Mâm cỗ gồm nhiều món ngon nhưng đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Ngày ông Công ông Táo là một trong những dịp lễ vô cùng quan trọng trong năm. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm các Táo sẽ cưỡi cá chép để bay lên Thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng về những điều tốt, xấu của gia chủ đã thực hiện trong năm vừa qua, từ đó mà Ngọc Hoàng sẽ ban phúc lành hay không cho các gia đình.
Vào dịp này, các gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên các vị Táo quân. Nếu bạn không có thời gian hoặc chưa nghĩ ra món gì để chuẩn bị cho mâm cỗ hãy tham khảo mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cực kỳ đơn giản của chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng) dưới đây nhé:
Chị Thu Hiền.
Mâm cỗ bao gồm các món:
– Gà luộc
– Canh nấm thập cẩm
– Xôi 3 màu
– Ếch chiên
– Miến xào hải sản
– Chả nem
– Nộm gà xé phay
– Hoa quả
1. GÀ LUỘC
Gà làm sạch, đun sôi nồi nước với 2 thìa cafe bột canh, 2 thìa bột ngọt. Thả gà và 1 nhánh gừng nướng, 1 củ hành nướng, vớt bọt, lật gà để lửa nhỏ 15′ vớt gà ra để thật nguội rồi chặt gà bày ra đĩa.
2. XÔI 3 MÀU
Xôi gấc
Nguyên liệu: 1kg gạo nếp ngon, 1 quả gấc, 1 hộp cốt dừa,1 chút muối, 3 thìa canh đường, 1 thìa rượu trắng, 1 ít dầu ăn.
Cách làm: Gạo nếp vo sạch ngâm 8 tiếng, vo lại cho sạch và để ráo nước. Gấc bổ đôi, lấy phần ruột để vào bát tô, cho 1 thìa canh rượu, 1 thìa canh dầu ăn, 1 xíu muối bóp đều cùng gấc để lấy phần màu của gấc. Cho gạo vào bát gấc trộn đều lên để màu gấc thấm qua hạt gạo.
Đặt trõ lên bếp, đổ nước đun nước thật sôi sau đó đổ phần gạo vào trõ rồi đồ sôi khoảng 20 phút mở nắp trõ thấy hạt gạo đã trong, rưới nước cốt dừa lên đảo đều xôi, đậy nắp trõ lại hấp thêm 5 phút sau đó cho vào 3 thìa đường, xới đều lên hấp thêm 5′ nữa cho đường tan là xong.
Xôi xéo:
Nguyên liệu: – 1kg gạo nếp ngon – 400g đỗ xanh đã tách vỏ – 2 thìa canh bột nghệ – 4 thìa canh đường – 2 thìa cafe muối – Nước cốt dừa – 300g hành khô,bóc vỏ,rửa sạch,thái mỏng và phi vàng(dầu phi hành thừa để vào bát) – 1 nồi trõ
Cách làm: – Vo gạo nếp thật sạch,ngâm gạo với nước xấp xỉ mặt gạo. Cho 2 thìa canh bột nghệ vào gạo dùng đũa đảo đều để gạo ngấm màu vàng của bột nghệ, ngâm gạo với bột nghệ khoảng 10 tiếng.
– Đỗ xanh vo thật sạch ngâm nước cho hạt đỗ mềm và nở. Rửa sạch đỗ cho vào trõ hấp chín, cho 2 thìa canh đường vào trộn đều sau đó cho ra cối giã nhuyễn rồi nắm lại thật chặt trong lòng bàn tay.
– Đổ gạo vào giá và vo lại 2 nước, xóc gạo lên,để ráo nước.
– Khi gạo ráo nước đổ gạo vào tầng trên nồi trõ thêm 2 thìa cafe muối và đảo đều với gạo. Tầng dưới trõ đổ 2/3 nồi nước, đặt trõ lên bếp đun xôi lên khoảng 30 phút mở vung kiểm tra hạt gạo trong là được. Sau đó cho 2 thìa canh đường, 1 ít nước cốt dừa,1 thìa canh dầu phi hành, xới đều lên.
– Khi ăn xôi đồ lại lần nữa càng ngon múc ra bát,cắt đỗ thật mỏng và rắc hành phi lên trên măm thui ah
Xôi tím:
Vo gạo sạch rồi ngâm với nước lá cẩm tím (tương tự như nấu xôi xéo)
3. ẾCH CHIÊN
Ếch làm sạch bóp muối rửa sạch, pha bột chiên giòn thêm quả trứng gà đ.ánh tan cùng bột. Tẩm ếch vào bột rồi chiên vàng.
