Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Khi ăn một miếng măng cuốn nhồi thịt, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt, đắng của măng kết hợp với béo của thịt và mùi thơm nhẹ từ rau răm.

Bạn đang đọc: Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Đặt chân đến Hà Giang và khám phá ẩm thực vùng miền, nhiều thực khách vẫn thường tìm thưởng thức món dân dã măng cuốn nhồi thịt.

Để làm món này không quá khó, nhưng quan trọng nhất là phải tìm được nguyên liệu măng vầu. Ở Hà Giang, măng vầu còn gọi là măng đắng, được hái vào khoảng tháng Chạp âm lịch vì khi ấy sẽ dễ chọn được những đọt măng non. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn.

Người ta thường dùng măng để chế biến thành nhiều món như đem đi hầm xương đối với măng củ. Đối với măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) thì phần thân sẽ xào tỏi, phần lớp ngoài đem đi cuốn thịt.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Măng cuốn nhồi thịt được trình bày bắt mắt khi hoàn thành. Ảnh: cafestyle

Măng mang về trước tiên sẽ được luộc chín, có nhà kỹ tính còn luộc 2-3 lần, ngâm muối để giảm bớt độ chua và mùi nồng của măng. Sau khi luộc thì vớt măng ra để nguội và đem cuốn.

Phần nhân làm bằng thịt gà được băm nhuyễn trộn với trứng, hành, rau răm và hạt tiêu. Bạn chỉ việc xúc nhân đổ lên lớp măng, cuốn đều tay cho chặt rồi cho vào nồi hấp. Đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra. Vị hơi ngọt pha với chút đắng của măng vầu kết hợp với thịt gà nhuyễn, béo, mùi thơm của rau răm tạo nên món ăn nhẹ nhàng nhưng khá ấn tượng.

Ngoài nguyên liệu thịt gà, nhiều người còn sử dụng thịt heo, nhưng chọn loại thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ để tăng thêm vị ngon. Thịt cũng được trộn với trứng và rau răm, khi nêm nếm không để nhân quá mặn vì như vậy khi cuốn lớp măng sẽ làm măng nhờn nhợn đắng.

Nước chấm cũng góp phần tạo nên linh hồn cho món ăn. Ngày trước người dân thường nấu nước mẻ, cho khoảng ba thìa mẻ vào chảo rán thật vàng rồi cho nước, gia vị vào là có chén nước chấm mang vị chua chua và thơm. Tuy nhiên bây giờ nhiều người dùng nước chấm tỏi ớt cho nhanh gọn.

Món này cũng thường được dùng để đãi khách quý vào dịp Tết. Chỉ cần một đĩa măng cuốn, cơm nếp chín và rổ rau cải non làm rau ghém là mâm cơm đã được xem là thịnh soạn. Bạn có thể thưởng thức món này ở các tỉnh miền núi phía bắc hay ngay tại Hà Nội ở trên đường Hoàng Ngân, Cầu Giấy. Một phần có giá khoảng 40.000 đến 50.000 đồng.

Bánh tam giác mạch thức bánh làm từ loài hoa nổi tiếng nơi cao nguyên đá Hà Giang

Hiếm có loài hoa nào mà có thể làm bánh từ nó tuy nhiên nơi vùng đá nở hoa – Hà Giang lại có một thứ bánh như vậy. Đó chính là bánh tam giác mạch, một hương vị quyến rũ nơi vùng cao mà bất cứ ai đặt chân đến đây đều phải thưởng thức. Cùng PYS Travel khám phá loại bánh này nhé.

Tam giác mạch – loài hoa vùng cao níu chân bao du khách khi đến với Hà Giang. Bạn nghĩ loài hoa này chỉ để ngắm? Không đâu! Loài hoa mỏng manh này còn là một loại cây lương thực, là nguyên liệu làm nên những chiếc bánh tam giác mạch ở Hà Giang thơm ngon, đặc biệt, chỉ có ở vùng cao nguyên này.

