Bánh Trung thu hình củ lạc ăn vừa ngon lại dễ làm.Trong dịp Tết Trung thu không thể thiếu được bánh trung thu truyền thống.
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, hòa thuận, được người dân coi là món không thể thiếu trong ngày lễ này. Trong đêm Rằm phá cỗ, cả người lớn và t.rẻ e.m quây quần bên mâm cỗ, cùng ngắm trăng, ăn bánh trung thu, trò chuyện và tận hưởng niềm vui đoàn tụ gia đình thật ấm cúng.
Nếu không mua bánh trung thu ngoài tiệm, bạn cũng thể tự tay làm bánh trung thu tại nhà. Có rất nhiều công thức bánh trung thu, không phải công thức nào cũng phức tạp và mất nhiều thời gian, chẳng hạn như món bánh trung thu hình củ lạc này. Ngoài ra, khi tự làm bánh trung thu tại nhà, bạn vừa chuẩn bị được nguyên liệu sạch sẽ, hợp vệ sinh, không có chất phụ gia, vừa bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe.
Các loại nhân hạt, nhân thập cẩm hay trứng muối đã quá quen thuộc, trong bánh trung thu hình củ lạc này, sẽ giới thiệu đến bạn loại nhân lạ hơn, nguyên liệu quen thuộc mà bổ dưỡng cho sức khoẻ, được mệnh danh là “vi cá”. Đó chính là bí đao.
Bí đao lúc này chọn những quả già vỏ có phấn, dùng làm nhân bánh trung thu rất ngon. Bí đao khó hút dầu, không giống như các loại nhân như nhân đậu, nhân sen nhuyễn hay khoai lang tím. Bởi vậy, nhân bí đao cũng sử dụng ít dầu, ít đường và đương nhiên chúng cũng ít calo. Ngay cả những người đang thực hiện chế độ giảm cân, ăn bánh trung thu hình củ lạc cũng không lo sợ tăng cân.
Hướng dẫn làm bánh trung thu hình củ lạc
Nguyên liệu cần thiết
– Phần nhân: 3,2kg bí đao, 95 đường nâu, 95g mạch nha, 30g dầu ngô.
– Phần vỏ bánh: 120g bột bánh trung thu, 23g dầu ngô, 83g syrup, 3g nước có tính kiềm.
Cách thực hiện
Bước 1: Bí đao mang gọt vỏ, rửa sạch. Dùng dụng cụ bào để bào bí đao thành các sợi nhỏ. Thêm một thìa muối nhỏ và trộn đều để giúp chúng bớt nước. Sau đó, cho bí đao bào sợi vào nồi nước, đun sôi khoảng 5 phút.
Bước 2: Bí đao sau khi nấu chín có thể cho vào túi vải vắt bớt nước. Cho bí đao vào chảo chống dính, thêm mạch nha và đường nâu. Đảo trên lửa lớn, đến khi đường tan hết. Sau đó, cho lửa nhỏ và đảo đều đến khi tạo thành khối bột nhuyễn. Cho dầu ngô vào và tiếp tục đảo. Phần nhân càng ráo càng tốt.
Bước 3: Sau khi làm chín phần nhân, chia thành các viên nhỏ khoảng 30g, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ dùng sau.
Bước 4: Tiếp đến, chúng ta sẽ làm phần vỏ bánh trung thu. Thêm phần nước vào syrup và khuấy đều. Thêm dầu ngô và khuấy đều đến khi thành hỗn hợp. Đổ bột bánh trung thu vào, nhào thành khối bột mịn. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để nghỉ 2 giờ.
Bước 5: Chia khối bột thành các miếng nhỏ khoảng 20g, vo thành từng viên tròn rồi để sang một bên. Lấy một miếng bột bánh, ấn dẹt rồi cho nhân bí đao vào giữa. Khéo léo nặn cho vỏ bánh ôm s.át n.hân và miết kín vỏ bánh lại. Rắc một chút bột mì để chống dính. Cho vào khuôn bánh trung thu hình củ lạc và ấn tạo hình.
Bước 6: Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu. Đặt bánh lên khay nướng và phun một ít nước để giữ ẩm. Đặt khay nướng vào phần giữa lò nướng đã làm nóng trước đó, nướng ở 180 độ C trong 5 phút.
Bước 7: Lấy khay bánh ra, phết nhẹ một lớp lòng đỏ trứng pha với nước cực mỏng (dùng 1 lòng đỏ trứng pha với 10g nước). Đặt vào lò nướng lần nữa, nướng trong khoảng 10 phút, hoặc đến khi bề mặt bánh chuyển màu vàng nâu.
Bước 8: Vậy là mẻ bánh trung thu hình củ lạc đã hoàn thành. Để bánh nguội và đóng gói, từ 1-2 ngày sau, bánh xuống dầu, mềm ăn sẽ ngon hơn.
Lời nhắn: Khi làm phần nhân, nhân bí đáo càng ráo bánh sẽ để được lâu hơn. Nhân ướt không chỉ khiến bánh không ngon mà còn khiến vỏ bánh dễ vỡ, dẫn tới rút ngắn thời gian sử dụng.
Bánh trung thu củ lạc dễ làm, nguyên liệu làm bánh cũng rất lành mạnh cho sức khoẻ. Bạn có thể thực hiện công thức bánh này bất cứ lúc nào nếu thích.
Chúc bạn thực hiện bánh trung thu hình củ lạc thành công!
Mẹ 8x bật mí công thức làm bánh trung thu “đẹp không nỡ ăn”
Chắc chắn bé nào cũng sẽ mê những chiếc bánh handmade mẹ làm.
Một mùa Trung thu nữa lại tới, cứ đến dịp này bé nào cũng háo hức được đi chơi, mua đèn lồng và không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo xinh xắn. Năm nay, thay vì mua ngoài hàng, các mẹ cũng có thể tự tay làm bánh để bé ngạc nhiên và khiến cho dịp lễ thêm phần ý nghĩa.
Dưới đây là hướng dẫn làm bánh trung thu do chị Thanh (36 t.uổi, hiện đang sống và làm việc tại TPHCM) chia sẻ. Hy vọng các mẹ sẽ thành công ngay từ mẻ bánh đầu tay nhé.
Những chiếc bánh siêu xinh
1. Cách làm nhân sen táo đỏ
– 1kg hạt sen tươi.
– 150g dầu ăn.
– 300g đường cát.
– 100g mạch nha.
– 50g sữa đặc.
– 20g táo đỏ cắt bỏ hạt nấu cùng 200-300ml nước.
Cách làm: Hấp hạt sen chín cho vào máy xay, cho táo đỏ cùng nước táo đã nấu, dầu ăn và đường cát vào xay cùng (chú ý dùng máy xay công suất lớn xay cho nhuyễn mịn, phần này sẽ quyết định nhân của bánh có mịn dẻo không). Sau khi xay xong cho nhân vào chảo chống dính sên tới khi nhân thành 1 khối (đạt khoảng 90%) thì cho mạch nha vào và sên đến khi ấn ngón tay không còn dính là đạt, hoặc có thể thử bằng cách vo tròn cục nhân để lên 1 mặt phẳng, nếu cục nhân không bị chảy xệ hay biến dạng thì là nhân đạt.
Lưu ý: Trong quá trình sên nhân phải để lửa thật nhỏ và đảo nhân liên tục đến khi đạt.
Bánh vừa đáng yêu vừa ngon miệng.
2. Nấu nước đường trắng
– 400gr đường cát trắng.
– 350ml nước.
– 2 muỗng cafe nước cốt chanh.
– 300gr đường bắp Hàn Quốc.