4. MIẾN XÀO HẢI SẢN
– Chuẩn bị: Cua bóc sẵn, miến ngâm mềm cắt khúc khoảng 10cm, 1 củ cà rốt bào sợi, 1 ít giá đỗ, 1 ít hành dăm thái nhỏ, 1 ít mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ.
– Gia vị: Bột nêm, bột ngọt, bột tiêu
Cách làm: Phi hành tỏi thơm cho cua và tôm vào xào săn thêm chút bột ngọt, bột nêm, bột tiêu. Đảo nhanh tay, bỏ vào tô. Phi tiếp hành thơm, cho miến vào đảo đều, thêm bột ngọt, hạt nêm đảo đều tay. Thêm cà rốt, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm hương, tôm cua đã xào vào đảo thật nhanh tay. Cuối cùng cho hành dăm và hạt tiêu đảo đều, tắt bếp là xong món miến xào hải sản.
5. CANH THẬP CẨM
Chuẩn bị 1 ít giò mộc, trứng cút luộc bóc vỏ chiên vàng, cà rốt tỉa hoa,súp lơ xanh, nấm hải sản.
Đun sôi nước gà, thêm bột nêm, bột ngọt, thả giò mọc, trứng cút, cà rốt, nấm hải sản, súp lơ xanh vào đun sôi 3 phút tắt bếp là được món canh thanh mát.
6. NỘM GÀ XÉ PHAY
Lườn gà luộc chín xé theo thớ thịt, 1 ít giá đỗ, 1/2 củ hành tây, 1 củ cà rốt bào sợi, rau dăm thái nhỏ khoảng 1cm, đường, bột canh (muối), chanh, tỏi, ớt, lạc rang
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào tô to, cho thêm gia vị đường, bột canh (muối), chanh (theo khẩu vị của gia đình) trộn đều hỗn hợp trên cho ngấm gia vị sau cùng rắc lạc lên trên là được món nộm lạ miệng.
7. NEM RÁN
8. HOA QUẢ
Chúc các bạn thành công!
Luộc gà cúng Tết, nhớ bỏ thêm thứ này của con lợn, gà chín vàng ươm mà không sợ bị nứt da, “bề trên” ưng bụng
Trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu gà luộc. Tham khảo cách luộc gà cúng ngon không bị nứt da, đỏ thịt trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Gà luộc là một trong các món không thể thiếu trên mâm cỗ, bàn thờ ngày Tết. Cách luộc gà rất đơn giản nhưng làm thế nào để gà cúng đứng thẳng, không bị nứt da, đỏ thịt thì ít người biết.
Theo kinh nghiệm của các đầu bếp lâu năm, khi luộc gà bạn thêm vào đây 1 miếng mỡ lợn cùng bột nghệ thì khi chín da gà sẽ giòn ngon và màu đẹp mắt hơn. Hãy cùng với Bếp Eva tham khảo cách luộc gà cúng siêu dễ, đảm bảo gà vàng ươm, đứng thẳng lại không bị nứt da, đỏ thịt ngay sau đây nhé.
Cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt
Nguyên liệu:
– Gà trống: 1 con (từ 1.5 – 2kg)
– Mỡ lợn: 100g
– Bột nghệ: 1 – 2 thìa
– Gừng tươi: 1 củ
– Hành khô: 1 củ
– Muối, bột canh
Hướng dẫn chọn gà trống cúng Tết
Từ xưa tới nay, gà để dâng cúng thường là gà trống hoa mới gáy. Theo quan niệm, những con gà này biểu trưng cho sự tinh khiết và trong sạch. Khi mua gà trống để cúng bạn nên:
– Chọn những con gà trống non mới biết gáy. Thường loại gà này sẽ có đặc điểm như: Mào đỏ, chân vàng, đủ móng và khá to.
– Nên mua gà còn sống thay vì loại đã mổ sẵn. Bởi khi mua loại gà này, bạn sẽ biết đâu là những con gà ngon, nhanh nhẹn và không bị bệnh.
– Gà trống ngon phần lông sẽ rất mượt, mắt sáng và di chuyển nhanh nhẹn.
– Gà cúng nên mua loại từ 1.5 – 2kg. Không mua gà quá to hoặc quá nhỏ.
