Với cách luộc rau muống dưới đây bạn không lo món rau muống thâm đen mà ngon hết nấc ai cũng thích khi ăn. Muối là một trong những tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên, nhờ thế mà thời gian luộc rau được rút ngắn lại một cách tối đa. Chính vì vậy, những cọng rau muống luộc vẫn chín đều lại giòn ngon, xanh mướt không bị nhũn, đỏ do luộc quá lâu.
Bạn đang đọc: Luộc rau muống chỉ thả nước lạnh và muối là chưa đủ: Thả thêm thứ này vào rau xanh mướt giòn sần sật
Cho muối vào nồi nước luộc rau
Không những thế, luộc rau muống cho thêm muối cũng là cách để giúp đĩa rau luộc của gia đình bạn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.
Liều lượng muối hợp lý khi luộc rau muống là khoảng 1/2 – 1 muỗng nhỏ muối tùy thuộc vào số lượng nước trong nồi.
Bạn hãy cho muối vào nước từ đầu rồi đợi nước sôi già thì thả rau muống vào. Khi thấy rau chín tới thì vớt rau ra một bát nước đá lạnh để rau giữ được độ xanh và đảm bảo độ giòn ngon.
Thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào nồi nước luộc rau
Khi luộc rau muống thêm chút giấm hoặc nước cốt chanh sẽ giúp đĩa rau luộc trở nên xanh mướt và ngon mắt hơn. Chỉ cần sử dụng một chút giấm/nước cốt chanh sẽ giúp giữ màu rau mà không lo ảnh hưởng tới hương vị ban đầu của rau.
Cách làm rất đơn giản, hãy cho khoảng 2 thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm vào nồi nước luộc rau rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi cho rau vào luộc và vớt ra khi chín tới.
Nên luộc rau ngập nước
Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.
Ngâm rau vào nước lạnh sau khi luộc
Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.
Trên đây là 1 số mẹo khi luộc rau muống giúp cho món ăn giữ được màu xanh tươi, giòn ngon hấp dẫn.
Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.
Cách thứ 4: Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.
Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.
Cách luộc rau muống ngon giòn ngọn, xanh nước
Cách luộc rau muống, rau muống luộc là món rau xanh khá quen thuộc. Để luộc rau muống với ngọn rau giòn không ngái, nước luộc rau xanh trong tự nhiên .
Chuẩn bị luộc rau muống
Rau muống: 1 – 2 mớ
Muối ăn: 1,5 thìa cafe
Chanh tươi: 1 quả
Nước đá lạnh: 1 âu nhỏ
Rau muống tươi – cách luộc rau muống xanh
Cách luộc rau muống
Bước 1: Nhặt và rửa sạch rau
Nhặt rau muống: Rau muống sau khi mua về, bạn nhặt bỏ hết phần lá già, lá úa và phần ngọn già. Với phần đoạn non của rau muống, bạn giữ lại. Bạn có thể để nguyên ngọn non của rau hoặc bẻ làm đôi, ba nếu phần này quá dài.
Rửa sạch rau muống: Cho rau muống vào chậu và rửa sạch dưới vòi nước. Rửa kỹ rau ít nhất hai lần trong nước sạch. Ở lần rửa thứ ba, bạn ngâm rau với 1 thìa muối để loại bỏ thuốc trừ sâu, trứng sâu, phân bón… còn bám lại. Ngâm rau khoảng 5 – 7 phút rồi rửa thêm một lần nước nữa. Cuối cùng, bạn vớt rau ra rổ rồi để ráo nước.
Tìm hiểu thêm: Bữa tối giảm cơm và thay bằng món canh này, cân nặng của chị em sẽ giảm đi đáng kể, da dẻ cũng đẹp lên trông thấy!
Nhặt và rửa sạch rau muống – cách luộc rau muống ngon
Bước 2: Luộc rau muống
Chuẩn bị một nồi nước luộc vừa phải sao cho khi thả rau vào, nước có thể ngập hết rau. Đun nước cho đến khi nước sôi già thì bạn cho thìa cafe muối. Tiếp theo, thả rau muống vào nồi luộc rồi dùng đũa đảo đều cho rau ngấm nước luộc.
Luộc sôi rau muống khoảng chừng 2 phút. Sau đó, bạn dùng đũa lật lại rau muống và luộc thêm khoảng 3 phút nữa. Lưu ý là trong suốt quá trình luộc, cần đảm bảo giữ được mức lửa và nhiệt độ sôi đồng đều.
Luộc rau muống – luộc rau muống xanh
Bước 3: Hoàn thiện món rau muống luộc
Cắt đôi quả chanh. quả, bạn đem thái thành những lát mỏng rồi cho vào âu nước đá. Vớt rau muống đã luộc ra và thả nhanh vào âu nước. Cách làm này sẽ giúp ngọn rau được xanh và giòn dù bạn có thể lâu khoảng vài tiếng.
Với quả chanh còn lại, bạn đem vắt lấy nước cốt và hoà vào phần nước luộc rau. Nước cốt chanh lúc này sẽ làm cho nước luộc rau muống được trong hơn, có vị chua dịu tự nhiên. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu nước rau muống luộc mà không có vị chua thì sẽ làm giảm đi độ ngon rất nhiều.
Ngâm rau muống trong nước đá lạnh khoảng 5 phút. Sau thời gian trên, bạn vớt rau ra ngoài và để cho ráo nước. Bày rau muống lên đĩa và thưởng thức. Món rau muống luộc thích hợp nhất khi ăn kèm với cà pháo muối, các món rang mặn như thịt, tôm…
Ngâm rau muống vào trong âu nước đá – cach luoc rau muong
Mách bạn cách chọn rau muống ngon
Để chọn được những mớ rau muống ngon tự nhiên, không chất bảo quản thì bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ như sau:
Không nên chọn những mớ rau muống có ngọn quá to. Chỉ nên chọn những mớ rau có ngọn nhỏ, dài vừa phải và nhìn cứng cây. Đây là những mớ rau non, ăn không có nhiều xơ hay cảm giác ngái, chát.
Không nên chọn những mớ rau có nhiều lá, lá bóng mướt và khi bẻ thử cọng quá giòn. Đây thường là những bó rau được bón quá nhiều đạm, phân bón lá… Do đó, khi ăn những mớ rau muống này sẽ không tốt cho sức khoẻ.
>>>>>Xem thêm: Ashima – Trải nghiệm món ngon trong mùa lễ hội.
Rau muống luộc – cách luộc rau muống
Cách luộc rau muống tưởng chừng như đơn giản song để có được những đĩa rau ngon, bạn cũng cần nắm được những bí quyết nhất định. Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Ameovat, các bạn đã tự tin để thực hiện món rau muống luộc cho bữa cơm gia đình.