Lúc còn sống nhìn loại côn trùng này trông khá đáng sợ nhưng khi đã được chế biến lại trở thành món ăn vô cùng đặc biệt và rất bổ dưỡng. Vị thơm, ngọt béo, bùi của chúng sẽ khiến bạn ăn một lần muốn ăn thêm lần nữa.
Bạn đang đọc: Loại côn trùng bò lúc nhúc nhìn phát sợ được nhiều người săn lùng nhưng chỉ cần ăn vài con cũng vô cùng bổ dưỡng
Món tằm tươi
đang là món ăn khá hút khách bởi chúng được mọi người ví như là “nhân sâm”. Giá bán giao động ở mức 120.000 – 200.000 đồng/kg tùy loại. Loại đã được rang sấy giá gấp 2 – 3 lần. Thoạt nhìn thấy loại côn trùng bò lúc nhúc – những con tằm trắng nõn có thể nhiều người cảm thấy nổi gai ốc. Thế nhưng loại côn trùng này khi trở thành món ăn lại vô cùng bổ dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tằm là thức ăn có nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, PP, C…; khoáng chất, nhất là canxi, photpho cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng protid trong tằm cao gồm nhiều axit amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysine, alanin, glycin, serin… tương đương với các loại protein động vật khác. Bởi vậy mà loại côn trùng này được dùng như nguồn dược liệu, thực phẩm bổ dưỡng quý. Loại côn trùng này cũng được dùng để chế thành thuốc trị suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m vì hàm lượng canxi, photpho cao.
Tằm có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh minh họa
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) cho rằng, tằm có hai loại là tằm tơ và tằm vôi. Tằm ở trong y học cổ truyền được xem là vị thuốc quý. Chúng có tác dụng giải độc, trừ phong trấn kinh, long đàm tán kết, dùng để chữa trúng phong, đau họng, lao hạch, viêm tuyến vú, lở ngứa, sạm da, chứng liệt dương ở đàn ông… Loại tằm dùng để nhả tơ không có tính dược học nhưng được người dân dùng để làm thực phẩm hay ngâm rượu uống.
Mặc dù có tác dụng rất tốt với sức khỏe nhưng khi ăn, mọi người cần chú ý ăn thử một ít trước, nhất là người có cơ địa dị ứng để tránh bị dị ứng. Những người bị nóng trong, nhiệt không nên dùng vì tằm tươi có tính ấm.
Trong đời sống, tằm tươi còn được chế biến thành nhiều món ăn tuyệt ngon và còn trở thành đặc sản ở một số nơi. Khi sơ chế tằm, mọi người nên rửa qua nước lạnh rồi rửa bằng nước muối loãng vài lần cho tằm nhả hết tơ. Sau đó vớt tằm để ráo nước, bật bếp liu riu cho tằm lên chảo rang tới khi săn lại. Sau sơ chế có thể chiên, xào tùy thích. Khi ăn vị thơm, ngọt béo, bùi của chúng sẽ khiến bạn khó từ chối, ăn một lần muốn ăn thêm lần nữa.
Một số món có thể chế biến với tằm rất ngon, bạn nên thử một lần:
* Tằm với lá chanh
Tằm mua về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Sau đó, ướp trước một tí gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, đường trong khoảng 5 phút cho ngấm gia vị.
Phi một ít hành băm rồi cho tằm lên đảo đều, nên dùng mỡ heo phi hành để món ăn thêm béo. Cho tằm vào đảo đều tay chừng 5 phút, nêm vừa mắm muối, cho thêm lá chanh thái nhỏ là hoàn thành món ăn này.
* Tằm ăn cùng lá vông
Nhiều người vẫn thường ăn tằm với lá vông. Họ chọn lấy lá non, rửa sạch, cuốn với con tằm đã được xào chín. Món ăn này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn có tác dụng chữa mất ngủ, bổ sung dinh dưỡng.
* Tằm xào lá lốt ăn với bánh đa
Bước sơ chế ban đầu như làm món tằm xào lá chanh. Với lá lốt nên chọn loại lá tươi, non rồi rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, phi thơm dầu với hành băm rồi cho nhộng vào xào nhanh tay tới khi nhộng săn lại. Cho tiếp lá lốt vào đảo đều trong khoảng 3 phút để món ăn dậy mùi thơm. Cần đảo nhẹ tay để không làm dập tằm. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, rắc thêm chút tiêu rồi tắt bếp. Khi ăn kèm cùng bánh đa rất ngon.
Tàu hũ ở đâu cũng ăn lạnh, nhưng người Sài Gòn lại ăn tàu hũ nóng cho mát
Bỏ đá vào thì sẽ làm mất vị ngon của tàu hũ, thế nên nhiều người Sài Gòn thích ăn tàu hũ nóng. Dù không có đá, nhưng ăn xong lại thấy cơ thể thanh mát và nhẹ nhàng.
Món ăn này có xuất xứ từ người Hoa ở miền Nam. Nước đậu nành được lọc kỹ, sau đó đem nấu cho đông lại. Người ta nấu một nồi nước đường thêm gừng thái lát rồi chan vào bát tàu hũ.
Món này muốn ngon phải nấu từ tâm, chọn đậu nành Miên chứ không chọn loại biến đổi gen, sau đó lọc thật kỹ thì tàu hũ mới trắng và mịn. Nhiều nơi tàu hũ không được trắng là do lọc dối. Lọc kỹ sẽ tốn đậu hơn nhưng phải vậy mới ngon.
Nước chan phiên bản gốc của người Hoa chỉ có đường và gừng, nhưng giờ đã được biến tấu, ăn cùng với nhiều loại topping như trân châu hoặc “viên dai dai” ngon được làm từ bột năng nhào với nước nóng và vo viên, thả vào nồi nước đường gừng, nấu thêm với lá dứa.
Tìm hiểu thêm: Thân thương bánh da lợn ngày hè
Khi khách tới ăn, chủ quán dùng dụng cụ đặc biệt bằng nhôm thật mỏng được đặt làm riêng, hớt từng lớp mỏng đậu hũ thả vào bát, rồi chan nước đường gừng, viên bột năng vào. Có người thích cho thêm cả nước cốt dừa, nhưng nhiều người chỉ thích tàu hũ với nước đường đúng kiểu xưa.
Món này nóng, vậy mà ăn tới đâu người mát rượi tới đó. Những dịp trời Sài Gòn se lạnh, chạy ngang qua gánh tàu hũ nóng ăn một chén tàu hũ thơm nồng, lại thấy món này cũng hợp với ngày lành lạnh. Thế nên món này có thể ăn quanh năm.
Ở TP Hồ Chí Minh thì gánh tàu hũ nóng đối diện chợ Xã Tây là ngon thuộc hàng bậc nhất khu Chợ Lớn. Gánh hàng nhỏ ở đường Trần Hưng Đạo này đã tồn tại được 30 năm. Nhiều người phải tìm đến ăn vì tàu hũ mịn mượt và nước đường gừng tinh tế, lại có viên trân châu dai dai ngon miệng làm từ bột năng.
>>>>>Xem thêm: 2 cách miến xào ngon đơn giản dễ làm cả nhà đều yêu thích
Về lý do các loại đậu được nấu mềm, ăn như tan trong miệng, cô chủ gánh chia sẻ, đó là nhờ lựa chọn loại đậu ngon nhất và thuần chủng của Việt Nam như đậu ván Huế, đậu đen, đậu trắng Đà Lạt. Vì vậy, cô chỉ cần nấu ít thời gian đã mềm, thêm bí quyết cho viên nước đá nấu nên đậu vừa mềm, vừa dẻo.