Đây là loài cá nổi tiếng của vùng đất xứ Thanh, có tên gọi kỳ lạ thế nhưng hương vị mà nó đem tới lại trái ngược hoàn toàn, khiến đã thưởng thức một lần là còn muốn ăn nữa.
Nếu bạn đã từng ghé thăm Thanh Hóa, chắc hẳn bạn đã nghe nói tới một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng ở nơi đây, đó chính là món cá còi. Đây là loài cá có cấu tạo kỳ dị bậc nhất khi chúng vừa có mang, lại vừa có phổi để hít thở, lại vừa có thể bơi dưới nước lẫn đi bộ trên cạn, đặc biệt lại còn biết cả leo trèo.
Cá còi hay còn được biết tới với tên gọi là cá leo cây hay cá thòi lòi, là loài cá thuộc vào họ cá bống trắng. Chúng rất phổ biến tại vùng biển Thanh Hóa nước ta, ưa thích sống ở những nơi có nhiều bùn lầy, đặc biệt là tại các bãi bồi ven biển hoặc vùng cửa sông tiếp giáp với biển.
Cá còi sinh sống bằng cách đào hang ổ để lặn sâu dưới nước, trốn tránh kẻ thù mỗi khi nước dâng. Đến khi thủy triều rút xuống thì chúng sẽ ngoi lên khỏi mặt bùn đi kiếm ăn hoặc nằm phơi nắng.
Cá còi có chiều dài trung bình từ 10 – 15cm, bề rộng khoảng 2 – 3cm, phần đầu nhìn gần giống với cá trê với đôi mắt lồi ra và hàm răng sắc bén. Lớp da bên ngoài căng bóng và khá trơn, có màu đen và trông gần giống với cá bống.
Cá còi khá nhát gan và rất cảnh giác cho nên cứ khi thấy con người hoặc các loài động vật nào đó là chúng lại tìm cách chui ngay xuống hang ổ để ẩn nấp. Do đó để bắt được loài cá này thì bà con nông dân phải chuẩn bị đồ nghề thật kỹ lưỡng.
Mỗi ngày người dân sẽ bắt đầu đi bắt cá còi vào khoảng từ 8h sáng khi nước biển xuống thấp, kết thúc công việc lúc 14h chiều khi nước biển bắt đầu dâng lên.
Người đ.ánh bắt phải đeo găng tay, đi ủng, mặc quần áo kín để lội xuống bãi bồi, vũng bùn có độ sâu từ 40 – 60cm để bắt cá còi. Nếu không đeo đồ bảo hồ, họ rất dễ bị các mảnh kim loại, đá sỏi cắt vào chân tay gây c.hảy m.áu.
Ngoài việc bắt cá còi bằng tay không, nhiều người dân còn sử dụng gậy, lưới và một số loại bẫy để bắt cá dễ dàng hơn. Với việc dùng bẫy, số lượng cá bắt được mỗi ngày sẽ nhiều hơn và ít tốn công sức lao động.
Mùa cá còi thường bắt đầu từ tháng Giêng âm lịch hàng năm cho đến hết tháng 5. Đây là thời điểm sinh sản mạnh nhất của chúng, cũng là thời điểm thịt cá còi có chất lượng ngon nhất, người dân đổ ra cửa sông, cửa biển đ.ánh bắt nhiều hơn.
Cá còi sau khi được đ.ánh bắt sẽ mang đi bán cho các thương lái với mức giá dao động từ 180.000 đến 220.000 đồng/kg. Có thời điểm nhu cầu tiêu thụ lớn mà không còn cá để bán, khiến cho giá đội lên tới 300.000 đồng/kg.
Thường vào giữa mùa cá và đầu con nước từng tháng là thời điểm người dân đ.ánh bắt được nhiều cá còi nhất do chúng sinh sản nhanh với số lượng lớn, nước cũng rút chứ chưa lên cao. Người dân có thể kiếm được từ 300.000 đến 600.000 đồng/ngày, từ đó cải thiện đời sống kinh tế cho gia đình tốt hơn.
Cá còi có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như món hấp, món nướng, món canh nấu chua. Thịt cá còi trái ngược hẳn với cái tên của nó, vô cùng béo và thơm ngon, được đ.ánh giá là còn “béo hơn cả thịt lợn”. Đây là đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh mà không nơi nào khác có được.
Ngoài Thanh Hóa, Cà Mau cũng là địa phương rất nổi tiếng với món cá còi (cá thòi lòi). Nếu như bạn có dịp tới thăm hai tỉnh thành này, hãy thử một lần thưởng thức loài cá béo ngậy hơn cả thịt lợn này nhé.
Cách làm món bí baby nhồi thịt hấp vừa đẹp mắt lại giàu dinh dưỡng
Những trái bí đỏ nhỏ nhỏ xinh xinh nhồi thịt là món ăn hấp dẫn các bạn nhỏ. Món ăn đơn giản nhưng đẹp mắt lại giàu dinh dưỡng.
Nguyên liệu
– 4 quả bí baby Nhật
– 200 gr thịt vai xay
– 4 cái nấm hương
– 1 tai mộc nhĩ
– 1 quả ớt sừng
– Hành khô, hành lá
– Gia vị: Mắm, muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm
Bước 1: Sơ chế
Rửa sạch bí đỏ baby, cắt phần trên đầu giữ lai làm nắp. Dùng thìa nhỏ khoét bỏ ruột bên trong.
Thịt chọn phần vai sấn có cả nạc và mỡ thì khi hấp không bị khô.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành khô băm nhỏ. Ớt bỏ hạt băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Nhồi hỗn hợp thịt vào bí
Trộn đều hỗn hợp thịt, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá, hành khô, ớt. Nêm 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường (tùy chọn) rồi dùng thìa múc nhân nhồi vào bí. Đậy phần nắp bí lại.
Bước 3: Hấp chín bí
Cho bí vào nồi hấp từ 30 đến 40 phút cho tới khi thịt và bí chín mềm là được. Chú ý đậy nắp bí kín và lót thêm khăn xô trên bề mặt cho đỡ bị nước rơi vào.
Chúc bạn thành công!