Cách làm bánh tam giác mạch ở Hà Giang

Vào mùa tam giác mạch đang trổ những “lời tình”, một loại hoa xinh đẹp được người dân vùng núi Hà Giang trồng làm lương thực cho gia súc, riêng hạt dùng ủ men rượu và làm thành thứ bánh tam giác mạch tuyệt ngon.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Ảnh: An

Lang thang trongchợ phiên Đồng Văn một sớm chủ nhật cuối thu, du khách sẽ không khỏi chú ý đến những tấm bánh tròn xếp chồng lên nhau, tím một màu huyền hoặc. Bánh tam giác mạch ở Hà Giang, chỉ riêng cái tên đã gợi bao xuyến xao, háo hức. Ngắm Sủng Là , Lũng Cú rạng rỡ trong mùa hoa, càng muốn được “nếm” thử cả một mùa tím hồng mê mải ấy.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Ảnh: Nguyễn Thúy An

Bánh tam giác mạch được làm từ hạt, thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa muôn hồng nghìn tía. Cuối mùa, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh du khách sẽ bắt gặp ở chợ phiên.

Từ những hạt tam giác mạch nhỏ hơn hạt đậu được những người dân ở đây xay thành thứ bột thật mịn màng, sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn xoe.

Tìm hiểu thêm: Du lịch Hòa Bình: Thưởng thức món đặc sản thịt muối chua

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Bánh tam giác mạch nướng, trứng nướng trong tiết trời se lạnh ở Hà Giang

Nghe qua có vẻ dễ làm, nhưng xay bột tam giác mạch rất khó, phải là những hạt tam giác mạch được phơi khô độ một tuần lễ dưới nắng ròng rã, thì mới dễ xay. Người ta xay hạt tam giác mạch bằng tay nên phải xay rất kĩ mới cho ra thứ bột mịn, làm bánh không bị sạn khi ăn.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Thưởng thức bánh tam giác mạch

Bánh tam giác mạch ở Hà Giang bây giờ hầu như chẳng mấy ai làm nữa. Đi suốt chợ du khách cũng chỉ bắt gặp mọt vài hàng bày bán món bánh mơ mộng này. Một phần vì làm nó chẳng dễ, một phần vì giá bán chẳng đáng là bao so với công làm.

Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Chỉ mười ngàn đồng một tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

Bánh tam giác mạch phải hấp lên, loại bánh vừa béo vừa bùi này làm ấm lòng người những ngày đông giá lạnh. Khi đến những phiên chợ ở cao nguyên đá, mới thấy bánh tam giác mạch được những người dân ở đây thường xuyên ăn, họ vẫn hay ăn bánh tam giác mạch với thắng cố Hà Giang, một món ăn độc đáo ở cao nguyên đá.

Bánh tam giác mạch ở Hà Giang mang lại hương vị đặc biệt, mềm mềm, xôm xốp, vị ngọt thanh thanh, càng nhai càng bùi, lâu lâu lại phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp từng chồng, tất cả đều chung một màu tim tím.

Măng cuốn nhồi thịt ở Hà Giang

>>>>>Xem thêm: Làm 2 món ngon từ loại quả mùa hè siêu rẻ: Vừa ngon lại thanh nhiệt, thải độc tố, giúp da sáng và mịn màng

Ảnh: meo_ly

Chính nhờ sự độc đáo và cầu kỳ từ cái tên đến cách làm ra chiếc bánh này mà du khách lên Hà Giang thường mua những gói bánh tam giác mạch dẻo hoặc bánh tam giác mạch giòn về để làm quà cho người thân. Ngoài bánh tam giác mạch thì ở Hà Giang còn có nhiều loại bánh nổi tiếng khác như bánh ba kích, bánh khẩu mang, bánh cốm nếp hái giòn, bánh cốm nếp hái dẻo…

Nếu đã đặt chân lên vùng cao nguyên đá này nhất định du khách phải thưởng thức bánh tam giác mạch ở Hà Giang để có một chuyến du lịch trọn vẹn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *