗn hợp đã khô thì múc ra, để nguội, hong phơi thêm cho thịt trong rồi trộn thêm chút ngũ vị hương, tạo mùi thơm đặc trưng.
Phần nhân thịt chế biến xong được đặt vào giữa miếng bột lọc, bọc kỹ và viên thành những hình tròn sao cho thật kín. Làm đều tay để không hở phần nhân thịt, bột không mỏng quá để tránh bị vỡ nứt khi luộc.
Thịt heo quay tẩm ướp gia vị rồi rim nhỏ lửa chính là yếu tố quyết định hương vị rất riêng của món chè này. Ảnh: Nguyễn Hoàng Bảo
Cuối cùng là sên nước đường. Đường phèn cho vào nồi đun lửa nhỏ, thấy ngả vàng thì đổ thêm nước lọc. Khi nước sôi thì thả nhẹ từng viên bột lọc vào. Chờ vài phút, viên bột chín sẽ chuyển màu trong, nổi lên thì vớt ra. Có thể cho thêm gừng và lá nếp (lá dứa) vào hỗn hợp nước đường để hương vị thơm ngon hơn.
Múc viên bột lọc ra bát hoặc cốc, chan nước đường và rắc thêm mè rang, tạo thành món chè heo quay lạ miệng. Vị mằn mặn, bùi ngậy của thịt quay đã tẩm ướp gia vị với độ dẻo, dai giòn của bột lọc, hòa quyện với nước đường thanh ngọt khiến thực khách ăn một lần là nhớ.
Gồm những nguyên liệu đơn giản nhưng món ăn chất chứa sự khéo léo của người chế biến, tạo nên hương vị đặc trưng chẳng hòa lẫn với bất cứ loại chè nào. Ảnh: Nguyễn Hoàng Bảo
Trước đây, món ăn này thường được xuất hiện trong những dịp giỗ chạp, đám tiệc của người dân địa phương vì heo quay thường có trong mâm cỗ. Những miếng thịt nhỏ được thái, làm nguyên liệu nấu chè. Lâu dần chè heo quay được làm phổ biến hơn và trở thành món ngon khó cưỡng của xứ Huế.
Mỗi ly chè chỉ có giá từ 10.000 đồng với 4 viên bột lọc, không quá nhiều nhưng đủ để thực khách cảm nhận được dư vị lạ lùng của món ăn. Nếu muốn, bạn cũng có thể trả thêm t.iền để người bán tăng lượng viên bột lọc và thoải mái thưởng thức cốc chè “trứ danh”.
Tìm hiểu thêm: Salad đậu cô ve đơn giản mà ngon miệng
Vị thanh ngọt của đường kết hợp với béo ngậy, mằn mặn của heo quay trong miếng bột lọc dẻo dai, thoảng nhẹ hương gừng khiến thực khách không bị ngấy. Ảnh: @duyentrinh_0112
Khi đến Huế, du khách không phải vất vả tìm kiếm món chè này ở đâu xa vì hầu như quán chè nào cũng có. Thậm chí trên những xe đẩy hàng rong cũng bán chè heo quay.
Đối với những người lần đầu thưởng thức chè heo quay, thật không dễ dàng để hài lòng với thứ hương vị lạ lẫm nhưng khi đã quen rồi sẽ cảm thấy mê đắm thức quà vùng cố đô.
Nhiều người trổ tài làm chè heo quay ngay tại nhà vì… quá thèm. Ảnh: Anh Quý
Chị Hoài Anh – du khách từ Hà Nội chia sẻ: “Mỗi lần đến Huế, mình đều phải tới quán quen thưởng thức chè heo quay lập tức. Món này ăn nóng hay lạnh đều ngon. Mùa hè, thưởng thức ly chè heo quay được thêm đá lạnh bào nhuyễn khiến mình thấy mát lạnh đến tận cổ. Hương vị thực sự rất khó quên”.
“Lần đầu thưởng thức chè heo quay, mình tò mò không biết vị như nào vì thịt quay là món có dầu mỡ, ăn kèm với đồ ngọt thì chắc khó ăn. Nhưng ăn quen rồi thì lại thấy hay ho lắm, chè vừa ngọt vừa mặn, dai dai giòn giòn lạ miệng. Phải thưởng thức thật chậm, nhai kỹ thì mới cảm nhận hết được hương vị của món chè này”, một thực khách bày tỏ.
Nhớ chè bột lọc heo quay ngoại nấu thuở xuân xưa
Hàng năm, khi xuân đến Tết về, ngoại tôi thường làm các loại bánh truyền thống và nấu các loại xôi, chè trước cúng ông bà tổ tiên, sau là con cháu thưởng thức.
Tôi thích nhất món chè bột lọc bọc thịt heo quay ngoại nấu bởi vừa bùi, vừa béo, vừa thơm với hương vị đặc trưng nên món chè nầy trong hồi ức của tôi là một món ăn đầy hoài niệm mỗi khi Tết đến xuân về.
Lúc sinh t.iền, ông ngoại tôi là một nho của đất “Thần Kinh thương nhớ”, luôn đau đáu với quê hương cho hay, nói về ẩm thực đất Thần Kinh vô cùng phong phú và đa dạng, đặc sắc mà “dễ nơi mô” có được. Trong hàng trăm món chè, món “chè bột lọc bọc heo quay” được xem là món chè độc đáo nơi cung đình và lưu truyền cho đến ngày nay.
Bột lọc và gừng là nguyên liệu chế biến món chè “tiến Vua”.
Ông bà ngoại tôi là người Huế chính gốc, những năm chiến tranh, cả nhà tôi đi vô Tam Kỳ (Quảng Nam) sinh sống bằng nghề làm bánh, nấu xôi, chè các loại. Lúc sinh thời, bà ngoại tôi là “chuyên gia” với nghề làm bánh hay nấu xôi chè theo cách “cung đình” thơm ngon có tiếng trong làng tôi nên vào dịp cuối năm bà ngoại tôi cũng được người thân, hàng xóm láng giềng nhờ bà đến trực tiếp nấu hay là làm “đạo diễn” cho món chè độc đáo nầy. Những dịp như thế, ngoại tôi giúp công vô tư, chứ không lấy t.iền nong chi cả nên ai cũng quý mến ngoại tôi.
“Ở Huế, nghe rất quen tai khi nói về chè bột lọc bọc nhân thịt heo quay, nhưng ở vùng Quảng Nam thì dường như mọi người nghe rất lạ tai khi nói tới món ‘chè bột lọc nhân thịt heo quay’. Bởi thịt heo quay có vị mặn, béo, thơm rất đặc trưng mà nó chỉ thích hợp khi dùng với cơm hay làm món mồi ngon cho các cuộc đưa cay như rượu, bia. Thế mà ở Huế, người nội trợ đã có sự kết hợp những nguyên liệu tưởng như đối lập ấy thành một thức quà ngon, bổ dưỡng, độc đáo và “phá cách” trong công thức chế biến chè…” – ông ngoại tôi tâm sự.
Lúc sinh t.iền, ngoại tôi cho hay, để có được nồi chè bột lọc bọc heo quay thơm ngon, chuẩn vị phải đòi hỏi sự chuẩn bị khá công phu, tỉ mỉ, từ lúc chọn nguyên liệu và chế biến, nhất là khâu làm bột đòi hỏi phải có kinh nghiệm bột nhồi xong đạt yêu cầu là bột thành một khối vừa mềm vừa dẻo, rất dễ dát mỏng hay vo tròn…
Theo đó, bột lọc là tinh bột của củ sắn (khoai mì) được trồng nhiều ở vùng Quế Sơn (Quảng Nam). Khi nấu chè bột lọc bọc thịt heo quay, ngoại chỉ cần một lượng bột khô vừa đủ, khoảng một bát ăn cơm. Bột được ngoại nhào với nước hơi nóng sao cho dẻo. Khâu nhồi bột lọc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế bởi chỉ cần nước không đủ độ nóng thì bột sẽ “chảy” trở lại dạng nước, còn nếu nước dùng nhồi bột quá nóng thì bột sẽ chín, không đủ “định lượng” để bọc được miếng thịt heo quay.
Ngoại tôi chế biến nhân là thịt heo quay rất công phu như sau: Ngoại chọn thịt heo ba chỉ (thịt heo ba rọi) chọn miếng ngon, cát thành hình hạt lựu, tẩm ướp gia vị gồm một ít ngũ vị hương, hạt tiêu, hành tỏi, muối… rồi ướp khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó, ngoại cho dầu ăn vào chảo nóng, đổ thịt heo vào rán, trong khi rán với lửa nhỏ, dùng đũa đảo đều cho đến khi từng miếng thịt có màu vàng cánh gián, cảm giác giòn thơm thì đạt yêu cầu.
Thịt heo quay có màu vàng cánh gián thơm ngon.
Sau khi chế biến xong bột và nhân, ngoại tiến hành “bắt” bánh. Với một lượng bột chỉ bằng viên bi, ngoại dùng hay bán tay mềm mại dát mỏng bột và cho nhân thịt heo quay vào, sau đó khép “mí” các góc và vo tròn đều để cho khi chín, bánh sẽ trong suốt và nhân bánh sẽ nổi màu vàng cánh gián nhìn bắt mắt dành cúng tổ tiên, ông bà đầu năm mới.
Để có món chè bột lọc bọc thịt heo quay “đúng điệu” thì ngoại dùng đường đường phèn để nấu. Bởi đường phèn có vị ngọt thanh tao, lại tinh khiết nên sẽ cho nước chè sau khi nấu xong trở nên trong suốt, trông vô cùng hấp dẫn. Ngoại canh lượng nước và đường phèn vừa đủ được nấu sôi sao cho đường phèn tan chảy hết.
Sau đó, ngoại cho bánh bột lọc nhân thịt heo quay vào nấu tiếp khoảng 3 phút, những viên bánh sẽ nổi trên mặt nước, vỏ bánh trong suốt nổi bật màu vàng của nhân bánh thì chè đã chín. Ngoại múc chè ra bát, rắc lên mặt chén chè một ít gừng tươi thái sợi nhỏ. Chè bột lọc bọc thịt heo quay sau khi cúng tổ tiên, ông bà xong thì cả nhà thưởng thức vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Đó cũng là cách ông bà ngoại tôi luôn nhắc nhở cháu con luôn nhớ về cội nguồn của miền “sông Hương núi Ngự”.
Bởi thế mà thời xa xưa, món chè độc đáo này còn được dùng để tiến Vua và món chè này từng say lòng các Hoàng đế của triều Nguyễn ở chốn Cung đình. Còn giờ đây, món chè vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt này đã níu chân biết bao du khách khi đến đất Thần Kinh. Cho nên xứ Huế vẫn còn lưu truyền câu ca: “Học trò xứ Quảng ra thi / Nhìn chè bột lọc chân đi không đành”.
Ngoại tôi nấu chè bột lọc bọc heo quay vô cùng đặc sắc, ai đã một lần nếm thử thì sẽ rất khó quên bởi hương vị đậm đà của món chè xứ Huế được ngoại tôi mang theo bí quyết vào xứ Quảng. Đó là sự kết hợp giữa sự dẻo dai của bột lọc với cảm giác giòn tan, vị béo ngậy, mặn mặn, thơm thơm của miếng thịt quay cùng với vị ngọt thanh của đường phèn, mùi thơm nồng ấm của gừng, mang đến một cảm giác lạ miệng và rất sảng khoái cho người thưởng thức.
>>>>>Xem thêm: Top 5 đặc sản Yên Bái du khách không nên bỏ lỡ
Những chén chè bột lọc bọc nhân thịt heo quay rất độc đáo, thơm ngon…
Và năm nào cũng vậy, ngoại tôi thường có thói quen vào đêm giao thừa tiến hành nấu một nồi chè bột lọc bọc heo quay bằng tất cả tấm lòng thành kính để dâng cúng tổ tiên, ông bà vào sáng ngày mùng Một Tết. “Đó là món ăn không chỉ là sự độc đáo ở hình thức hay hương vị mà còn là thông điệp gửi đến những người yêu thương luôn nhớ về văn hóa cội nguồn xứ Huế…” – ông ngoại tôi tâm sự.
Tôi sinh ra ở xứ Quảng, sau này lớn lên học hành tại TP Huế, thế là tôi có dịp quay về “cố đô”, nơi chôn nhau cắt rốn của cha mẹ tôi và có dịp được thưởng thức món chè độc đáo nầy.
Thời gian như “thấm thoát thoi đưa”, tôi ra trường và công tác ở vùng Tây Nguyên xa lắc xa lơ. Giờ đây, xa xứ Huế đã lâu, nay mái tóc đã lên màu “sương khói”, nhưng cứ mỗi lần Tết đến xuân về nơi đất khách quê người, lòng tôi bỗng bồi hồi xúc cảm nhớ về ông bà ngoại đã ra người thiên cổ, nhớ những lần thưởng thức những chén bột lọc “xứ Huế” thơm ngon, bùi béo; vừa ăn vừa ngắm nhìn những cơn mưa bụi xa mờ xứ Huế, trên dòng Hương giang êm ả, trên thành quách lâu đài lối cũ xưa.
Hôm nay, trong gió sớm xuân về, tôi có dịp về quê cũ, ông bà ngoại tôi đã ra người thiên cổ. Tôi ngồi lặng lẽ bên hiên nhà ngắm nhìn di ảnh của ông bà ngoại tôi trên bàn thờ, chợt thấy mắt tôi cay cay và lòng bồi hồi với bao ký ức tươi đẹp, buồn vui thời thơ ấu trong mái gia đình với hương vị những chén chè độc đáo vào thuở xuân xưa do ngoại tôi chế biến đã theo tôi suốt cả cuộc đời.