Các bước luộc gà cúng đẹp mắt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Gà mua về làm sạch rồi chà xát muối lên bề mặt sau đó rửa lại nhiều lần với nước để khử bớt mùi hôi, tanh.
– Chú ý, gà cúng nên mổ moi thay vì mổ phanh như thông thường.
– Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch. Hành khô bóc vỏ.
Bước 2: Buộc gà cúng
Bạn có thể lựa chọn buộc gà cúng theo 1 trong 3 dáng là:
* Cách buộc gà quỳ
– Dùng dao khứa nhẹ ở phần khớp chân gà rồi dùng lực nhẹ để bẻ quặp chúng ra sau.
– Dùng dây cố định gà để sao cho con gà có dáng giống như đang quỳ một cách tự nhiên.
– Khép 2 cánh gà vào sát bên sườn gà, cố định cho đầu gà thẳng.
* Cách buộc gà cánh tiên
– Lấy dao khứa nhẹ vào phần cánh gà.
– Kéo nhẹ đầu gà về phía sau rồi đan chéo 2 cánh gà. Lưu ý, thực hiện khéo léo sao cho khớp cánh chạm vào nhau như thế mới xòe ra giống hình cánh tiên.
– Dùng dây lạt buộc cho cánh và cổ cố định lại.
– Dùng dao khứa nhẹ khuỷu chân gà rồi gập chân hướng về phía bụng gà.
* Cách làm gà cúng cánh chéo
– Lấy dao rạch nhẹ 1 đường ở 2 bên cổ gần với phía mỏ của con gà.
– Khéo léo nhét 2 cánh gà vào đường rạch này. Lưu ý, phần đầu cánh phải ở bên ngoài miệng của con gà mới đúng.
– Lấy dây buộc cho 2 chân gà khép sát vào bên thân là hoàn thành.
Bước 3: Luộc gà
– Chuẩn bị nồi nước đủ lớn để đặt vừa con gà. Chú ý, dùng nồi lớn sẽ giúp cho việc lật gà trở nên dễ dàng hơn.
– Thêm nước sạch ngập bề mặt thịt gà. Cho nhánh gừng đã rửa sạch, hành khô và một vài hạt muối vào luộc chung. Nên để gà nằm sấp như thế khi gà chín sẽ đứng thẳng và đẹp mắt hơn.
– Để thịt gà khi chín vàng ươm, da bóng đẹp, thơm ngậy thì bạn nhớ cho thêm 2 thìa bột nghệ cùng 1 miếng mỡ lợn vào luộc cùng nhé.
– Điều chỉnh ngọn lửa vừa, đun cho tới khi gà sôi thì vặn nhỏ lửa sau đó lật gà để toàn bộ phần thịt gà chín đều.
– Gà luộc 30 phút thì tắt bếp. Bạn đừng vội vớt gà ra ngay mà nên ngâm gà trong nước khoảng 10 phút rồi mới tiến hành vớt gà.
* Tùy vào loại gà to hay nhỏ mà thời gian luộc sẽ khác nhau. Để kiểm tra gà đã chín chưa, bạn có thể dùng đũa xiên nhẹ vào thịt gà. Nếu không thấy có m.áu đỏ tiết ra thì gà đã chín.
Bước 4: Vớt gà
– Gà chín, bạn vớt ra thì cho ngay vào trong bát nước lạnh. Thao tác này sẽ giúp gà giữ được lớp da vàng đẹp mắt, thịt gà cũng săn chắc và ngon hơn.
– Gà nguội, bạn đặt lên đĩa, cài thêm bông hoa hồng đỏ vào mỏ gà rồi sắp lên mâm lễ.
Một số lưu ý khi cúng gà ngày Tết
Khi thắp hương gà ngày Tết Nguyên đán, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đặt đầu gà hướng về phía bát hương. Đây là thế gà đang chầu. Tuyệt đối không đặt gà quay đầu ra bên ngoài vì theo quan niệm đó là biểu hiện của sự không thành kính.
– Chọn gà có kích thước vừa phải để đảm bảo khi gà lên mâm sẽ đẹp hơn.
– Nên để gà nguyên con trên mâm lễ cúng. Trường hợp không có gà trống phải sử dụng gà mái thì nên chặt miếng rồi xếp lên đĩa.
– Trong dịp Tết cần dùng tới gà rất nhiều. Mỗi một ngày sẽ phải sử dụng một con gà mới. Ví dụ gà dùng để cúng cơm tất niên sẽ khác với gà cúng Giao thừa…