Rau ngải cứu không chỉ có tác dụng điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, an thai, trị mất ngủ mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp da.
Rau ngải cứu tốt như thế nào?
Ngải cứu là loại cây phổ biến ở vùng phía Bắc Việt Nam, được dùng để chế biến món ăn và sử dụng như một loại thuốc giúp điều hòa k.inh n.guyệt, cầm m.áu, làm đẹp da, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng…
Trong ẩm thực, ngải cứu được sử dụng như một loại rau dùng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, có vị hơi đắng và thơm mát.
Dưới đây là những món ăn được làm từ ngải cứu:
Trứng chiên ngải cứu
Nguyên liệu:
3 quả trứng gà nhỏ
100gr rau ngải cứu
1 củ hành khô
Gia vị: Nước mắm, bột ngọt, bột canh, hạt tiêu
Trứng chiên ngại cứu
Cách làm:
1. Nhặt ngọn và lá non của rau ngải cứu sau đó rửa sạch và thái nhỏ.
2. Bóc vỏ củ hành khô và thái lát mỏng. Đ.ập trứng trộn với rau ngải cứu. Nêm vào tô 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu và hành khô thái lát.
3. Cho dầu ăn vào chảo, đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chiên chín vàng 2 mặt, sau đó cho ra đĩa và thưởng thức cùng tương ớt hoặc gia vị muối tiêu chanh ớt.
Cá chép hấp ngải cứu
Nguyên liệu :
1 con cá chép
Một ít rau ngải cứu
1 củ gừng
3 trái ớt
3 tép tỏi
5 thìa nước mắm
Một ít gia vị thông dụng (đường, muối, hạt nêm, tiêu)
Dụng cụ: Nồi xửng hấp, dao, kéo, thớt,…
Cá chép hấp rau ngải cứu
Cách làm:
1. Rau ngải cứu lấy phần non, rửa sạch. Gừng băm nhuyễn. Cá chép rửa sạch rồi xát với muối để loại bỏ nhớt cá.
2. Ướp cá đã sơ chế với hỗn hợp gia vị gồm 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu trong khoảng 20 phút. Sau đó, cho gừng và rau ngại cứu nhồi vào trong ruột cá.
3. Đặt cá đã ướp vào nồi xửng hấp và đặt vài khúc ớt cắt đôi lên trên cá. Hấp cá với lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó giảm lửa và hấp cá cho đến khi cá chín mềm.
4. Sau đó, tắt bếp và cho cá ra đĩa để thưởng thức. Cá chép hấp ngải cứu là một món hấp dinh dưỡng cao, đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn rất hấp dẫn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Loại rau mọc cả ở ven đường có vị khó xơi, nhưng đem nấu với trứng được món ngon bổ, điều hòa cơ thể
Đây là món ăn dân dã, rẻ t.iền nhưng bổ dưỡng bất ngờ.
Ngải cứu là loại cây có thể mọc nhiều ở ven đường mà không cần chăm sóc. Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm m.áu… Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị k.inh n.guyệt không đều, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đại tiểu tiện ra m.áu, chống đầy hơi,…
Mặc dù ngải cứu rất đắng nhưng trong mắt những người sành ăn, ngải cứu còn là một nguyên liệu ngon. Bạn hãy thử làm món trứng tráng ngải cứu này đảm bảo ai ăn cũng thích.
Nguyên liệu:
– 5 quả trứng gà, 1 nắm ngải cứu, muối vừa ăn.
Cách làm:
Ngải cứu đem nhặt lấy lá non và ngon rồi đem rửa sạch nhiều lần với nước.
Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi nước, cho lá ngải cứu vào, luộc trong 1 phút, sau đó vớt lá ngải cứu ra, dùng thìa ép cho lá ngải cứu ra nước rồi vắt kiệt nước. Làm vậy để loại bỏ bớt vị đắng của rau. Sau đó cho rau lên thớt và thái nhỏ.
Đập trứng ra bát, khuấy đều để lòng đỏ quyện vào lòng trắng. Cho ngải cứu vào, trộn đều. Nêm chút muối vừa ăn, khuấy đều.
Cho một lượng dầu thích hợp vào chảo, đun nóng dầu rồi đổ trứng ngải cứu vào, lắc chảo để trứng dàn đều.
Sau khi đáy trứng đông lại, bạn dùng thìa cắt thành nhiều phần rồi lật lại, chiên vàng đều hai mặt là có thể lấy ra khỏi chảo.
Món trứng tráng ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng, ăn với cơm hoặc ăn không cũng rất hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!