Cách làm: Cho đường cát, nước, nước cốt chanh vào nồi nấu lửa vừa (trong suốt quá trình nấu không được khuấy), chờ nước đường sôi và tan hết thì giảm lửa nhỏ nấu 12 phút, sau đó cho 300gr đường bắp Hàn Quốc vào nấu thêm 7 phút là đạt. Nước đường này nguội mình có thể dùng được luôn, nhưng tốt nhất là nên nấu trước 1 ngày, và dùng đến đâu mình nấu đến đó, nếu dư có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 7-10 ngày.
3. Công thức vỏ bánh
– 100gr bột mì (dùng bột này vỏ sẽ trắng và tạo hình nét hơn).
– 20gr shortening Crisco (loại của Mỹ nên dùng rất an toàn), nếu mọi người không thích có thể thay bằng mỡ heo.
– 70gr – 75gr nước đường (nấu ở mục 2).
– Màu thực phẩm dạng gel hoặc bột.
Cách làm: Cho nước đường vào chén, pha màu và nước đường trước (màu thực phẩm tùy ý, mọi người mua wilton hoặc Ameri của Mỹ, hoặc muốn dùng màu bột rau củ của Hàn Quốc đều được), cho bột và shorterning vào tô nước đường đã được pha màu và nhồi, đồng đều là được. Tránh nhồi lâu bột sẽ bị khô, khi hoàn thành bọc lại để nghỉ 5-10 phút là tạo hình được.
Những chiếc bánh tạo hình đẹp không nỡ ăn
4. Công thức bột để làm các chi tiết con thú (như tai, mũi, mắt…)
– 50gr bột hoa ngọc lan.
– 10gr shorterning.
– 35gr nước đường bắp Hàn Quốc.
– Màu thực phẩm dạng gel hoặc bột.
Cách làm tương tự như mục (3).
Bột để làm chi tiết mình chỉ dùng đường bắp vì nó không ngọt như đường nấu, làm các chi tiết sẽ nổi lên tiếp xúc với nhiệt lò, hạn chế bị bắt nhiệt làm cháy tai hay mũi các con thú.
Thành quả siêu xinh cho bé.
5. Tạo hình
– Tỷ lệ nhân 15gr vỏ 25gr. Vo tròn vỏ, dẹt nhẹ vỏ và bọc nhân đẩy từ từ vỏ vào để ôm khít nhân, sau đó vo tròn cho láng mịn, chú ý không dẹt rộng vì vỏ dễ bị rỗng và phình bánh.
– Nếu muốn làm bánh lớn hơn thì mọi người tăng tỷ lệ vỏ và nhân như hướng dẫn.
– Sau đó đặt ra khay và tạo hình các chi tiết của con thú rồi gắn lên bánh bằng nước lọc (dùng cọ để phết nước).
Lưu ý: Vỏ này làm đến đâu trộn đến đó không trộn nhiều để sẵn vì rất nhanh bị khô.
Các công đoạn khá tỉ mỉ và cầu kì.
6. Nướng bánh (dùng lò gia đình)
– Làm nóng lò ở nhiệt độ 170 độ, chế độ 2 lửa, nướng rãnh cuối cùng trong 5 phút, sau đó đẩy mâm nướng (mâm màu đen của lò) lên rãnh thứ 2 để che mặt bánh nướng tiếp 5 phút, sau 5 phút sẽ rút mâm nướng ra và phủ giấy nến lên mặt bánh nướng tiếp 10 phút là xong.
– Bánh vừa nướng xong còn nóng sẽ mềm, để nguội bánh sẽ cứng lại và mềm từ từ sau 1-2 ngày, bánh chín là khi vỏ bánh đục hết và lúc nguội bánh sẽ cứng. Bánh ăn ngon nhất là 2 ngày sau khi nướng.
7. Bảo quản bánh
– Bánh để nhiệt độ phòng mát mẻ 4-5 ngày (để nguội cho vào túi kín).
– Bánh sẽ để lâu hơn trong tủ mát 7-10 ngày, khi ăn cho vào lò vi sóng quay khoảng 10-15 giây là được.