Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng, món ăn bình dân, không cầu kỳ cũng không khắt khe về cách chế biến, có sức sống bền bỉ với hơn 500 năm t.uổi.

Không giống các đặc sản khác làm “đại sứ thương hiệu” cho một tỉnh thành cụ thể, mì Quảng là biểu tượng ẩm thực của cả Quảng Nam và Đà Nẵng bởi từ năm 1997, Đà Nẵng mới chính thức tách khỏi Quảng Nam để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mì Quảng – Tên gọi thân thương, sức sống lâu bền

Mì Quảng rất dễ nấu và hầu như người dân nào ở Quảng Nam – Đà Nẵng cũng biết nấu món ăn được làm chủ yếu từ bột gạo xay mịn tạo thành sợi này. Ngoài nước dùng, tô mì có thêm trứng, thịt gà hoặc thịt lợn… Đây là món ăn bình dân, không cầu kỳ cũng không khắt khe về cách chế biến, có sức sống bền bỉ với hơn 500 năm t.uổi.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng là biểu tượng ẩm thực của Quảng Nam và Đà Nẵng (Ảnh: oky)

Khoảng thế kỷ 16, Hội An là một thương cảng quốc tế với nhiều hoạt động giao thương nhộn nhịp. Rất nhiều người nước ngoài đến Hội An sinh sống và làm việc khiến vùng đất này trở thành nơi giao thoa văn hóa, quần tụ đặc trưng ẩm thực từ nhiều nơi trên thế giới.

Khi đến Hội An sinh sống, người Hoa mang theo nền ẩm thực với các món “mì” làm từ bột mì ngon nức tiếng. Người dân Hội An cũng sáng tạo món ăn có hơi hướng giống mì Trung Hoa: tuy cùng tên gọi “mì”, chung hình dạng sợi nhưng “chất” của sợi mì Quảng được làm hoàn toàn từ bột gạo chứ không sử dụng bột mì.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng được làm hoàn toàn từ bột gạo (Ảnh: mia)

Cũng bởi món mì này được làm trên đất Quảng nên người ta đặt cho nó cái tên rất đỗi bình dị, mộc mạc là “mì Quảng” (tiếng địa phương gọi “mì Quoảng”). Những sáng tạo rất riêng cùng với cách chế biến hợp khẩu vị đã tạo nên món ăn độc đáo của người Việt ở xứ Quảng.

Mì Quảng ngon chính hiệu là mì gia đình chứ không phải mì bán ở quán. Dĩ nhiên đây là những gia đình khá giả, sành ăn và có truyền thống nấu nướng những món ăn truyền thống. Vào lúc nhàn rỗi, họ thường ngâm gạo, xay bột, đốt lò để tráng mì, làm gà hoặc mua thịt cá tôm cua để làm “nhưn” (có tên gọi khác là “nhưng”), xắt rau sống ăn ghém…

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng ếch làm xiêu lòng thực khách (Ảnh: Bếp Trang)

Mì Quảng “truyền thống” được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là mì tôm cua. Ở phía nam thị xã Tam Kỳ có hai vùng tôm cua ngon nhất là Hội An và Cây Trâm. Nơi đây nổi tiếng với những tô mì tôm cua vô cùng thơm ngon và đặc sắc.

Đôi tay khéo léo dệt nên “sợi ngọc”

Cũng giống như bún, phở hoặc hủ tiếu, mì Quảng được chế biến từ gạo với những sắc thái và hương vị riêng biệt. Ngay từ khâu chọn gạo rồi đến “nước nhưng” và các loại phụ liệu, gia vị khác đều rất đặc trưng, đậm chất xứ Quảng.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng không có nước lèo mà chỉ có nước nhưng (Ảnh: MìQuảngMỹSơn)

Gạo làm mì Quảng phải chọn loại gạo ngon, không dẻo, có hàm lượng bột cao và đảm bảo độ kết dính. Vo sạch, ngâm gạo trong nước khoảng 4 giờ rồi xay thành bột mịn. Những lá mì được tráng mỏng, xếp chồng lên nhau và thái theo chiều ngang để có những sợi mì khoảng 1-2cm.

Người khéo tay còn mách nhỏ nhau cách dùng củ nén đ.ập dập phi thơm với dầu lạc (hay còn gọi dầu đậu phộng, dầu phộng, dầu phụng) rồi thoa chút dầu ấy lên bề mặt bánh để những sợi mì không dính chặt vào nhau. Sợi mì ngon không được quá mềm mà phải có độ dai vừa đủ.

Món mì Quảng không có nước lèo mà chỉ có nước nhưng (hoặc nhưn). Về hình thức thì đây là một loại nước dùng được cô đặc nên trông tô mì Quảng thường rất khô. Bởi vậy, người ta thường thấy trong các quán mì ở thôn quê, thực khách có thể vừa ăn mì vừa nhâm nhi cút rượu trắng, nghĩa là khi cần thì mì Quảng có thể trở thành “món nhậu bình dân”.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng “truyền thống” được nhiều người ưa chuộng là mì tôm cua (Ảnh: vinwonders)

Đối với mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm và thịt heo. Nước nhưng dùng cho mì Quảng có thể được chế biến từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá lóc, tôm, ếch… Nếu là mì gà (phải là gà ta) hoặc mì cá lóc (cá sống trong tự nhiên, chế biến ngay để đảm bảo độ tươi, ngọt) thì nguyên liệu được thái miếng vừa phải, tách xương để nấu nước dùng, còn thịt ướp và nấu như mì truyền thống.

Tôm bỏ đầu, làm sạch, để nguyên con rồi ướp gia vị cùng với thịt, còn một ít tôm giã nát cho vào nước để tạo vị ngọt tự nhiên. Nguyên liệu sau khi ướp được phi thơm với dầu lạc, đủ độ thấm sẽ được hầm đến chín mềm. Phần nước hầm này được sử dụng làm nước dùng khi ăn mì.

Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng

Muốn thưởng thức chuẩn vị mì Quảng truyền thống và cảm nhận trọn vẹn hương thơm nồng nàn đặc trưng, thực khách phải ghém cùng 9 loại rau Trà Quế có mùi vị đặc biệt gồm: rau cải con (cải non mới nụ, cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (không phải loại húng quế cọng đỏ dùng khi ăn phở), xà lách tươi, giá đỗ, rau mùi ta (ngò rí), rau răm, hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối xắt mỏng. Đương nhiên, món mì Quảng không thể nào thiếu bánh tráng, ớt xanh, chanh, nước mắm ớt làm từ cá cơm (nêm cho vừa khẩu vị từng người) và lạc rang giã nhỏ.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Mì Quảng chuẩn vị thường ăn kèm 9 loại rau đặc trưng (Ảnh kaitulsa)

Để “bày biện” một tô mì Quảng đẹp mắt cũng cần đôi tay khéo léo và những thao tác rất riêng biệt. Ở lớp dưới cùng là hỗn hợp 9 loại rau thơm, tiếp đến là sợi mì vàng xen lẫn mì trắng kèm nguyên liệu tùy theo sở thích như cá, tôm, gà, ếch, trứng… Nước nhưng sẽ được chan sau cùng, rắc bên trên chút hành ngò, lạc rang giã vỡ (không giã nhỏ), bánh tráng và 1 quả ớt xanh kèm lát chanh mỏng.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Ăn mì Quảng phải “lua ào ào” mới ngon (Ảnh: eatwithcheesie)

Điểm đặc biệt là người xứ Quảng chỉ rưới nước nhưng xăm xắp chứ không đổ ngập sợi mì. Khi ăn, thực khách bẻ miếng bánh tráng giòn rụm, thêm chanh, thêm ớt rồi trộn đều tô mì để hương thơm của rau sống hòa quyện cùng vị béo của thịt, cá, trứng… giúp món ăn thêm đậm đà và kích thích vị giác. Cách thưởng thức mì Quảng “đặc biệt ngon” mà không phải ai cũng biết, ấy là người ta “lua ào ào” chứ không nhỏ nhẻ gắp từng đũa như nhiều món bún phở khác.

Khắp nơi trên dải đất hình chữ S này, mì Quảng đã trở thành “biểu tượng văn hóa”, làm nên “hồn cốt” mang đậm dấu ấn ẩm thực của người dân xứ Quảng. Mỗi khi có dịp ghé thăm Đà Nẵng hay du lịch phố cổ Hội An, bạn nhớ thưởng thức đặc sản có 1-0-2 này nhé!

Thỏa lòng với 5 địa điểm ăn khuya ở Quy Nhơn sau 12 giờ đêm

Đã bao giờ bạn đói cồn cào sau 12 giờ đêm? Bạn muốn giải quyết cái bụng đói nhưng lại không biết ở Quy Nhơn những chỗ nào bán đồ ăn vào “giờ thiêng”?

Nên đành nằm đó, nhẫn nhục và chịu đựng … Giờ thì bạn có thể thỏa lòng với top 5 địa điểm ăn khuya ở Quy Nhơn sau 12 giờ đêm cho “cú đêm” mà Hiquynhon chỉ điểm rồi.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Đầu sẽ làm gì để thể hiện sự yêu thương, quan tâm dành cho Bụng? – ảnh: marryweddingvn.

1. NGÔ VĂN SỞ – phố ăn đêm ở Quy Nhơn

*Giá: 10-20k

Đây thực sự là một “thiên đường ăn uống” về đêm ở Quy Nhơn. Dù chỉ là con hẻm nho nhỏ nằm trong lòng thành phố không to mấy nhưng anh tin chắc rằng nó sẽ làm hài lòng thực khách.

Ở đây, người ta bán đủ thứ, giá hết sức bình dân. Ta có thể chọn cho mình món bánh xèo, bánh khọt vàng ươm, giòn rụm cùng nước chấm ngọt ngọt, chua chua, cay cay.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Món bánh khọt vàng ươm, giòn rụm ở phố ăn đêm Ngô Văn Sở – Ảnh: Sưu tầm

Hay ta cũng có thể chọn cho mình tô bánh canh, bún chả cá, bún riêu nóng hổi vừa thổi vừa ăn; nem nướng, lụi nướng ăn với tương ớt cay xè, mặc sức tặc lưỡi vì ngon; các món chè, sinh tố, kem và đồ ăn vặt, …

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Hấp dẫn với tô bánh canh nóng hổi ở phố ăn đêm Ngô Văn Sở – ảnh: Gà Bông Foodie

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Mình sẽ cùng nhau ăn chè ở phố ăn đêm Ngô Văn Sở, em nhé ? – Ảnh: Sưu tầm

Còn không thì ta có thể chọn một ít hải sản rim, ngào rồi mua thêm vài lon bia ra bãi biển ngồi nhâm nhi. Và tìm thêm cho mình vài chiến hữu. Chắc hẳn sẽ là một đêm đáng nhớ!

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Có thể nhâm nhi 1 tý hải sản khô- Ảnh: Sưu tầm

2. TRẦN HƯNG ĐẠO – đường ăn khuya ở Quy Nhơn

*Giá: 15-20k

Ngoài phố ăn đêm Ngô Văn Sở, ta còn có thể tới đường Trần Hưng Đạo (đoạn gần cây xăng) nơi bạn có thể thoả lòng ăn khuya ở Quy Nhơn sau 12 giờ đêm.

Tại đây mình có thể chọn các món như: mì Quảng, bún cá, xôi, sinh tố, …

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Món mì Quảng ở đường Trần Hưng Đạo có một sức mê hoặc khó tả! – ảnh: rozib96

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Bún cá là một sự lựa chọn khác khi em tới ăn khuya ở đường Trần Hưng Đạo – Ảnh: Sưu tầm

3. HỦ TIẾU Ở NGÃ TƯ DIÊN HỒNG – VŨ BẢO – ấm lòng thực khách về khuya

*Giá: 10- 20k/tô

Món ăn khuya ở Quy Nhơn ngon và phổ biến đó là món hủ tiếu, món ăn về khuya ở Quy Nhơn là đúng điệu luôn. Tô hủ tiếu nóng hổi với nước lèo đậm đà vị xương, kèm theo chả lụa, thịt heo thơm mềm, được cắt lát mỏng, thêm vào đó là đĩa rau sống tươi ngon, vài lát ớt cay cay, một ít chanh chua chua, một vài tóp mỡ giòn tan, beo béo, … Còn có cả hủ tiếu khô nữa. Ngon tuyệt cú mèo!

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Ngon đúng điệu với món hủ tiếu về khuya ở Quy Nhơn – ảnh: sưu tầm.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Chút lạ miệng với hủ tiếu khô – ảnh: Cooky.vn.

3. CHÁO, GỎI VỊT TRƯỚC GA QUY NHƠN – món ăn khiến “cú đêm” phát thèm

*Giá: 80-100k

Nếu ai là “tín đồ” của món cháo, gỏi vịt thì sẽ không thể nào bỏ qua món cháo, gỏi vịt sau 12 giờ đêm ngon cực ngay trước cửa ga Quy Nhơn. Tô cháo nhuyễn, nóng hổi, đĩa gỏi hấp dẫn với những miếng thịt vịt mềm, không bị dai, không hôi lông vịt, lại không quá ngậy, được ăn cùng với nước mắm gừng cay cay, đậm đà, vừa miệng. Tất cả sẽ vẫy gọi, chào mời và sẵn sàng làm ta no nê!

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Cháo, gỏi vịt ở ga Quy Nhơn chỉ nhìn thôi là đã thèm rồi – ảnh: Đan Thanh

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Ăn khuya ở Quy Nhơn với món gỏi vịt ngon hết xẩy – Ảnh: Sưu tầm

4. CƠM Ở CẢNG QUY NHƠN – món ăn chắc bụng về khuya

*Giá: 15-20k.

Nếu ta muốn ăn cơm thì sau 12 giờ đêm ở Quy Nhơn có thể đến cảng Quy Nhơn để ăn cơm nhen em. Cơm Cảng bắt đầu bán từ 1 giờ sáng để phục vụ công nhân từ các chuyến tàu cập bến và các thương lái đi thu mua sớm. Giá cũng khá bình dân nhưng lại hợp khẩu vị.

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Cơm Cảng Quy Nhơn luôn sẵn sàng phục vụ những tâm hồn ăn uống sau 12 giờ đêm – ảnh: Gà Bông Foodie

Mì Quảng – Món ngon hơn 500 t.uổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!
Ăn khuya ở Quy Nhơn với món cơm Cảng huyền thoại – Ảnh: Gà Bông Foodie

Sau khi nghe anh chàng Đầu nói một cách hào hứng về các địa điểm ăn uống sau 12 giờ đêm ở Quy Nhơn, cô nàng Bụng bèn cất tiếng:

-Có cảm giác như cả thế giới ẩm thực bỗng chốc thu bé lại vừa bằng những lời anh nói vậy.

-Đúng rồi! Em có thể ăn tất tần tật nếu em muốn. Nhưng nhớ chừa anh ra nhen! Hehe…

-Anh này! Hihi… Anh ơi! Em hỏi nè. (Bụng nũng nịu)

-Sao? Lại gì nữa đây? Không đói bụng nữa sao mà hỏi dữ vậy cô nương?

-Dạ, đói chứ. Sao hôm nay anh tuyệt vời đến vậy? Anh biết quan tâm em ghê.

-Ai biểu anh thương em chi? (Đầu véo má Bụng) Mà giờ em muốn ăn ở đâu?

-Mình đi ăn cháo, gỏi vịt ở ga Quy Nhơn nha anh. Hôm sau mình sẽ đi ăn những chỗ kia.

-Ừ, mình cùng đi!

Tay trong tay, Bụng và Đầu cùng đi đến quán ăn khuya ở Quy Nhơn. Không hiểu sao hôm nay họ cảm thấy cháo, gỏi vịt ngon đến lạ! … Thành phố Quy Nhơn đang lặng lẽ nghiêng nằm bên bờ biển thân thương. Quy Nhơn khẽ trở mình trong hơi thở của đêm. Một chuyến tàu nào đấy vừa cập sân ga. Còn Bụng và Đầu thì đang nhẹ nhàng trao nhau ánh mắt yêu thương và nghĩ về sân ga tình yêu của hai người!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *