Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Tay vo tròn, tay đ.ập dẹt, rồi xếp thành từng hàng cho vào nồi hấp, sau đó mang đi chiên sơ, cứ thế bà tôi thoăn thoắt hoàn thành món chả vo ngày Tết.

Mẹ tôi bảo, trong xã không ai làm món chả vo ngon bằng bà nên cứ đến ngày 28 âm lịch tôi “nhận lệnh” lên chở bà xuống để “cầm tay chỉ việc”.

Bà tôi thích công việc làm chả vo lắm! Bà bảo, già rồi không ăn được nhiêu nhưng ngồi làm rồi nhìn con cháu chắt ăn uống ngon lành lại thấy lòng rộn ràng. Thế là, năm nào cũng vừa xuống xe, bà vội ra vườn tìm nguyên liệu cho món chả gắn với suốt cuộc đời mình.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Món chả vo ngày Tết của bà.

Tôi đã gần 30 t.uổi, có gia đình rồi, nhưng trong ngày làm món chả vo tôi luôn theo bà như đứa cháu nhỏ. Bà hay nói đùa, tôi là cái đuôi, rồi chỉ tôi lựa từng lá rau răm, lá chanh, lá lốt, ngò gai cho đến lá gừng và kèm vài quả ớt cay. Bà dặn kỹ, phải lựa lá nào non thì món chả mới đậm đà được.

Xong nguyên liệu lá, bà tiếp tục “chỉ đạo” tôi tìm đủ những nguyên liệu cần có để hoàn thiện món chả vo “độc quyền”.

Nào là nửa ký thịt ba chỉ xay, nửa ký bột gạo, 2 trái chuối lùn xanh, 1 chén mật mía, 1 ít nấm mèo, 1 nắm hành tăm, 1 củ tỏi và đừng quên vỏ tắt (một loại cây quýt hôi có nhiều ở quê tôi) cùng một số gia vị như hạt nêm, tiêu, bột ngọt, nước mắm…

Nếu thiếu một trong số những nguyên liệu trên là coi như hỏng món chả, nên trước khi bắt tay làm bà kiểm tra và lựa thật kỹ từng củ hành, lá rau.

Tôi hăm hở như đ.ứa t.rẻ nhỏ giành hết việc rửa rau cho đến luộc chuối, trộn bột. Tính tôi lộp chộp, đầu khô khan và bàn tay thì cứng nên ngay khi cầm dao lên là bà đã cười, bảo con gái gì chỉ biết chặt to kho mặn. Thế là, bà cầm tay chỉ việc, bắt đầu bằng những công đoạn mà tôi không bao giờ nghĩ tới: Xếp lá rau!

“Thái rau phải tế mịn thì miếng chả mới thấm và ngon. Mà muốn thái chuẩn thì cần xếp từng lá một, từ rau răm đến lá chanh, lá gừng, lá lốt, ngò gai”. Bà vừa nói vừa từ tốn xếp từng chiếc lá chồng lên nhau sau đó toàn tâm toàn ý cẩn thận thái thật mỏng.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Bà tôi cẩn thận thái rau thật tế mịn.

Tôi đứng đó nhìn bà làm chợt vỡ lẽ câu nói mà bà từng dặn đi dặn lại thời tôi còn học đại học, việc gì cũng cứ túc tắc mà làm, dục tốc bất đạt.

Xong phần rau, bà hướng dẫn tôi trộn bột gạo, thịt ba chỉ xay và những nguyên liệu còn lại. Bắt đầu phi thơm hành, tỏi bằm với một muỗng dầu ăn. Sau đó cho mật mía, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, cùng nửa chén nước lọc vào đun quyện lại. Tiếp theo cho thịt ba chỉ xay vào xào đến khi thịt săn lại thì cho bột gạo vào.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Món chả vo của bà là sự quyện hòa của rất nhiều nguyên liệu.

Ở khâu nào bà cũng dặn tôi làm từ từ, ba mươi chưa phải là Tết, đừng vội. Như việc trộn bột với thịt xay, sau đó đó cho rau, chuối lùn luộc giã nhuyễn cùng vỏ tắt đã giã tơi vào phải kiên nhẫn lắm mới làm được. Với bà, “cái ăn” bắt đầu từ mắt và mũi, như công đoạn này sẽ chính hương thơm nồng, màu sắc đậm đà của món chả đã khiến ta no đã đời rồi.

Cuối cùng, bà dạy tôi làm chả vo. Đơn giản lắm, chỉ cần tay vo tròn, tay đ.ập dẹt lại rồi mang đi hấp là được. Lý thuyết là thế, nhưng dù đã cố gắng chiếc chả của tôi nhìn vẫn thô, không gọn gàng, nhìn là thích như của bà. Bà cười bảo, cuộc đời như chiếc chả, cố gắng tròn thì méo, khi mong méo nó lại tròn.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Chuối lùn luộc – bí quyết riêng giúp món chả vo của bà thơm, béo bùi hơn.

Tôi không hiểu ý bà, nhưng trong khoảnh khắc đó tôi chợt nghĩ về cuộc đời khó nhọc của bà: Lấy chồng năm tròn 19 t.uổi, đến năm bà chớm 28 giấy báo tử của ông gửi về, bà sống một mình nuôi con cái khôn lớn. Trong suốt quãng đời như thân cò bà có buồn có tủi không?

Tôi nghĩ mà không dám hỏi bà, tôi sợ chính câu hỏi của tôi mới đ.ánh thức nỗi buồn mà bà đã dìm sâu xuống tận đáy lòng. Thêm một điều, gần 30 năm tôi mới biết tên thật của bà là Ngụ. Quê tôi, hầu như phụ nữ khi lấy chồng rồi là không còn dùng tên mình nữa.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Rổ chả vo trước khi mang đi hấp.

Nồi chả vo hấp chừng 20 phút là chín! Lúc này có thể ăn nóng hoặc để nguội, xếp vào hộp, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, ngày Tết khách đến nhà cứ mang ra chiên sơ là dùng được. Món chả của bà làm bao giờ cũng đậm đà, đủ vị, như bác tôi có lần bảo “ba ngày Tết, ngồi mâm nào cũng phải đi vòng vòng giả đò rồi chạy lại mâm có món chả vo của bà làm một miếng mới được”.

Tết nay, tôi sẽ không chờ mẹ “ra lệnh” nữa, tôi sẽ chở bà xuống thật sớm để bên căn bếp nhỏ có bà, tôi và con gái nhỏ cùng làm món chả vo. Nhất định thế!

Bữa chiều có món thịt xào gừng thơm ngon, mỗi người ăn chục miếng vẫn thèm

Miếng thịt mềm thơm đậm vị hòa quyện với gừng làm dậy hương vị món ăn, đảm bảo khiến cả nhà thích mê.Cùng vào bếp tham khảo cách chế biến nhé.

Nguyên liệu:

– Thịt lợn 300gr (nạc vai hoặc nửa nạc nửa mỡ)

– Gừng 2 củ

– Mật mía 2 muỗng canh (hoặc đường kính)

– Rượu trắng 2 muỗng canh

– Nước tương 2 muỗng canh
– Dầu ăn 1 muỗng canh
– Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm:

– Gừng cạo bỏ vỏ, 1 củ đ.ập dập băm nhỏ để ướp thịt, củ còn lại thì cắt sợi nhỏ.

– Để khử hôi thịt lợn, bạn chà xát thịt thật kỹ với 1 muỗng canh muối khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch và cắt lát mỏng miếng vừa ăn rồi dùng 1 cái khăn thấm khô nước trên thịt.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

– Thịt lợn sau khi đã cắt lát mỏng và thấm khô nước thì cho vào một cái âu lớn để ướp gia vị, cho gừng băm nhỏ, 2 muỗng canh rượu trắng, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh bột ngọt và 2 muỗng canh mật mía vào trộn đều.

– Sau đó, để thịt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để thịt ngấm hoàn toàn gia vị.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

– Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo và mở lửa vừa, dầu nóng thì đổ phần gừng cắt sợi vào phi cho thơm.

– Sau khoảng 3 phút thì đổ phần thịt đã ướp gia vị vào đảo đều cho thịt săn lại, sau đó đậy nắp chảo lại khoảng 5 phút cho thịt chín kỹ.

– Cuối cùng, mở nắp ra và đảo thêm khoảng 2 phút, khi nước trong chảo bắt đầu cạn thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp và cho thịt ra đĩa.

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Món chả vo ‘độc quyền’ của bà tôi

Cách chọn mua thịt lợn (thịt heo) tươi ngon:

– Để làm món ăn được ngon nhất, bạn hãy ưu tiên chọn mua thịt nạc vai bởi vì loại thịt này có tỷ lệ nửa nạc nửa mỡ vừa phải và mềm.

– Bạn nên chọn những miếng thịt lợn tươi mới có màu sắc sáng, màu thịt ngon sẽ là màu hồng nhạt hay đỏ nhạt, phần mỡ sẽ có màu trắng trong hơi ngà ngà.

– Thịt ngon khi ngửi thử sẽ có mùi thơm đặc trưng của thịt, mùi này không gây khó chịu, không có mùi tanh hôi hăng mũi.

– Dùng tay ấn thử vào miếng thịt thấy thịt đàn hồi tốt, sau khi rút tay về thịt trở lại hình dáng ban đầu, trên mặt thịt không tồn tại vết lõm là thịt tươi ngon.

– Tránh chọn mua những miếng thịt đã bị nhão, chảy nhớt, có mùi tanh ôi, hôi thiu khó chịu vì đó là dấu hiệu của những miếng thịt không đảm bảo chất lượng và có thể đã bị nhiễm bệnh.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *