Đậu bắp trộn gừng là món ăn thực hiện dễ dàng, mang lại hương vị thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa cơm nhà bạn.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Đậu bắp
2. Gia vị: Gừng, nước tương
Đậu bắp là loại rau quả bình dân nhưng giàu dinh dưỡng. Chị em có thể nhận được nhiều lợi ích của đậu bắp khi luộc chín. Thậm chí là có thể uống nước đậu bắp sống. Các tác dụng của đậu bắp có thể kể đến như giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thiếu m.áu và hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da. Đặc biệt, loại quả này có tác dụng cải thiện sinh lý nam giới.
Đậu bắp cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến để hạn chế chất nhớt trong đậu bắp
Chỉ cần 3 nguyên liệu là đậu bắp, nước tương và gừng, bạn có thể chế biến được món ăn cực ngon. Đó là đậu bắp sốt gừng. Hương vị không chỉ đậm đà, giòn ngậy, hao cơm mà còn giàu dinh dưỡng.
Nước tương và gừng đều có vị mạnh. Nhưng khi kết hợp lại, chúng vẫn giữ được hương vị riêng mà không bị lấn át nhau. Bạn có thể dùng thêm gừng để tăng vị cay cho món ăn của mình.
Cách làm đậu bắp trộn nước tương gừng
1
Sơ chế đậu bắp
Đun sôi một nồi nước.
Cắt bỏ phần cuống đậu bắp. Gọt bỏ phần đài hoa cứng xung quanh.
Rắc muối lên đậu bắp và chà xát chúng trong khoảng 20 giây.
Cho đậu bắp vào nước sôi, chần trong khoảng 2 – 3 phút tùy quả to hay nhỏ.
Vớt ra để ráo. Chú ý không để đậu bắp bị mềm nhũn.
2
Bào gừng
Gọt vỏ gừng và bào mịn.
Trộn nước tương và gừng bào trong chén nhỏ. Nếu thích nhiều vị gừng có thể gia tăng thêm gừng. Làm tương tự với nước tương.
3
Trộn đậu bắp với nước tương gừng
Cắt đậu bắp theo đường chéo hoặc một nửa tùy theo kích thước của chúng. Cho đậu bắp vào bát nước tương gừng. Trộn đều.
Có thể dùng ngay hoặc ướp lạnh.
Món đậu bắp trộn gừng này thực hiện rất nhanh chóng và dễ dàng. Hương vị lại giòn ngon và đậm đà.
Chúc bạn thành công với cách làm đậu bắp trộn nước tương gừng này nhé!
Có thể bạn chưa biết?
Theo Webmd, đậu bắp có nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin C trong loại quả này giúp cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, đậu bắp còn được biết đến với một vài lợi ích khác như:
– Chống lại bệnh ung thư: Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, bao gồm vitamin A và C. Nó cũng chứa lectin có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Các nghiên cứu cho thấy chúng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú lên đến 63%.
– Hỗ trợ sức khỏe tim và não: Polyphenol giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ bằng cách ngăn ngừa sự hình thành các cục m.áu đông. Chất nhầy giống như gel được tìm thấy trong đậu bắp có thể liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa để nó được loại ra khỏi cơ thể.
– Kiểm soát lượng đường trong m.áu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu bắp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu bằng cách ngăn chặn sự hấp thu đường trong quá trình tiêu hóa.
– Có lợi cho phụ nữ mang thai: Đậu bắp chứa nhiều folate , một chất dinh dưỡng hữu ích cho phụ nữ mang thai. Folate giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, có thể ảnh hưởng đến não và cột sống của thai nhi đang phát triển.
Còn thông tin từ Nimedhealth cho hay, đậu bắp chứa nhiều axit folic, kẽm, selen cùng các vitamin và khoáng chất có khả năng tăng cường t.inh t.rùng. Nam giới có t.inh d.ịch loãng hoặc số lượng t.inh t.rùng ít nên uống nước đậu bắp.
Tôm hấp tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị bổ dưỡng mà còn khiến món ăn tăng thêm hương vị và đẹp mắt hơn.
Nguyên liệu:
– 10 – 12 con tôm lớn
– 4 muỗng canh nước cốt gà
– 1 muỗng canh nước tương nhạt
– 1 muỗng canh rượu nấu ăn
– 1 muỗng canh dầu mè
– muỗng cà phê muối
– 1 muỗng canh gừng băm
– 3 muỗng canh tỏi băm
– 1 – 2 muỗng canh hành lá cắt nhỏ
Cách thực hiện:
Làm nước sốt tỏi
Cho nước cốt gà, nước tương, rượu nấu ăn, dầu mè, muối, gừng, tỏi và 1 muỗng canh hành lá vào bát trộn đều và để qua 1 bên.
Chuẩn bị tôm
Bước 1: Dùng kéo cắt bỏ chân tôm
Bước 2: Dùng dao sắc rạch ở lưng tôm, khoét sâu để nguyên vỏ.
Bước 3: Bày chúng ra khay hấp, để phần đã khía hướng lên trên.
Hấp tôm
Bước 1: Thêm nước sốt tỏi vào tôm
Bước 2: Hấp tôm khoảng 3-5 phút (tùy kích cỡ).
Bước 3: Bỏ tôm ra đĩa khi tôm đã chín, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên bề mặt tôm và ăn khi tôm còn nóng.